Loạt tướng tá biên phòng, cảnh sát biển nhận hối lộ bảo kê buôn lậu xăng dầu
Viện Kiểm sát quân sự T.Ư truy tố ra tòa án quân sự 14 người liên quan đường dây buôn lậu xăng dầu ở phía Nam, trong đó có nhiều tướng, tá biên phòng, cảnh sát biển, bị truy tố tội nhận hối lộ.
Cựu đại tá cảnh sát biển hùn vốn buôn lậu xăng dầu
Viện Kiểm sát quân sự T.Ư vừa ban hành cáo trạng truy tố 14 bị can trong vụ án “buôn lậu”, “nhận hối lộ”, “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” và “không tố giác tội phạm” liên quan đường dây buôn lậu xăng, làm xăng giả số lượng lớn tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam do bị can Phan Thanh Hữu (65 tuổi, giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cầm đầu.
Phan Thanh Hữu (phải) cùng đồng phạm trong vụ án buôn lậu, làm giả 200 triệu lít xăng dầu tại TP.HCM và các tỉnh phía nam. Ảnh CÔNG AN ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Theo cáo trạng, năm 2019, sau khi quen biết, Đào Ngọc Viễn (54 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng, cùng Phan Thanh Hữu nhiều lần rủ cựu đại tá Phùng Danh Thoại, khi đó là Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, tham gia góp vốn kinh doanh xăng dầu. Viễn đề nghị Thoại góp 5 tỉ đồng để làm vốn mua hàng, lợi nhuận được chia vài tỉ đồng/năm.
Vì lợi nhuận thu được rất lớn, Thoại “không làm chủ được bản thân” nên đồng ý góp vốn với Viễn, Hữu tổ chức buôn lậu xăng từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ và ăn chia theo tỉ lệ 60 – 40. Nhóm của Hữu, cùng 1 đối tượng khác chưa xác định lai lịch là Trọng “dầu” hưởng 40%. Nhóm của Viễn, Thoại và Phạm Hùng Cường (56 tuổi, trú tại TP.Hải Phòng) hưởng 60%. Tổng số vốn là 53,4 tỉ đồng.
Kết quả điều tra xác định, nhóm Hữu, Trọng “dầu”, Viễn, Cường và Thoại buôn lậu hơn 198,7 triệu lít xăng RON 95-III với tổng trị giá là gần 2.800 tỉ đồng. Trong đó, nhóm Hữu hưởng lợi 105 tỉ đồng còn nhóm Viễn, Cường, Thoại hưởng lợi 157 tỉ đồng.
Sau khi góp vốn, cựu đại tá Phùng Danh Thoại đã được Viễn chia lợi nhuận từ việc buôn lậu 16 lần với tổng số tiền 18,3 tỉ đồng. Việc nhận tiền được tiến hành trực tiếp bằng tiền mặt tại quán cà phê gần công ty của Viễn.
Viện Kiểm sát quân sự T.Ư truy tố cựu đại tá Phùng Danh Thoại tội buôn lậu.
Liên quan tới vụ việc này, tháng 2.2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức bắt giữ, triệt phá đường dây buôn lậu xăng, làm xăng giả số lượng lớn tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, do Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn và đồng phạm cầm đầu; đã khởi tố 75 bị can với nhiều tội danh, trong đó khởi tố Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn về tội buôn lậu.
Nhận tiền hối lộ hàng tháng để giúp đỡ buôn lậu
Để việc buôn lậu xăng dầu trót lọt, nhóm Phan Thanh Hữu thống nhất phải chi hối lộ hàng tháng cho một số cá nhân thuộc lực lượng hải quan, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, cảnh sát giao thông từ lợi nhuận thu được do buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng.
Cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Ảnh BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG KIÊN GIANG
Tháng 9.2019, Phan Thanh Hữu nhờ Nguyễn Thế Anh (49 tuổi, cựu đại tá, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, khi đó được biệt phái sang giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) giúp đỡ buôn lậu xăng dầu sang Campuchia để kiếm lời và được Nguyễn Thế Anh đồng ý.
Theo thỏa thuận mỗi tháng Hữu sẽ chi cho Nguyễn Thế Anh số tiền 30.000 USD và 100 triệu đồng. Từ tháng 10.2019 – 2.2020, Phan Thanh Hữu đã chi cho Nguyễn Thế Anh 150.000 USD và 500 triệu đồng.
Đến đầu năm 2020, Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên Hữu hẹn gặp Nguyễn Thế Anh tại khách sạn REX (trước đây tên là khách sạn Bến Thành), ở đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Tại cuộc gặp, Nguyễn Thế Anh yêu cầu Hữu phải chi cho cấp trên và một số lực lượng khác với tổng số tiền hằng tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng. Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho Nguyễn Thế Anh từ tháng 3.2020 – 8.2020, tổng cộng 360.000 USD và 5,7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 8.2020, Hữu biết Nguyễn Thế Anh chuyển về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9.2020 – 1.2021, mỗi tháng Hữu chỉ chi cho Nguyễn Thế Anh 10.000 USD.
Tổng số tiền Nguyễn Thế Anh nhận hối lộ từ Hữu để giúp đỡ cho hành động buôn lậu là 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng.
Trong toàn bộ các lần nhận tiền hối lộ, Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền từ Phan Thanh Hữu, mà giao cho Nguyễn Văn An (33 tuổi, quê Thanh Hoá, trú tại TP.HCM), là em con chú ruột của Nguyễn Thế Anh đi nhận.
Trong thời gian từ tháng 10.2019 – 1.2021, Nguyễn Văn An đã 16 lần nhận tiền của Phan Thanh Hữu mang về cho Nguyễn Thế Anh.
Sau khi Phan Thanh Hữu bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt tạm giam để điều tra vào, Nguyễn Thế Anh gọi điện thoại cho Nguyễn Văn An tìm cách trốn đi lánh nạn một thời gian. An vượt biên trốn sang Lào nhưng sau đó bị công an địa phương bắt và giao cho phía Việt Nam.
Viện Kiểm sát quân sự T.Ư đề nghị truy tố Nguyễn Thế Anh tội nhận hối lộ theo điểm a, khoản 4, Điều 354 bộ luật Hình sự (nhận hối lộ từ 1 tỉ đồng trở lên) và tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.
Hai tướng cảnh sát biển nhận hối lộ để bảo kê buôn lậu
Cựu thiếu tướng Lê Văn Minh. Ảnh CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Ngoài Nguyễn Thế Anh, Viện kiểm sát Quân sự T.Ư cũng truy tố 7 bị can khác cùng về tội nhận hối lộ theo điểm a, khoản 4, Điều 354 bộ luật Hình sự (nhận hối lộ từ 1 tỉ đồng trở lên), trong đó có Lê Văn Minh (cựu thiếu tướng, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4).
Cáo trạng cho hay, khi tiếp nhận xăng nhập lậu từ Singapore đưa về vùng biển Việt Nam, Phan Thanh Hữu đều liên lạc, gọi điện, nhắn tin báo cho Lê Văn Minh biết để Minh giúp đỡ, bảo kê, không bị kiểm tra bắt giữ.
Hàng tháng, Hữu chi tiền để hối lộ cho Lê Văn Minh trực tiếp hoặc thông qua vợ, con của Minh tổng số tiền là 6,9 tỉ đồng.
Tương tự, Lê Xuân Thanh, cựu thiếu tướng, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, cũng bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát quân sự T.Ư còn truy tố 4 bị can khác cùng về tội nhận hối lộ quy định tại điểm c, đ, khoản 2, Điều 354 bộ luật Hình sự (nhận hối lộ từ 100 – 500 triệu đồng, gây thiệt hại từ 1 – 3 tỉ đồng).
Theo dự kiến, ngày 12.7, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo trong vụ buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài và không tố giác tội phạm.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 12 – 14.7) tại Tòa án quân sự thủ đô Hà Nội, do thẩm phán, thượng tá Nguyễn Hồng Phong làm chủ tọa.
Nhức nhối lừa bán lao động qua Campuchia: Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm
Sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài điều tra Nhức nhối lừa bán lao động qua Campuchia, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với trung tướng Trần Ngọc Hà (ảnh), Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an, xung quanh vấn đề này.
Trung tướng Trần Ngọc Hà cho biết: Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp bị lừa qua Campuchia làm việc và xảy ra ở nhiều địa phương. Vụ việc này, Bộ Công an đã nắm được tình hình từ sớm, đồng thời C02 kết hợp với nhiều đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, địa phương... đã giải cứu các nạn nhân và bắt giữ những đối tượng có liên quan. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, mở cửa đi lại giữa các nước thì đã phát hiện tình trạng lừa bán lao động qua Campuchia nên Bộ Công an nắm được và chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, đặc biệt là công an các tỉnh biên giới giáp Campuchia, triển khai rất nhiều giải pháp, như đưa lên truyền thông đại chúng các ấn phẩm thông tin tuyên truyền thủ đoạn phạm tội. Song do nhu cầu tìm kiếm việc làm, các nạn nhân đa số còn trẻ và tay nghề không cao nhưng muốn có thu nhập cao nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ.
Qua một số nạn nhân được giải cứu về, có thể xác định nạn nhân sang đó không được làm việc như hứa hẹn, còn bị ép gọi điện về lôi kéo thêm người. Mặc dù biết làm vậy là sai phạm nhưng lỡ chân nên phải chờ thời gian để được giải cứu hoặc tự tìm đường về. Bộ Công an đã có kế hoạch và giải pháp kết hợp với các đơn vị để tuyên truyền trong mấy tuần vừa qua rất mạnh. C02 cũng đã nhận được những thông tin tích cực.
Chị L.H (ngụ Cần Thơ) mừng rỡ khi đón cháu trai mới được chuộc từ Campuchia về Việt Nam. Ảnh GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Cuộc gọi cầu cứu của thiếu niên 15 tuổi bị lừa bán sang Campuchia
Về giải pháp cơ bản, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an có những khuyến cáo gì ?
Trung tướng Trần Ngọc Hà: Quan trọng nhất là tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông để các bạn trẻ nhận thức được ở trong nước các điều kiện kinh tế, đời sống những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ nâng cao lên rất nhiều. Đối với một số nước xung quanh, để kiếm được một công việc làm có thu nhập cao như VN là rất khó. Cho nên phải hết sức cân nhắc với lời mời "việc nhàn, lương cao". Chỉ đồng ý đi khi có những người thân quen thật sự tin tưởng giới thiệu và cảm thấy phù hợp với trình độ, tay nghề của mình. Phải biết rõ mình sang đấy làm gì, có phù hợp với tay nghề, năng lực, điều kiện của mình không? Không nên tin vào những lời hứa hẹn.
Triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn
Hiện Công an tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn nạn lừa "việc nhẹ lương cao" qua mạng xã hội, đồng thời hỗ trợ thông tin và điều tra làm rõ những nội dung người dân tố cáo bị lừa đảo. Trung tá Đinh Văn Sơn, Phó trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, cho biết tội phạm công nghệ cao hiện là vấn đề nhức nhối, khi chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã ghi nhận thông tin trình báo của 43 nạn nhân. Tổng số tiền thiệt hại lên tới trên 26 tỉ đồng. Hiện nay, đơn vị đã ghi nhận thêm thủ đoạn mới là lừa xuất khẩu lao động sang Campuchia với mức lương 800 - 1.000 USD/tháng.
Tình trạng trên xảy ra ở nhiều tỉnh thành. Liệu đây là hành động đơn lẻ hay có những đường dây, tổ chức nào vận hành?
Tình trạng này xảy ra từ trong nội địa đến các tỉnh giáp ranh với Campuchia. Đối tượng đa số là người nước ngoài, sử dụng mạng xã hội, hướng dẫn người VN tự đi đến các địa điểm như bến xe, gần biên giới và sẽ có người đưa sang Campuchia hoặc các nước lân cận. Bộ Công an cũng đã rà soát, chỉ đạo xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, chung tay phòng chống tội phạm từ các lực lượng quản lý biên giới: biên phòng, cảnh sát biển, đồng thời hợp tác quốc tế với các nước liên quan vì yếu tố tội phạm này có tính chất xuyên biên giới.
Trước đây, Báo Thanh Niên từng ghi nhận, phản ánh một số vụ đưa người VN sang Trung Quốc làm "nô lệ tình dục". Bây giờ lại xuất hiện tình trạng lừa bán lao động sang Campuchia... Để không xảy ra tình trạng bị bán sang các nước khác, bị hành hạ, làm việc bất hợp pháp, thì cần biện pháp nào mạnh hơn trong hợp tác quốc tế, thưa ông?
Lần này, lãnh đạo Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan đến đơn vị nghiệp vụ hợp tác quốc tế, vừa chặn nguồn tội phạm tại Campuchia vừa ngăn tội phạm của VN sang Campuchia.
Nhức nhối lừa bán lao động qua Campuchia: "Miếng phô mai miễn phí" trên cái bẫy
Tuyệt đối không tin và làm theo lời dụ dỗ
Trả lời PV Thanh Niên về thực trạng lao động ở ĐBSCL bị lừa xuất khẩu lao động sang Campuchia, sau đó đòi tiền chuộc, ông Bùi Minh Túy, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bạc Liêu, cho biết qua rà soát trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này không có trường hợp nào. Tuy nhiên, theo ông Túy, để cảnh báo và ngăn chặn tình trạng lao động bị lừa đảo như trên, tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động đến từng hộ dân. Khuyến cáo người dân xuất khẩu lao động phải đi theo đường chính ngạch, tức là được chính quyền địa phương, doanh nghiệp, Sở LĐ-TB-XH trực tiếp tư vấn, tổ chức. Tuyệt đối không tin, không nghe, không làm theo lời dụ dỗ của các đối tượng mà mình không quen biết.
Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH Bạc Liêu, trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh có hơn 10 vụ mua bán người sang nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Trong đó, hầu hết nạn nhân là phụ nữ trẻ, khi sang nước ngoài bị bóc lột sức lao động hoặc làm vợ cho những người đàn ông không bình thường, bị bạo hành dã man.
Theo ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, thời gian qua Sở đã có văn bản gửi các địa phương trong tỉnh yêu cầu tuyên truyền cho người dân đi làm việc ở nước ngoài phải đi bằng con đường chính thức, phải thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp được Sở cấp phép. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp người dân bị dụ dỗ với lời hứa thu nhập hấp dẫn. Sở sẽ tiếp tục tuyên truyền, dẫn chứng cho bà con thấy nhiều trường hợp bị lừa ở nhiều tỉnh thành, chứ không riêng tỉnh Cà Mau.
Giấu 32kg ma túy trong can nhựa giả là mật ong rừng Ngày 7/7, Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an; Cảnh sát biển; Bộ đội Biên phòng và Cục Hải quan tỉnh Bình Phước triệt phá đường dây tổ chức vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước....