Loạt trò chơi điện tử khiến người chơi cảm động đến rơi nước mắt
Những tựa game này lựa chọn con đường đi khác biệt và phức tạp hơn, khiến người chơi đau lòng, muốn khóc lóc như xem một bộ phim tình cảm bi kịch.
Mở đầu game, nhiều người chơi sẽ nghĩ rằng: “Ồ, đây lại là một game kiểu học đường nhí nhố.” Nhưng rồi ta sẽ nhanh chóng thay đổi suy nghĩ khi đối mặt với những tình huống trong game, ví như cô bạn Kate muốn tự sát và bản thân ta lại là người có thể đưa ra lựa chọn cứu cô ấy hay không. Cốt truyện trong “Life Is Strange” giống như một bộ phim truyền hình tâm lý dài tập, mỗi đoạn sẽ đưa người chơi tới một tình tiết thú vị khác nhau, và chính những lựa chọn của ta sẽ ảnh hưởng tới số phận của các nhân vật khác. Đây là một trong những game sẽ khiến ta trải qua đủ cảm xúc vui, buồn và băn khoăn về giá trị cuộc sống hiện tại.
2. That Dragon, Cancer
Được ra mắt hồi đầu năm 2016, “That Dragon, Cancer” là một câu chuyện đau lòng mang tính cá nhân cao. Nó được viết kịch bản và phát triển bởi một cặp vợ chồng với một người con trai bị chứng ung thư giai đoạn cuối. Trong qua trình trải nghiệm game, người chơi sẽ dành thời gian để tìm hiểu về những quy trình trị liệu y tế, các đoạn hội thoại phức tạp và một tình yêu không điều kiện mà nhân vật chính dành cho đứa con của mình. Đối với những nhà phát triển đã đặt cả trái tim của họ vào quá trình sản xuất và chia sẻ trải nghiệm cá nhân này với toàn thế giới, chúng ta cần cảm ơn họ thông qua những giọt nước mắt khi chơi.
3. Undertale
Đôi khi, bạn không cần phải đau buồn mới có thể khóc, bởi đôi khi chính những cử chi động viên đơn giản nhất lại khiến bạn “nức nở” không dứt. Trong “Undertale”, các lựa chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến cốt truyện game. Nếu bạn lựa chọn không giết một ai, nhân vật phụ Sans, một bộ xương đáng mến sẽ tỏ thái độ tích cực bằng những câu nói chân thành tình cảm. Có lẽ cuộc sống ngoài đời thực vốn thường lạnh nhạt với những game thủ tâm huyết, nên những lời khen, khuyến khích trong game luôn khiến họ cảm thấy an lòng.
Video đang HOT
4. To The Moon
“To The Moon” có bao hàm rất nhiều yếu tố phức tạp trong cốt truyện của nó như: cái chết, tình yêu phai mờ dần, kỷ ức mong manh hay cả sự tự kỷ. Tất cả đều được nhào nặn một cách hợp lí và dẫn đến một câu hỏi đơn giản: “Bạn sống một đời thế nào mà không có hối hận?” Ở thời điểm các bác sĩ cấy ghép nốt đoạn ký ức cuối cùng, cho phép Johnny tin rằng anh đã đi lên Mặt Trăng với người yêu River, chúng ta đều muốn phát khóc bởi sự dồn nén cảm xúc, và tự hỏi tính nhân văn, đạo đức của hành động đó.
5. The Walking Dead: Season One
Sự gắn kết kiểu “phụ tử” giữa Lee và Clementine trong câu chuyện vô cùng sâu lắng của hãng Telltale Games có cảm giác chân thực và đủ sức tác động để ta hiểu được sự khó khăn để nuôi dạy một ai đó trong bối cảnh thảm họa zombie chết chóc. Cho tới lúc ta đi đến cái kết, khi Lee bị cắn và Clementine phải giải thoát ông ấy khỏi sự đau đớn, chúng ta sẽ khóc không chỉ bởi tình huống éo lo đó. Chúng ta sẽ khóc bởi vừa được chứng kiến một hành trình phụ tử từ đầu cho tới kết, bởi Clementine giờ đây phải đối mặt với thế giới kinh hoàng một mình và bởi tựa game đã mang đến cho ta sự thấu cảm với các nhân vật.
6. Brothers: A Tale of Two Sons
Từ cảnh mở màn với hình ảnh một bé trai khóc thương người mẹ đã khuất, ta biết rằng đây là game có chứa đựng cái chết, sự u sầu và thăng hoa của linh hồn con người. Hai người hùng của chúng ta, Naiee và anh trai Naia, phải thu thập được nước từ “Tree of Life” để cứu người cha sắp qua đời của mình. Cơ chế điều khiển của “Brothers: A Tale of Two Sons” được thiết kế hết sức thông minh khi yêu cầu người chơi sử dụng hai cần điều khiển để di chuyển hai nhân vật tương ứng.
Tuy nhiên, khi Naia bị giết ngay trước chỗ “Tree of Life”, cần điều khiển sẽ ngừng hoạt động, khiến người chơi cũng như Naiee có cảm giác tuyệt vọng và đơn độc. Nhưng rồi linh hồn của người mẹ và Naia hiện ra, động viên Naiee tiếp tục hành trình của mình và khiến ta bật khóc vì sự toàn tụ giữa con người ở hai thế giới.
Người cha làm game về ranh giới của sự sống tặng con trai bị ung thư
Các nhân vật xuất hiện trong trò chơi này là những người tồn tại trong thế giới thực hoặc những người đã từng tồn tại.
Trò chơi vốn được nhiều người mệnh danh là nghệ thuật thứ 9. Nó không chỉ là công cụ làm hài lòng người chơi mà còn là vật trung gian để lưu giữ những cảm xúc của con người.
Trong lịch sử trò chơi, có một tựa game đã giành được nhiều giải thưởng khác nhau và được đánh giá là "trò chơi có ảnh hưởng nhất trong năm". Tên của trò chơi là That Dragon, Cancer (cũng có thể gọi với tên khác là Cancer Like a Dragon). Dưới đây là câu chuyện về nó.
Trò chơi có đồ họa và gamepplay khá đơn giản.
"Đây là nơi để tưởng nhớ Joel Green, con trai chúng tôi, cho những gì đã thuộc về quá khứ. Bạn có thể bớt chút thời gian xem Joel đã thay đổi cuộc sống của chúng tôi như thế nào được chứ?", Ryan Green bắt đầu kể về câu chuyện về cậu con trai của mình như thế.
Là một lập trình viên, đây là cách mà người cha thể hiện sự yêu thương dành cho cậu con trai đang phải vật lộn với ranh giới của sự sống và cái chết, khi căn bệnh ung thư quái ác khiến Joel phải chịu đựng những cơn đau mỗi ngày.
"Tôi nghĩ nó có thể đã thay đổi tôi theo một cách nào đó mà tôi vẫn chưa hiểu hết", biên tập viên của tạp chí Polygon đã dành sự đánh giá cho trò chơi này.
Chất lượng hình ảnh của That Dragon, Cancer thật sự không cao và lối chơi cũng khá đơn giản. Người chơi chỉ có thể đi theo cốt truyện, đến một địa điểm cụ thể, hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể và thỉnh thoảng giải mã câu đố. Trò chơi chủ yếu tập trung vào biểu hiện cảm xúc và không có quá nhiều trải nghiệm như những tựa game thông thường.
Các nhân vật xuất hiện trong trò chơi là những người tồn tại trong thế giới thực hoặc những người đã từng tồn tại. Cậu con thứ ba của Ryan Green (nhà sản xuất của trò chơi) được chẩn đoán bị ung thư não khi mới sinh, đây là một căn bệnh rất đáng sợ, bác sĩ nói rằng những đứa trẻ mắc bệnh này thường không thể sống được quá 4 tháng.
Sau khi chấp nhận thực tế, Ryan Green quyết định biến câu chuyện về đứa trẻ thành một trò chơi để khích lệ cậu con trai mắc bệnh ung thư và ghi lại quá trình trưởng thành của đứa trẻ. Đây là sự ra đời của That Dragon, Cancer. Trong game, màn chơi nào cũng chứa đựng tình yêu thương của cha mẹ, người chơi phải trải qua những cuộc chia tay sinh tử.
Khi Ryan Green làm game, anh ấy nói rằng đây không phải trò chơi giải trí. Là một lập trình viên, Ryan có thể đảm bảo rằng trò chơi thể hiện tốt nhất cảm xúc theo hướng dễ tiếp cận nhất.
"That Dragon, Cancer có lẽ là ví dụ tinh tế nhất về cách kể chuyện hấp dẫn mà tôi từng chứng kiến trong một trò chơi điện tử", Biên tập viên của Forbes nhận định.
Câu chuyện về cậu bé được chẩn đoán bị ung thư não từ khi sinh ra đã lấy đi nước mắt của nhiều người.
Còn người dùng Perma Chub lại cảm nhận được sự hi sinh của người cha khi nỗ lực giữ lại ký ức về cậu con trai, sự đồng cảm và chia sẻ cũng là điều mà nhiều người chơi nhìn thấy ở tựa game này.
Có lẽ hành động của Ryan Green đã đóng một vai trò nào đó. Đứa con trai tội nghiệp của anh, Joel, đã sống trong thực tế 4 năm. Trò chơi cũng giành được 7 giải thưởng trong năm 2016. Điều quan trọng nhất là câu chuyện về Joel nói riêng, cũng như những trẻ em khác bị rơi vào hoàn cảnh tương tự sẽ luôn được lưu trữ trong trò chơi.
Những siêu phẩm game cực kỳ cảm động, được tạo ra từ những câu chuyện có thật ngoài đời khiến nhiều người phải ngỡ ngàng Những câu chuyện đời thật cực kỳ ý nghĩa đã được xây dựng nên các siêu phẩm game nổi tiếng. Như người ta thường nói, nghệ thuật bắt chước cuộc sống. Nhưng thật không may, cuộc sống thực tế không chỉ có toàn là nắng và cầu vồng. Và một số sự kiện rùng rợn, bí ẩn và đau lòng nhất trong lịch...