Loay hoay chống ngập
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết kế hoạch xóa, giảm ngập năm 2014 là hoàn thành 6/11 điểm và hiện đã hoàn thành 1 điểm, dự kiến trong 4 tháng cuối năm khó có khả năng hoàn thành 5 điểm còn lại.
Đường Tân Hóa, quận 6, TP HCM ngập nặng sau cơn mưa chiều 1/10.
Hầu hết các công trình chống ngập trên địa bàn TP.HCM được xây dựng cách đây 10-20 năm với hệ thống thoát nước rất hạn chế. Trong khi đó, theo thiết kế quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước của TP đến năm 2020, đối với tuyến cống cấp 3 chỉ đáp ứng được lượng mưa 75,88 mm trong 3 giờ (tuyến cống cấp 2 là 85,36 mm và kênh, rạch chính cấp 1 là 95,91 mm; đỉnh triều là 1,32 m).
Vượt tần suất thiết kế
Trận mưa chiều 6-9 có lưu lượng 100 mm/giờ và lưu lượng lớn nhất sau trận mưa là 122,3 mm/giờ (trạm Cầu Bông, quận Bình Thạnh) khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TP ngập nặng. Trong tương lai, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa trên địa bàn sẽ ngày càng cao và kéo dài, vượt qua tần suất thiết kế của các công trình chống ngập.
Theo TS.Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (ĐHQG TP HCM), hiện tượng mưa với lưu lượng lớn ngày càng tăng. So với trước đây, lưu lượng mưa trung bình chỉ đạt 60-70 mm/giờ nhưng hiện nay đã đạt 100-120 mm/giờ. Trên thực tế, TP.HCM đã có những trận mưa đạt 145 mm và trong tương lai sẽ có những trận mưa lên đến 150 mm/giờ, thậm chí cao hơn.
Video đang HOT
“Hiện tượng mưa nhiều và có lưu lượng lớn như hiện nay gây khó khăn cho việc thiết kế, lựa chọn tần suất của các dự án đang sử dụng số liệu cũ” – TS Phi nhận định và cho biết hiện TP.HCM có nhiều dự án chống ngập lạc hậu và quá tải, nguyên nhân chính là do lưu lượng mưa ngày càng cao hơn so với thiết kế đang sử dụng. Ngoài ra, đỉnh triều cũng tăng cao theo từng năm gây khó khăn cho việc chống ngập. Trong khi đó, hệ thống thoát nước còn thiếu quá nhiều và phần lớn có tiết diện nhỏ, chỉ đáp ứng cho đô thị 2,5 triệu dân trong khi TP hiện đã có hơn 10 triệu dân. Riêng ở khu vực nội thành, hệ thống thoát nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 100 km2 trong khi diện tích đô thị hóa đã lên trên 600 km2.
“Với nguồn vốn đầu tư cho các công trình chống ngập còn hạn chế như hiện nay, thay vì dàn trải, TP chỉ nên xây dựng các công trình chống ngập ở những khu vực thường xuyên bị ngập, gây thiệt hại nặng” – TS Phi kiến nghị.
Nhiều dự án lớn “trùm mền”
Dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 với tổng số vốn ban đầu hơn 11.531 tỷ đồng, được đánh giá là sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng cho TP và các tỉnh lân cận. Thế nhưng, sau nhiều năm thực hiện, đến nay, dự án vẫn còn ngổn ngang do thiếu vốn, vướng mặt bằng. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên cũng đang được xây dựng với tiến độ “rùa”.
Trước đó, một dự án khác cũng được Chính phủ phê duyệt, chủ yếu tập trung vào việc giải quyết tiêu thoát nước do mưa và xử lý nước thải cho vùng nội thành, đã triển khai từ năm 2003 và hiện cũng đang “trùm mền” do nhiều nguyên nhân. Ngoài ra, dự án ngăn triều trên sông Soài Rạp nhằm khép kín hoặc khép kín một phần sông Đồng Nai, bảo vệ TP.HCM thoát khỏi nguy cơ ngập do triều cường cũng chưa được thực hiện vì nhiều ứng dụng không còn khả thi hoặc phát huy tác dụng không cao.
Theo GS-TS.Nguyễn Tất Đắc, Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM), vấn đề ngập ở TP.HCM rất cấp bách và để giải quyết thì cần có giải pháp đồng bộ.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết kế hoạch xóa, giảm ngập năm 2014 là hoàn thành 6/11 điểm và hiện đã hoàn thành một điểm, dự kiến trong 4 tháng cuối năm khó có khả năng hoàn thành 5 điểm còn lại.
Chống chỗ này, ngập chỗ kia
Vừa qua, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP.HCM đã giám sát về tiến độ thực hiện dự án xây dựng hệ thống thoát nước trên địa bàn quận 6, quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn giai đoạn 2014-2015. Tại buổi làm việc vào ngày 2/10, UBND quận Bình Thạnh cho biết trước đây trên địa bàn có 113 điểm ngập, từ năm 2011 đến nay đã xóa được 88 điểm nhưng lại phát sinh 8 điểm mới mà nặng nhất là khu vực các hẻm hai bên đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Cảnh… Ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách, đặt câu hỏi tại sao chống ngập mà lại xuất hiện thêm điểm ngập mới. Từ đó, yêu cầu lãnh đạo quận Bình Thạnh cùng Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước của TP tìm giải pháp chống ngập mang tính đồng bộ chứ không thể chống chỗ này gây ngập chỗ khác. Trước đó, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách, cũng yêu cầu Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát xứ lý, không để người dân bức xúc vì ngập.
Theo nhiều nhà khoa học, việc chống ngập trên địa bàn TP.HCM phải được thực hiện lâu dài và dứt khoát, phụ thuộc vào tính bền vững của quy hoạch vì khi quy hoạch thay đổi thì giải pháp chống ngập cũng thay đổi theo.
Theo Người Lao Động
Tiền tỷ chôn theo hầm bộ hành
Hà Nội hiện có hơn 20 hầm đi bộ với 14 hầm đã đưa vào sử dụng. Tuy vậy, kể từ khi đưa vào vận hành đến nay, hầu hết các hầm đều không phát huy tác dụng, gây lãng phí và búc xúc trong nhân dân.
Hầm đường bộ tiền tỷ thành cống thoát nước
Thống kê của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy, toàn địa bàn TP Hà Nội hiện có 17 hầm đi bộ (H1-H17) tại dự án xây dựng đường Vành đai III giai đoạn I đoạn Mai Dịch-Pháp Vân do Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, và đã bàn giao 14 hầm cho Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội quản lý và khai thác. Bốn hầm đi bộ (H1-H4) ở dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn chưa thể bàn giao do vẫn còn dang dở.
Tuy nhiên, kể từ khi đưa vào vận hành số hầm đi bộ trên gần như không phát huy hiệu quả. Không ít hầm bỏ không, là nơi tập kết hàng hóa, rác thải, khu trú ngụ của các đối tượng xã hội... Tỷ lệ người tham gia giao thông sử dụng hầm bộ hành rất ít. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hầm bộ hành H15 dù đã được bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng không vận hành, khai thác, cửa luôn trong tình trạng khóa. Xung quanh khu vực cửa hầm cỏ mọc um tùm, rác thải, vật liệu xây dựng ngập ngụa. Hay, hầm đường bộ trên đường Khuất Duy Tiến, kể từ khi hoàn thiện đến nay chưa thể hoạt động và trong tình trạng khóa trái cửa và bị ngập nước. Do không có sự quản lý, nên khu vực cửa hầm trở thành nhà vệ sinh công cộng và nơi xả rác của người dân.
Theo nhận định của Thanh tra Bộ GTVT, các hầm đi bộ chưa được bàn giao đồng loạt để đơn vị quản lý, khai thác do việc thi công kéo dài (chậm tiến độ), nhà thầu thi công không tổ chức bảo vệ, bơm hút nước, dọn vệ sinh khu vực công trình đang thi công. Một số vị trí vỉa hè trước cửa đường hầm bị phá hỏng do các công trình thi công lân cận gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Còn theo đại diện Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, với kinh phí 3-7 tỷ đồng/hầm. Đến nay, nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sử dụng vì thủ tục hoặc hạ tầng chưa xong. Cả hệ thống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệu quả.
Tuy vậy, Thanh tra Bộ GTVT kiến nghị xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban QLDA, đơn vị thi công để chậm tiến độ, không bảo quản tốt công trình, gây phản cảm trong dư luận. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan khẩn trương thi công, hoàn thiện 4 hầm (H1, H2, H3, H4) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, 3 hầm còn lại thuộc trách nhiệm của Ban QLDA Thăng Long, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng.
Theo ANTD
Mưa xối xả, phố Hà Nội thành sông Sau cơn mưa xối xả vào tối ngày 18.6, nhiều tuyến phố ở Hà Nội thành sông, các phương tiện bì bõm lội nước lại tái diễn. Các tuyến phố như Phạm Văn Đồng, Núi Trúc, Phan Văn Trường... đều rơi vào tình trạng ngập úng cục bộ. Tại khu vực phố Phan Văn Trường, mưa lớn khiến nước trên phố dâng cao...