Loạt ứng xử kém tinh tế đánh mất mối quan hệ trong mùa cưới hỏi
Đôi khi đám cưới không còn là ngày vui nữa mà lại thành lý do làm mất lòng cô dâu chú rể lẫn khách mời.
Chú rể gửi ảnh thiệp mời qua Facebook, không nói thêm lời nào
Sau khi học xong cấp 3, Gia Kiệt (28 tuổi) ra nước ngoài học tập và làm việc. Thỉnh thoảng có thời gian, Kiệt cũng về nước thăm gia đình, bạn bè thân thiết nhưng hiếm khi tham gia các cuộc họp lớp với bạn học cũ. Dẫu vậy bạn cũ vẫn nhiệt tình gửi thiệp cưới online đến anh chàng.
Thời gian đầu, vì ngại nên Gia Kiệt nhờ mọi người gửi hộ hoặc chuyển khoản cho cô dâu chú rể. Lâu dần Kiệt thấy khó chịu vì tự dưng mất một khoản chi tiêu (dù nhỏ) cho việc không nằm trong tính toán. Ngược lại anh chàng cũng không có ý định mời cưới những người bạn này nên đã quyết định bơ luôn tin nhắn.
Tương tự như Gia Kiệt, Minh Anh (27 tuổi) cũng có nhiều lần được bạn cũ mời cưới. Hầu hết trong số đó, cô đều gửi tiền mừng vì dù gì cũng từng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong những ngày tháng đi học.
Bỗng một ngày nọ, Minh Anh nhận được tin nhắn mời cưới từ một người bạn cấp 3. Kể từ ngày ra trường – tức là 9 năm trôi qua, số lần nói chuyện của cô và người này chỉ đếm không hết một bàn tay. Điều đáng nói là người bạn chỉ gửi vỏn vẹn bức ảnh tấm thiệp, không đầu không cuối, không nói thêm một câu nào khác. Quá sốc vì màn mời cưới “kiệm lời” này, Minh Anh quyết định “đã xem” và không gửi tiền mừng nữa.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Lộ tẩy chuyện vờ nhập viện để không đến đám cưới
Người ta có một câu thế này: “Trong nhóm bạn (hoặc 2 đứa bạn) chơi với nhau, ai cưới sau thì người đó thiệt”. Nghe thì có vẻ đùa nhưng thật ra đây là kinh nghiệm được rút ra từ những câu chuyện hoàn toàn có thật trong thực tế.
Không bàn thiệt – hơn về tiền mừng cưới, nhiều người chỉ cảm thấy chạnh lòng khi mình không ngại vất vả đi đám cưới bạn, đến khi mình cưới thì bạn làm ngơ. Người từng trải qua tình huống này là Mai Linh (Hà Nội).
Chuyện là trước đây, khi một người bạn khá thân thiết làm đám cưới, Linh không chỉ xuất hiện với tư cách bạn bè mà còn đi bê tráp, làm phụ dâu,… Ấy thế mà khi cô về nhà chồng, người bạn đó lại chẳng mấy mặn mà. Người này viện đủ mọi lý do rồi đến ngày cưới thì gửi 1 chiếc ảnh đang truyền nước và bảo ốm nên không đi được.
Sự thật lại không phải như vậy. Người bạn đó không ốm, vẫn đăng story lên Facebook bình thường nhưng lại chặn Mai Linh để cô không xem được. Thậm chí đến một câu chúc mừng cũng không có nên Linh đã quyết định kết thúc tình bạn từ đây.
(Ảnh: Pinterest)
Bị cô gái từng đi bê tráp đòi chuyển khoản tiền mừng cưới
Trớ trêu nhất nhì phải kể đến tình huống của Hoàng Vân. Vào một ngày đẹp trời, cô nhận được tin nhắn đòi chuyển khoản của người bạn “hơi” quen trên Facebook. Người này gửi số tài khoản và nhờ chuyển tiền mừng cưới, với lý do trước đây đã tham dự đám cưới của Vân, bây giờ cô không đi ăn cưới lại thì phải chuyển khoản.
Lúc này, Hoàng Vân không khỏi hoang mang vì người đòi tiền này chỉ là thành viên đội bưng tráp cưới của cô trước đây, không hẳn thân quen gì. Hồi đó theo thói quen xã giao, Vân cũng mời người này đến nhà hàng ăn tiệc và sau 4 năm không liên lạc, cô gái bê tráp khi ấy lại bắt chuyển tiền. Thậm chí người này còn đăng lên trang cá nhân đề nghị những người mà mình đã từng đi đám cưới nhớ chuyển tiền mừng lại.
Khi biết mình là người được nhắc đến như vậy, Vân chỉ biết thở dài ngao ngán. Cô nhấn mạnh rằng ngoài lần bê tráp ra, cả 2 không có mối quan hệ nào khác, không chơi cùng hay quen biết gì. Về việc mừng cưới 200 nghìn, Vân không hề thúc ép hay mời cưới mà do cô gái chủ động. Khá ấm ức nhưng cuối cùng Vân vẫn chuyển khoản 200 nghìn cho cô gái bê tráp nọ.
Tạm kết
Đám cưới là ngày trọng đại của đời người nên luôn có rất nhiều vấn đề phải lo lắng và mỗi người lại có cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên suy cho cùng đây vẫn là ngày vui của cô dâu chú rể cũng như người được dự đám cưới. Vì vậy đừng để những chuyện không đâu trong ngày này gây khó xử, thậm chí làm sứt mẻ mối quan hệ của 2 bên nhé!
Đêm tân hôn tôi khiếp sợ với màn "kiểm tra" của nhà chồng, nhất là anh trai anh
Tôi nên làm gì khi đêm tân hôn bị nhà chồng "hành" tơi bời, những lời nói của anh cả khiến tôi nghĩ lại vẫn sởn da gà.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình trọng lễ nghĩa nên bố mẹ tôi giáo dục tôi rất nghiêm khắc. Bố mẹ luôn muốn tôi làm theo sự sắp xếp của họ từ việc chọn trường học Đại học, ra làm ở đâu hay định hướng lấy một người chồng thế nào. Trước đây tôi tính nhút nhát, bố mẹ bảo sao nghe vậy. Nhưng sau khi ra trường 2 năm tôi đã chán ngán với cuộc sống hiện tại. Tôi bỏ công việc ổn định với đồng lương ít ỏi bố mẹ đã chạy vạy xin cho tôi vào làm.
Làm phật lòng bố mẹ, tôi và họ đã rất căng thẳng. Tôi đi học nghề làm tóc theo sở thích của mình rồi vay mượn mở một tiệm nho nhỏ. Giờ đây họ lại rất khó chịu khi nhắc về tôi, đặc biệt khi tôi cương quyết lấy Nam làm chồng. Một người đàn ông mà theo bố mẹ tôi chẳng được cái nước gì, không đáng làm con rể.
Bố mẹ tôi muốn tôi cưới một người có địa vị xã hội, gia đình có kinh tế. Còn Nam thì khác, anh chỉ là một nhân viên văn phòng với đồng lương ít ỏi, bố mẹ thì không có của ăn của để. Vì yêu, muốn sống cuộc đời của mình tôi cứ cố chấp mà cưới. Thế nhưng đêm tân hôn, lấy về tôi mới sốc, mới sợ nhà chồng.
Đám cưới của chúng tôi tổ chức đơn giản, không khoa trương nhưng khách nhà Nam đông lắm, tới tận 90 mâm liền. Cỗ bàn ở quê đôi chút rườm rà nhưng vui và đầm ấm, việc gì cũng cùng nhau làm. Cả ngày cưới mệt rã rời, tôi và Nam muốn nghỉ ngơi, tận hưởng không gian riêng mà hơn 20 tiếng đập cửa phòng như cháy nhà khiến tôi hoảng sợ.
Trước cửa phòng là bố mẹ, anh cả, chị và em chồng. Mọi người bảo vợ chồng tôi mang hòm tiền mừng cưới ra phòng khách bóc, kiểm tra rồi còn tính toán. Mới về làm dâu tôi chưa dám ý kiến gì, còn Nam thì gạt đi bảo mai tính sau nhưng cả nhà nằng nặc đòi kiểm phong bì hôm nay vì mai anh cũng bận, có việc riêng.
Ngồi kiểm từng chiếc phong bì, không phải 1 lần mà 2 - 3 lần, 2 - 3 người kiểm. Tôi khó hiểu vì hành động này, chẳng lẽ người trong nhà không tin nhau sao mà phải kiểm tra nhiều lần thế. Xong xuôi, anh cả thẳng thừng tuyên bố: "Khách của ai người ấy lấy tiền, khách, dòng họ của bố mẹ thì con giữ cho. Tiền cỗ bàn thì vợ chồng chú tự lo". Á khẩu trước lời nói của anh chồng, tôi thấy sợ vì tự nhiên bị chia tiền mừng cưới rồi nhà chồng lại bắt vợ chồng tôi lo toàn bộ chi phí đám cưới.
Không thể im lặng hay hiền mãi khi chồng không nói gì, tôi bật lại: "Anh nói vậy thì tiền lo đám cưới chia đều, đâu phải có khách của vợ chồng em!". Tôi vừa nói dứt câu, vợ chồng anh cả đã nói tôi hỗn, chưa gì đã lên mặt với nhà chồng. Chị dâu thì lẩm bẩm: "Không mang được chỉ vàng hồi môn nào về đòi hỏi gì". Chồng thì cứ khuyên tôi thôi đừng chấp nữa vì anh chị rất nóng tính, cứ nghe theo sự sắp xếp của gia đình đi.
Kết hôn tự nhiên phải lo một khoản nợ to đùng, tôi không thể chịu được. Hai cô con gái của mẹ nhận tiền cưới của mình rồi về, mặc kệ tôi bị đối xử bất công, bố mẹ chồng thì hiền, sợ con trai cả nên chẳng dám nói gì.
Thực sự tôi thấy sợ nhà chồng, việc gì liên quan đến tiền nong anh cả cũng nhận phần có lợi về mình, đẩy cái khổ, cái khó cho em trai. Bố mẹ tôi mà biết chuyện này nữa họ sẽ giận tôi thế nào. Tôi nên làm gì khi đêm tân hôn bị nhà chồng "hành" tơi bời, những lời nói của anh cả khiến tôi nghĩ lại vẫn sởn da gà.
(hongnhung...@gmail.com)
Sau đám cưới, chồng bất ngờ đề nghị mang hết số vàng được tặng trả lại cho bố mẹ hai bên Tôi dự định bán số vàng được tặng trong đám cưới đi để gửi tiết kiệm cùng với 30 triệu tiền mừng cưới. Thế nhưng chồng không đồng ý, anh ấy muốn trả lại số vàng cưới cho bố mẹ hai bên. Vào ngày cưới, tôi được bố mẹ hai bên cho tổng cộng là 4 cây vàng. Tôi dự định bán số...