Loạt vụ sát hại mèo dã man liên tiếp gây rúng động thành phố ở Nhật Bản
Nhiều chuyên gia cảnh báo trong tâm trí một số người, hành vi ngược đãi động vật có thể đóng vai trò là cửa ngõ dẫn đến những tội ác thậm chí còn ghê gớm hơn.
Một chủ vườn thú đối mặt với án phạt nặng do ngược đãi động vật Đăng video đốt chó lên Snapchat, hai thiếu nữ bị điều tra vì ngược đãi động vật
Cảnh sát điều tra một sân trường tiểu học ở thành phố Saitama, gần Tokyo, nơi xác một con mèo được tìm thấy vào cuối tháng 2. Ảnh: Kyodo News
Vụ việc đầu tiên được phát hiện khi một người phụ nữ tìm thấy đầu và chân bị cắt rời của một con mèo đốm nâu ở bờ sông Arakawa, thành phố Saitama ( Nhật Bản). Vài ngày sau, cảnh sát tin rằng phần còn lại của con mèo được tìm thấy trong khuôn viên của một trường tiểu học.
Trong vòng 10 ngày cuối tháng 2, người dân thành phố đã phát hiện thêm hai xác con mèo khác bị cắt xẻo ở cánh đồng và bên đường.
Video đang HOT
Những hành động khủng khiếp này có thể không có mối liên hệ với các vụ có nạn nhân là người song chúng vẫn khiến người dân thành phố lo sợ. Vụ việc khiến nhiều người liên tưởng đến một kẻ hành hạ, giết hại và đăng những đoạn video bạo lực đó lên mạng cách đây mấy năm ở Saitama. Hắn ta đã bị bắt giữ và đang ngồi tù. Vụ việc cũng làm dấy lên nỗi ám ảnh những vụ sát hại trẻ em ở thành phố Kobe vào những năm 1990. Một cậu bé 14 tuổi có tiền sử thực hiện các hành vi tàn ác với động vật đã giết chết hai đứa trẻ, 10 và 11 tuổi, và làm bị thương ba người khác. Vụ việc cũng xảy ra vào thời điểm mà các trường học trong khu vực tăng cường cảnh giác. Đầu tuần này, một giáo viên tại một trường trung học cơ sở ở Toda đã bị một học sinh đâm, khiến cả trường phải sơ tán.
Theo đài NHK Nhật Bản, các trường học địa phương đã yêu cầu giáo viên đưa trẻ em về tận nhà và khuyên các em nên đi bộ theo nhóm đông. Cảnh sát cũng tăng cường tuần tra trong khu vực.
Một phát ngôn viên của sở cảnh sát Saitama cho biết họ đã tiến hành các cuộc điều tra về hành vi ngược đãi động vật và đang xem xét liệu các vụ giết mèo có liên quan với nhau hay không.
Giết hại hoặc làm bị thương động vật ở Nhật Bản là một tội ác, có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc phạt khoảng 5 triệu yên (36.600 USD).
Trước loạt vụ việc dã man, nhiều chuyên gia cảnh báo trong tâm trí một số người, hành vi ngược đãi động vật có thể đóng vai trò là cửa ngõ dẫn đến những tội ác thậm chí còn ghê sợ hơn.
Kenji Omata, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Surugadai, nói với đài NHK: “Thông thường, những kẻ phạm tội muốn che giấu hành vi và sự tàn độc của mình, nhưng việc dám thể hiện chúng như này có thể là một hình thức thể hiện bản thân của những kẻ bất ổn tâm lý”.
Giáo sư Omata đã đề cập hành vi lạm dụng động vật trong vụ án giết người hàng loạt ở trẻ em ở thành phố Kobe.
“Tôi rất lo lắng về việc những vụ việc tương tự sẽ tiếp diễn trong bao lâu và liệu mọi người có gặp nguy hiểm hay không”, ông Omata lo ngại.
Trong khi đó, Kim J. McCoy – luật sư thành lập Tổ chức Bảo vệ và Luật Động vật Hong Kong – cảnh báo một số trường hợp đối xử tàn nhẫn với động vật đã dẫn đến những hành vi phạm tội nghiêm trọng hơn đối với con người.
“Có bằng chứng thực nghiệm chứng minh mối tương quan trực tiếp giữa những kẻ lạm dụng động vật và những kẻ phạm tội bạo lực hơn đối với con người”, ông Kim kết luận.
Người dân Nhật Bản có thể bỏ khẩu trang khi ở ngoài trời nếu đảm bảo giãn cách
Ngày 11/5, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno khẳng định việc đeo khẩu trang khi ở ngoài trời là không cần thiết miễn là đảm bảo giãn cách xã hội.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, ông Matsuno nói: "Chúng tôi khuyến nghị người dân bỏ khẩu trang khi ở ngoài trời miễn là duy trì khoảng cách đủ lớn, nhất là vào những ngày có nhiệt độ và độ ẩm cao".
Hãng tin Kyodo dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Matsuno cho biết các chuyên gia lưu ý rằng cần tránh hành vi có nguy cơ cao như nói chuyện với người trong khoảng cách gần mà không đeo khẩu trang.
Việc đeo khẩu trang đúng cách là cần thiết nếu bạn không thể duy trì khoảng cách đủ lớn với người khác ở ngoài trời và đang nói chuyện với họ. Ngoài ra, quan chức này cũng cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục rà soát các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong lúc vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tham vấn với các chuyên gia y tế.
Trong thời gian gần đây, dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lắng dịu ở Nhật Bản. Vì thế, chính phủ nước này đang xem xét việc nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới bằng với các nước khác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Bên cạnh đó, Nhật Bản có thể sẽ mở cửa cho các du khách nước ngoài tới nước này vào đầu tháng 6. Trước Nhật Bản, nhiều nước trên thế giới đã nới lỏng hoặc dỡ bỏ quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường sau khi đạt được những tiến bộ trong việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Nhật Bản sẽ từng bước dừng nhập khẩu dầu của Nga Trong một phát biểu sau hội nghị trực tuyến của các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào đêm 8/5 (theo giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tuyên bố nước này sẽ cấm nhập khẩu dầu từ Nga về nguyên tắc. Bể chứa dầu tại nhà máy khai thác dầu...