Loạt xe ô tô có thiết kế như tàu vũ trụ
Những mẫu xe dưới đây đều có vẻ ngoài lạ mắt và dường như được lấy cảm hứng từ không gian vũ trụ.
Tại Geneva Motor Show năm 1970, Ferrari đã ra mắt mẫu concept 512S Modulo do kĩ sư Paoplo Martin tại xưởng thiết kế lừng danh nước Ý Pininfarina thiết kế.
Lấy cảm hứng từ chiếc đĩa bay trong những bộ phim viễn tưởng thời đó, chiếc xe như đến từ tương lai với cabin 2 chỗ ngồi, không có cửa, xe có hình dáng rộng và mỏng dẹt như đĩa bay.
Thực ra, mẫu concept Ferrari 512S Modulo ra đời chỉ nhằm mục đích khảo sát thị hiếu của khách hàng.
Ferrari 512S Modulo
Thân xe rộng và dẹt, các vòm bánh xe che hơn 1/2 chiều cao bánh xe và phần mui xe, không có cửa mà kính chắn gió trượt ra phía trước để mở là những điểm nhấn ấn tượng trên mẫu concept độc đáo này.
Chiếc 512S Modulo được trang bị động cơ V12 dung tích 5.0 lít, sản sinh công suất 550 mã lực – một con số cực kì ấn tượng vào thời điểm những năm 1970.
“Siêu đĩa bay” có vận tốc đáng kinh ngạc
“Siêu đĩa bay” có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 3,1 giây và tốc độ tối đa 354 km/h. So với những chiếc Ferrari hiện đại như 488 GTB, 512S Modulo có vận tốc tối đa nhanh hơn 24 km/h và chỉ chịu thua 0,1 giây khi tăng tốc 0-100 km/h.
Mercedes-Benz Biome
Được thiết kế tại Carlsbad, phòng thiết kế Advanced Design ở California, BIOME là sự kết hợp các ý tưởng khác nhau về phương tiện giao thông bền vững trong tương lai.
Mercedes-Benz Biome
Video đang HOT
Mẫu concept BIOME 4 chỗ này ngắn hơn so với C-Class, rộng hơn GL và thấp hơn SLK. Nó được bọc bằng một thân vỏ sợi đặc biệt giúp giảm trọng lượng đáng kể nên chiếc xe chỉ nặng 394kg (bằng 1/4 xe thông thường).
Điểm đặc biệt nhất của mẫu xe này là nhiên liệu sử dụng. Nhiên liệu của BIOME được tạo ra từ liên kết hoá học lỏng gọi là BioNectar4534, được chuyển hóa từ thực vật có cơ quan thu năng lượng mặt trời và biến nó thành nhiên liệu thân thiện môi trường, sản phẩm phụ của quá trình chuyển hoá này là oxy.
Mẫu xe 3 bánh khí động học Aptera 2e có hình dáng rất đặc biệt, trông giống như một con tàu vũ trụ. Với giá 25.000 USD, Aptera 2e có đủ chỗ cho hai người ngồi, khoang hành lý rộng rãi. Xe có 3 bánh, hai bánh phía trước và một bố trí phía sau.
Aptera 2e
Với thiết kế hợp lý, trọng tâm của xe được hạ thấp cộng với bề ngang khá rộng, nên xe luôn bám đường. Tốc độ tối đa của xe chỉ đạt 137 km /giờ.
Mẫu concept đẹp mắt này đã được thiết kế bởi Giorgetto Giugiario, người nổi tiếng với những thiết kế xe concept phi thường nhưng hiếm khi trở thành xe thương mại. Nó đã được chế tạo trong vai trò một mẫu xe trưng bày cho Triển lãm Ô tô Turin 1971.
Do chỉ để trưng bày, chiếc xe không có động cơ hoặc bất cứ phụ tùng cần thiết nào ngoại trừ bộ lốp.
Siêu xe Maserati Boomerang 1972 với vẻ đẹp độc đáo
Nhưng với đường nét thiết kế lạ mắt và hướng tới một tương lai xa, mọi người tham gia triển lãm năm đó đã nhanh chóng bị Maserati Boomerang thu hút.
Chiếc xe này là sự kết hợp của những cạnh sắc và hình nêm mà đã trở thành một nét đặc trưng trên các mẫu xe thể thao nổi tiếng trong suốt thập kỷ đó. Sự thực rằng các cánh cửa của Boomerang có thể nhìn xuyên qua đồng nghĩa bạn cũng phải trông thật bảnh bao khi đưa xe đi lượn vài vòng – nhưng nó cũng có thể là một ưu điểm để phô trương nội thất bên trong.
Trong năm 2015, Maserati Boomerang đã được bán đấu giá lên tới 3,7 triệu USD. Những chiếc ghế bọc da màu tối của xe thật lộng lẫy và là một điểm đáng giá của riêng chúng.
Được phát triển bởi một nhóm sinh viên nghiên cứu của Đại học Keio ở Tokyo, Eliica ra mắt vào năm 2004. Sự đặc biệt của Eliica đến từ việc xe có thiết kế 8 bánh, đều có kích thước nhỏ hơn các bánh xe tiêu chuẩn. Mỗi bánh xe này đều được gắn động cơ điện công suất 80 mã lực, cho tổng công suất lên tới 640 mã lực.
Eliica 2004 là chiếc xe chạy bằng pin
Mẫu xe ý tưởng có 8 bánh ra mắt lần đầu tiên tại Tokyo hơn một thập kỷ trước. Cùng với vẻ ngoài tương lai, chiếc ô tô này đã đi trước thời đại khi chạy bằng pin. Xe có khả năng đạt tốc độ tối đa khoảng 370 km /giờ. Chiếc xe đã được cựu Thủ tướng Nhật Bản cho chạy thử vào năm 2005.
Mang biệt danh “Car of Tomorrow” (Chiếc xe của tương lai), phong cách thiết kế lấy cảm hứng từ kiến trúc hải quân, tổng thể chiếc xe như một chiếc thuyền máy quân sự.
Phantom Corsair được trang bị động cơ Cord V8 siêu nạp, cho công suất 192 mã lực. Chiếc xe có thể đạt tốc độ tối đa gần 200 km/h.
Phantom Corsair 1938 có biệt danh là chiếc xe của tương lai
Chiếc coupe này có đường nét đi trước thời đại, đầu xe với các khe hút gió được cắt dưới cản trước kết hợp với hai bộ tản nhiệt Lincoln Zephyr. Cửa sổ hai bên được uốn cong khác lạ, kính chắn gió phía trước khoang lái mang thiết kế của chiếc ca-nô. Đặc biệt, xe không có gương chiếu hậu, nên việc di chuyển làn và dừng đỗ sẽ rất khó khăn.
Không gian nội thất chiếc xe rộng đến mức có thể chứa 6 người ngồi, mặc dù đường mui phía sau vuốt xuống thấp như đuôi của một chiếc du thuyền. Khu vực bảng điều khiển, cụm đồng hồ hiển thị có thiết kế khác thường theo phong cách của các thiết bị cabin máy bay.
Khoang nội thất bên trong Phantom Corsair 1938
Các tính năng độc đáo trên Phantom Corsair bao gồm: cửa ra vào bằng nút bấm tự động, kiểm soát nhiệt độ ổn định, cửa sổ an toàn, cản thủy lực, hệ thống “chống va chạm” bằng đệm dày và lớp cao su cách nhiệt trong nội thất.
Ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS hiện nay được cung cấp khá rộng rãi trên toàn bộ các dòng xe hơi. TCS được trang bị nhằm làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu.
Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì?
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) trên xe ô tô là một trong 3 công nghệ an toàn của hệ thống phanh. Hệ thống này còn có các tên gọi khác như ASR, DSC, TRC.
TCS có vai trò giúp xe bám đường ở mức tối đa và chống trơn trượt khi xe di chuyển ở địa hình xấu hay trong thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, đường bùn trơn.
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) trên xe ô tô là một trong 3 công nghệ an toàn của hệ thống phanh
Ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo
Ưu điểm
Một trong những lợi thế quan trọng nhất của hệ thống TCS là làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu. Cụ thể hơn, hệ thống này giúp chủ xe có thể kiểm soát tốt hơn trong các tình huống khắc nghiệt như mưa tuyết hoặc đường trơn trượt.
Hơn thế nữa, không giống với một số công nghệ an toàn hay tiện ích khác trên ô tô, việc cài đặt hệ thống TCS khá dễ dàng. Hầu hết các ô tô hiện nay đều được trang bị phanh ABS và hệ thống TCS.
Tuy nhiên, chủ xe vẫn cần lái xe cẩn thận và không chủ quan, mặc dù đã có cài đặt hệ thống chống trượt trên xe.
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS hiện nay được cung cấp khá là rộng rãi trên toàn bộ các dòng xe hơi
Nhược điểm
Do sự tiện lợi của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, ô tô được lắp đặt công nghệ mới nhất này thường có giá cao hơn những ô tô khác. Ngoài ra, hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận điện tử khác nhau. Và chắc chắn những bộ phận này sẽ trở nên kém hiệu quả hay hư hỏng theo thời gian, còn sửa chữa chúng thì khá tốn kém. Cuối cùng, vấn đề với TCS chỉ là nó không phù hợp với tài chính của một số chủ xe.
Ngoài ra, không phải lái xe nào cũng thích TCS, một số người muốn tự kiểm soát, điều khiển chiếc xe hơn là phụ thuộc vào hệ thống chống trượt. Ví dụ, các tay lái sẽ không thể thực hiện được các pha drift vì hệ thống TSC sẽ ngăn cho việc trượt bánh xảy ra.
Một số lưu ý khi sử dụng
Đèn báo trượt xe nhấp nháy đôi khi không chỉ để thông báo về sự vận hành của hệ thống TCS, mà còn có thể báo lỗi ở một số bộ phận liện quan. Cụ thể, nếu đèn báo trượt vẫn bật sáng mặc dù xe đã đi qua đoạn đường trơn trượt, hệ thống phanh ABS có thế đã gặp trục trặc hay cảm biến trọng lực trên bánh xe đã hỏng.
Vì vậy, khi gặp trường hợp này, chủ xe cần kiểm tra các bộ phận liên quan đề phòng hỏng hóc thì cần được sửa chữa ngay, đảm bảo sự an toàn khi lái xe.
Phủ Ceramic ô tô mang lại những lợi ích gì? Phủ Ceramic ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ màu sơn luôn bền đẹp, sáng bóng, không bị trầy xước do tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là môi trường và các chất ăn mòn. Phủ Ceramic là gì? Trước tiên, chúng ta cần hiểu phủ ceramic là phủ lên bề mặt sơn xe, vỏ...