Loạt tượng đá bí ẩn khiến các nhà khoa học đặt ra giả thuyết: Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?
Cách đây 76 năm, 33 nghìn bức tượng đất nung được tìm thấy tại Mexico, vốn được coi là bằng chứng tiêu biểu cho giả thuyết khủng long từng chung sống cùng loài người thời tiền sử.
Phần lớn các nhà cổ sinh vật học và địa chất học đều cho rằng khủng long tồn tại trong khoảng thời gian từ 220 triệu cho tới 65 triệu năm trước. Trong khi đó, loài người cổ đại Homo Sapiens được tuyên bố xuất hiện trong khoảng 200 nghìn năm trước. Điều này cho thấy khủng long và con người không thể chung sống trong cùng một thời đại.
Tuy vậy, quá trình khám phá các di chỉ khảo cổ lại phát hiện ra nhiều bằng chứng phủ nhận quan điểm trên. Những bức tượng Acambaro tại Mexico là một trong những ví dụ như vậy.
Một phần trong số 33 nghìn bức tượng Acambaro.
Bộ sưu tầm gồm 33 nghìn bức tượng
Tháng 7 năm 1944, Waldemar Julsrud, một thương gia người Đức tình cờ vấp phải một bức tượng hình thù khủng long khi đang trên đường đến một ngọn núi thuộc thành phố Acambaro (Mexico). Vốn là một nhà sưu tập cổ vật, Julsrud ngay lập tức nhận ra điểm kỳ lạ của bức tượng này.
Julsrud sau đó đã huy động nhân công để tiến hành một cuộc tìm kiếm và đào bới qui mô lớn xung quanh khu vực phát hiện ra bức tượng.
Nỗ lực này giúp nhóm người Julsrud khai quật được tới 33 nghìn bức tượng khác. Các bức tượng được nung từ đất sét và phần lớn mang hình thù của những sinh vật cổ đại. Hơn thế, nhiều bức tượng còn mô tả hình ảnh chung sống của con người và khủng long.
Các bức tượng mang hình thú các loài khủng long.
Bộ sưu tầm của Julsrud ngay lập tức tạo nên sự hứng thú đối với giới nghiên cứu khảo cổ. Chỉ riêng về số lượng và sự đa dạng, tập hợp tượng Acambaro đã được xem như một trong những bộ sưu tập có giá trị nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Luận điểm nghi ngờ
Bộ tượng đất nung Acambaro là một bằng chứng khiến những người ủng hộ quan điểm khủng long đã tuyệt chủng từ cách đây 65 triệu năm phải cảm thấy bối rối. Nếu tin tưởng vào bằng chứng nơi các bức tượng, điều này đồng nghĩa với việc lịch sử loài người sẽ phải viết lại. Do đó, các quan điểm nghi ngờ đều tập trung chứng minh bộ sưu tầm Acambaro là những hiện vật khảo cổ giả.
Năm 1956, nhà khảo cổ người Mỹ Charles Di Peso lên đường sang Mexico nhằm xác nhận tính thật giả của các bức tượng Acambaro. Sau quá trình phân tích, Di Peso nhận định các bức tượng có vẻ không giống với các cổ vật có niên đại lâu đời.
Các bức tượng bị nghi ngờ bởi chúng vẫn giữ được chất lượng khá tốt.
Theo Di Peso, hầu hết các bức tượng không bị hư hại đáng kể. Lượng bụi bám trong các kẽ nứt không nhiều. Di Peso đưa ra phỏng đoán ban đầu rằng các bức tượng chỉ mới được chôn dưới đất trong khoảng 10 năm trước khi được phát hiện vào năm 1944.
Để bổ sung cho công bố, Di Peso đặt thêm một nghi ngờ. Ông cho rằng khu vực Acambaro tồn tại rất ít các hóa thạch khủng long. Nếu con người sống tại Acambaro tạo ra các bức tượng, họ sẽ lấy hình ảnh tham khảo từ đâu nếu khu vực này không có dấu hiệu tồn tại của nhiều loài khủng long.
Di Peso cho rằng ắt hẳn đã có một gia đình tại Acambaro đã tạo nên các bức tượng đất nung dựa trên hình ảnh các quái vật tiền sử được miêu tả trong những cuốn sách sinh vật có tại bảo tàng tự nhiên.
Bộ sưu tầm Acambaro còn có cả những bức tượng của những sinh vật biển được cho là đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước.
Bác bỏ công bố của Di Peso
Những người phủ nhận công bố của Charles Di Peso vô cùng đông đảo. Áp lực này khiến Di Peso phải tiến hành thêm những phân tích dựa trên thử nghiệm hóa học.
Đợt phân tích thứ hai, chính Di Peso phải thừa nhận rằng ông chưa thể xác định được chính xác thời điểm tạo ra các bức tượng. Từ con số phỏng đoán 10 năm trước năm 1944, Di Peso đưa ra thay đổi với ước chừng niên đại của bộ tượng Acambaro rơi vào khoảng 200 năm tuổi.
Không chỉ riêng Di Peso, nhiều nghiên cứu phủ nhận khác cũng không thể đứng vững được trước các quan điểm phản biện. Một lập luận mạnh mẽ ủng hộ cho giả thuyết khủng long và con người cùng tồn tại, cũng như tính giá trị của bộ tượng Acambaro được công bố vào năm 1992.
Đây là năm mà giới sinh vật học công bố bản đồ giải phẫu tuyến gai của loài khủng long Sauropod. Trong khi đó, một bức tượng Acambaro từ năm 1944 đã mô tả chính xác hình dáng và tuyến gai của loài khủng long này.
Không hề đơn giản để suy luận ra được bản đồ giải phẫu tuyến gai của loài Sauropod.
Điều này đặt ra một loạt câu hỏi: Phải chăng con người cổ đại đã từng tận mắt nhìn thấy khủng long? Làm thế nào mà họ có khả năng mô tả chúng theo cách chính xác mà không cần tới các kiến thức suy luận về giải phẫu học?
Bên cạnh đó, xung quanh khu vực Acambaro không hề ghi nhận một gia đình nào có truyền thống làm đồ đất nung. Để tạo ra 33 nghìn bức tượng phải cần tới một xưởng gốm gồm hàng trăm công nhân hoạt động trong nhiều năm. Rõ ràng một xưởng gốm lớn như vậy sẽ có tiếng tăm trong lịch sử văn hóa của thành phố Acambaro.
3 bức tượng này miêu tả hình ảnh con người thuần hóa khủng long. Một số khác lại miêu tả cảnh khủng long đang làm hại con người.
Thêm nữa, một xưởng gốm sẽ không sản xuất số lượng lớn sản phẩm chỉ để tiêu khiển. Nếu sản xuất, họ sẽ làm theo đơn đặt hàng của một ai đó. Nếu có người bỏ tiền cho bộ sưu tầm đồ sộ 33 nghìn bức tượng, người đó ắt sẽ không chôn vùi kho tàng quí giá này tại khu vực vùng núi hẻo lánh vào thời điểm đầu thập kỷ 1900 (thời điểm sản xuất các bức tượng theo quan điểm của những người nghi ngờ).
Chính bởi chưa thể chứng minh được tính thật giả của tượng Acambaro nên đến nay, bộ sưu tầm 33 nghìn bức tượng được mặc nhiên nhìn nhận như một trong những bí ẩn thú vị nhất của ngành khảo cổ thế giới.
Tham khảo từ Wikipedia và Ancient-Origin
Theo trí thức trẻ
Bạn có biết: loài khủng long nhỏ nhất thế giới kích thước chỉ 5 cm
Các nhà khoa học phát hiện cá thể khủng long siêu nhỏ chỉ khoảng 5cm còn khá nguyên vẹn bên trong miếng hổ phách 100 triệu năm trước.
Hình ảnh khôi phục về loài khủng long siêu nhỏ Oculudentavis khaungraae ăn côn trùng
Theo tờ Fox news, khủng long giống chim được tìm thấy bên trong miếng hổ phách có tên khoa học là Oculudentavis Khaungraae.
Các nhà khoa học công bố trong bài báo đăng tên tạp chí khoa học Nature cho biết khủng long này khả năng sống ở Myanmar 100 triệu năm trước.
Trong miếng hổ phách, sinh vật khoảng 5cm được bảo quản khá nguyên vẹn, "trông giống như vừa mới chết hôm qua".
Được biết, sinh vật nhỏ bé đã chết trước khi nhựa cây rơi trúng và bao phủ phần đầu. Lars Schmitz, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Động vật có xương sống được bảo tồn trong miếng hổ phách là điều khá hiếm gặp. Nó cung cấp cho chúng ta cái nhìn về thế giới khủng long với kích thước nhỏ nhất".
Phần đầu khủng long Oculudentavis khaungraae mắc kẹt trong miếng hổ phách
Theo Lars Schmitz, các đặc điểm giải phẫu độc đáo của sinh vật chỉ ra đây là một trong những loài nhỏ nhất, cổ xưa nhất từng được tìm thấy.
Oculudentavis khaungraae có khả năng nặng khoảng 28 gram, ngang hàng với loài chim nhỏ nhất còn sống hiện nay là loài chim ruồi ong.
Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng người ta tin rằng loài khủng long lạ kỳ là động vật ăn thịt, ăn côn trùng.
Quan sát hình ảnh 3 chiều từ máy tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sinh vật có cánh, một đôi mắt lồi, tương tự như thằn lằn, mỏ có khoảng 30 răng.
Jingma O'Connor, nhà cổ sinh vật học, một trong những đồng tác giả nghiên cứu tiết lộ không rõ con khủng long có thể bay hay không.
Một mẫu sọ của cá thể trưởng thành bảo quản trong miếng hổ phách có thể là đại diện của loài khủng long Mesozoi nhỏ nhất từng được biết đến trong hồ sơ hóa thạch.
O'Connor cho biết: "Tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Đối với một nhà cổ sinh vật học, điều đó thật kỳ lạ. Tôi chưa bao giờ trông thấy bất cứ điều gì tương tự như vậy".
Phát hiện này mang đến cho các nhà nghiên cứu sự hiểu biết mới về cách tiến hóa ở chim, bao gồm cách chúng thu nhỏ kích thước trong quá trình tiến hóa.
Lars Schmitz giải thích: "Chưa từng tồn tại nhóm chim nào khác sở hữu hộp sọ nhỏ như vậy khi trưởng thành. Phát hiện này cho chúng ta thấy những hiểu biết trước đây chỉ là một phần về các loài động vật có xương sống nhỏ bé trong thời đại khủng long".
Hồi tháng 11/2019, các nhà khoa học phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất thế giới, Gnathovorax cabreirai, dài khoảng 100 mét. sinh sống ở miền nam Brazil, cách đây gần 230 triệu năm trước.
Theo các chuyên gia, một tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất tại nơi hiện là bán đảo Yucatan, Mexico, đã khiến loài khủng long bị xóa sổ khoảng 65 triệu năm trước.
Sự việc không chỉ quét sạch khủng long mà còn giết chết gần 75% tất cả các loài trên hành tinh.
Một nghiên cứu công bố vào tháng 9/2019 tiết lộ tác động của tiểu hành tinh tương đương sức mạnh của 10 tỷ quả bom nguyên tử .
Hoàng Dung (Lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Đã ghi được hình ảnh quái vật hồ Loch Ness trong huyền thoại nhờ đàn chim sáo biển Một nhiếp ảnh gia ở thành phố biển Brighton của Anh đã chụp được một hình ảnh đáng chú ý về đàn chim biển trông giống như sinh vật hồ Loch Ness trong huyền thoại. Hình ảnh về quái vật hồ Loch Ness từng được lưu truyền xưa kia Theo tờ Foxnews, Bill Brooks, một nhà hoạt động môi trường, đang tham quan...