Loay hoay dẹp nạn “móc túi” khách du lịch
Sau khi Báo ANTĐ đăng bài: “Không ngủ ở phố Tây”, phản ánh tình trạng lộn xộn ở khu phố cổ, nơi tập trung đông khách du lịch nước ngoài, chúng tôi tiếp tục có mặt tại những nơi được coi là “điểm nóng” bán hàng rong để ghi nhận thực trạng này.
Bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách nước ngoài tại phố Tạ Hiện
Tiếng dữ đồn xa
Đi vào những cửa hàng nằm san sát trên phố Hàng Gai, 2 vị khách nước ngoài người Scotland khó chịu ra mặt khi người thanh niên đánh giày lẽo đẽo đeo bám họ, dù họ đã nói: “No, thanks!” hàng chục lần. Chưa hết, anh ta còn cúi xuống đánh giày mà không cần quan tâm khách có đồng ý hay không. Cuối cùng để giải thoát khỏi sự đeo bám này, 2 vị khách đã đưa anh ta 50.000 đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên, những người bán hàng rong, đánh giày… thường tụ tập xung quanh khu vực hồ Gươm, các khu phố cổ. “Đồ nghề” hoạt động của họ là chiếc túi xách hoặc chiếc làn nhỏ để dễ dàng tránh cơ quan chức năng. “Tôi thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh những người bán hàng rong chặt chém du khách đang làm mất đi hình ảnh đẹp của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Cách đây 2 tuần, 1 vị khách nước ngoài đã than phiền với tôi rằng anh ấy đã phải trả 200.000 đồng để đánh một đôi giày ở khu vực gần hồ Gươm. Chính bởi lẽ đó mà nhiều khách du lịch nước ngoài đã một đi không trở lại”, anh Nguyễn Thành Long, hướng dẫn viên một công ty du lịch trên phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm chia sẻ.
Video đang HOT
Một chiêu móc tiền khác thường gặp ở phố cổ Hà Nội là những người bán trái cây rong ruổi trên các con phố. Họ đặt quang gánh lên vai khách du lịch và bắt họ trả lệ phí chụp ảnh. Nếu du khách từ chối, họ sẽ bị ép phải mua những túi trái cây với giá cắt cổ. Thậm chí, một số người bán hàng quạt mát cho du khách, sau đó gây áp lực để họ mua hàng. Nếu khách du lịch không chịu mua gì, họ yêu cầu khách phải trả… tiền công quạt mát. Nhiều người cho rằng vì đồng tiền mà những người bán hàng đang hạ thấp đạo đức và văn hóa của người Việt, làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
Mới đây tờ TTR Weekly của Thái Lan đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: “Những bàn tay tàng hình ở phố cổ Hà Nội”, phản ánh tình trạng du khách bị những người hàng rong móc túi. Cũng theo nội dung bài báo, do rào cản ngôn ngữ, nhiều du khách nước ngoài đã bị những người bán hàng rong “khôn ngoan” móc túi những khoản tiền lớn bằng nhiều cách thức khác nhau.
Bài báo cũng nêu ra các mánh lới phổ biến của những người bán hàng rong ở phố cổ để du khách nước ngoài cảnh giác khi đến Hà Nội: “Những người bán hàng rong sẽ đặt một thứ gì đó vào tay du khách và nằng nặc yêu cầu khách phải mua. Trong trường hợp này, bạn hãy nói không và bước đi dứt khoát thay vì chần chừ khi mua bán họ sẽ chộp lấy một nắm tiền “vừa đủ” hoặc chọn tờ tiền mệnh giá lớn nhất khi du khách đang loay hoay đếm tiền và chuồn êm…”. So với những hình thức kể trên thì những đối tượng móc túi đội lốt hàng rong là mối nguy hiểm thực sự với du khách. Những đối tượng này giả làm người bán một mặt hàng gì đó, rồi tiếp cận du khách để mời chào. Nếu bị từ chối, một trong hai tên sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của khách để tên kia lợi dụng sơ hở móc tiền hoặc các vật dụng giá trị trong túi, ba lô của du khách.
Phải xử lý hình sự
Bà Nguyễn Thu Hương, Giám đốc Công ty TNHH du lịch và dịch vụ SaPa thừa nhận: “Du khách thường phàn nàn rằng ở Hà Nội có quá nhiều “cái bẫy”. Tôi không hiểu du khách sẽ nghĩ gì khi nhận ra mình bị lừa. Họ đến Việt Nam vì mong muốn tìm hiểu về văn hoá, lịch sử đất nước và con người Việt Nam. Và như vậy họ sẽ quảng bá cho ngành Du lịch Việt Nam điều gì nếu chỉ thấy sự lộn xộn”.
Từ lâu, khu vực hồ Gươm luôn là điểm thu hút du khách trong nước và ngoài nước. Với đặc thù không gian mở, nên trong nội quy được niêm yết tại 10 điểm xung quanh hồ có quy định “cấm bán hàng rong”. Tuy nhiên, nơi đây những người bán hàng rong vẫn có thể qua lại. Được biết, thời gian vừa qua, Ban quản lý khu vực hồ Gươm cùng các cơ quan chức năng đã bắt được một số đối tượng đeo bám khách du lịch.
Hiện việc xử lý các đối tượng chèo kéo, chặt chém khách du lịch được áp dụng theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Qua đó mức xử phạt cho các đối tượng vi phạm là 150.000 đồng. Tuy nhiên kể cả đối tượng vi phạm nhiều lần, CAP chỉ có thể yêu cầu các đối tượng này viết cam kết, rồi lại phải thả ra. Luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, để giải quyết triệt để vấn nạn này nên có có chế tài mạnh hơn nữa đối với những đối tượng có hành vi chèo kéo, chặt chém, lừa đảo,… khách du lịch. Thậm chí, đối tượng vi phạm nhiều lần, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Có như vậy mới xóa sổ được vấn nạn này…”.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm đã có văn bản yêu cầu CAQ chỉ đạo các đội nghiệp vụ và CA các phường phối hợp với BQL khu vực hồ Gươm, UBND các phường kiểm tra và xử lý kiên quyết, dứt điểm theo quy định của pháp luật các trường hợp người bán hàng rong đeo bám, “chặt chém” và tình trạng trộm cắp, móc túi khách du lịch, đồng thời bố trí lực lượng duy trì thường xuyên.
Mặt khác, Chủ tịch UBND các phường chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp bán hàng rong, quán cóc trên các tuyến phố, khu vực các di tích lịch sử, vườn hoa, khu vực công cộng trên địa bàn các phường. Xử lý kiên quyết vi phạm và duy trì lực lượng đảm bảo trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước UBND quận nếu để tình trạng vi phạm tái diễn.
Theo ANTD
Hàng rong chiếm cả lòng đường
Thời gian gần đây, đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn trước Công viên Lê Thị Riêng (giáp ranh giữa quận 10 và quận 3 - TPHCM) có rất nhiều người buôn bán hàng rong hoạt động nhộn nhịp.
Họ bày bán nhiều mặt hàng, từ bánh tráng trộn, nước mía, trái cây, xôi, bánh mì... đến quần áo, giày dép khách mua chính là những người đi đường vãng lai. Không chỉ chiếm cả lề đường dành cho người đi bộ, nhiều lúc họ còn tràn xuống cả lòng đường, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông (ảnh). Vào giờ cao điểm, nơi này thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc nhưng những người buôn bán hàng rong vẫn vô tư để xe dưới lòng đường, mặc người qua lại.
Điều đáng nói là khi cơ quan chức năng bên quận 10 đi kiểm tra, những người này lại đẩy xe qua phía quận 3 tiếp tục buôn bán và ngược lại. Lực lượng chức năng đành... nhìn theo rồi bỏ đi. Tại sao 2 địa phương không phối hợp để xử lý dứt điểm tình trạng này?.
Theo Baomoi
"Đạo tặc" đội lốt hàng rong Hỏi xong mà không mua thể nào "thượng đế" cũng bị mắng tới tấp, thậm chí "đốt vía". Nếu như ai đó nhỡ miệng hỏi người bán hàng rong mà không mua, lập tức họ nhận được những lời mắng nhiếc, doạ nạt. Đó là chuyện "thường ngày ở huyện" tại các bến xe khách trong thành phố Hà Nội. Tại bến xe...