Loạt thắc mắc phòng Covid-19 và giải đáp cùa bác sĩ mà ai cũng phải biết
Bác sĩ Leong Hoe Nam, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore đã trả lời những câu hỏi liên quan đến dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19.
Chúng ta nên hay không nên đeo khẩu trang?
Bác sĩ Leong Hoe Nam: Nếu bạn bị bệnh, bạn cần đeo khẩu trang để ngăn việc lây truyền bệnh sang cho người khác. Ngoài nhóm người bị bệnh ra, hai nhóm người cần đeo khẩu trang thường xuyên nhất trong thời điểm này là những người trên 65 tuổi và những người béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30. Họ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn những người khác. Đối với những người khỏe mạnh, bạn nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Thành thật mà nói, virus có thể truyền sang bạn bất cứ lúc nào nhưng nguy cơ không cao.
Làm sao để giữ an toàn cho bản thân khi đi xa?
Video đang HOT
Bác sỹ Leong Hoe Nam: Sự lây truyền virus có thể xảy ra thông qua hai cách: thông qua việc hít phải virus hoặc thông qua việc tiếp xúc với virus trên bề mặt. Vì vậy, nếu bạn phải đi đến một thành phố khác và buộc phải ngồi trên máy bay trong nhiều giờ, bạn cần đeo khẩu trang, sử dụng khăn lau và cồn để lau bàn, tay vịn, sau đó vứt khăn lau vào sọt rác để tránh vi khuẩn lây lan.
Đ âu là cách đeo khẩu trang đúng cách?
Bác sỹ Leong Hoe Nam: Đeo khẩu trang sai cách có thể gây hại cho bạn và dẫn tới lây lan virus. Bạn không nên kéo khẩu trang xuống cằm vì mặt nạ sẽ mang bụi bẩn, virus trở lại mũi hoặc miệng của bạn. Bạn cần rửa tay trước và sau khi đeo khẩu trang. Hãy đeo khẩu trang che đi vùng mũi đến tận cằm của bạn. Sau khi dùng khẩu trang, bạn có thể để nó vào trong một chiếc túi sạch và khóa lại và đeo lại một lần nữa. Bạn nên thêm gel hút ẩm vào túi để giữ khẩu trang luôn khô và giảm nguy cơ vi trùng phát triển trên mặt nạ. Khi không đeo khẩu trang nữa, bạn nên rửa tay thật, sạch, tháo khẩu trang mà tay không chạm vào bên trong, gấp khẩu trang, buộc lại bằng dây thun sau đó gói vào giấy lụa và vứt nó đi.
Một chiếc khẩu trang có thể đeo tối đa bao lâu?
Bác sỹ Leong Hoe Nam: Nếu khẩu trang khô, không bị rách, bạn có thể đeo nó trong vòng từ 6-12 giờ hoặc hơn. Tôi đã sử dụng một chiếc khẩu trang trong vòng 1-2 ngày, đôi khi cả nửa đầu của ngày thứ ba. Tái sử dụng khẩu trang cũng là tiết kiệm thêm một khẩu trang cho người đang cần nó.
Quỳnh Trang
Theo Asiaone/emdep
Cơ chế gây chết người do Covid-19
Nhiều người đặt câu hỏi: Cơ chế gây chết người do Covid-19 là như thế nào, tại sao nó lại có thể giết người nhiều như vậy?
Theo các chuyên gia y tế, thông thường, virus tấn công và giết chết các tế bào. Yếu tố quyết định tính nghiêm trọng của bệnh là tình trạng miễn dịch theo tuổi tác, giới tính, di truyền và bệnh lý tiềm ẩn. Tổn thương ban đầu do virus có thể gây ra phản ứng miễn dịch quá mạnh, thậm chí phản tác dụng.
Matthew Frieman, một chuyên gia về virus tại Trường Y, Đại học Maryland cho biết: "Điều đầu tiên xảy ra sau khi nhiễm virus là các tổn thương nguyên phát và sự tấn công ồ ạt của tế bào gây viêm. Tổn thương này lớn đến mức hệ miễn dịch của cơ thể hoàn toàn bị choáng ngợp, gây ra phản ứng mạnh hơn, giải phóng thêm nhiều tế bào miễn dịch, dẫn đến những tổn thương khác".
Virus covid -19 lây lan khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, các giọt dịch thể bắn vào trong không khí, phát tán virus một cách rộng rãi, khiến chúng dính lên các bề mặt. Người khỏe mạnh chạm vào và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Sau khi lây nhiễm, virus bắt đầu nhân lên trong tế bào đường hô hấp. Các chủng covid-19 gây cảm lạnh thông thường dễ dẫn đến viêm đường hô hấp trên. Theo giáo sư Frieman, nếu Covid-19 nhân lên nhanh chóng, trước khi cơ thể có cơ hội ngăn ngừa bằng phản ứng miễn dịch, hoặc nếu phản ứng miễn dịch xảy ra quá muộn, cơ thể không thể kiểm soát virus và bắt đầu trở nên rối loạn.
Vineet Menachery, một chuyên gia về virus tại cơ sở Y khoa Đại học Texas (Mỹ), đặt ra giả thiết, nCoV có cơ chế hoạt động tương tự SARS. Khi xâm nhập sâu vào phổi, nó có thể phá hủy phế nang - "túi đựng" oxy của cơ thể. Tổn thương gia tăng khiến mô phổi cứng lại. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm lượng oxy hiếm hoi đến các cơ quan khác. Thứ khiến cho chủng virus mới nguy hiểm là do bệnh nhân bị mất chức năng phổi, gây áp lực lên mọi cơ quan trong cơ thể bạn. Ở những bệnh nhân đã hồi phục, phản ứng của hệ thống miễn dịch thành công: giảm viêm và loại bỏ virus. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa rõ về kết quả lâu dài ở những người bệnh này. Có thể sau khi khỏi bệnh họ được bảo vệ bởi miễn dịch và sẽ không bị nhiễm lại. Họ có thể nhiễm lại với triệu chứng nhẹ hơn, mà thậm chí có thể không được bảo vệ gì hết.
L.P.
Theo daidoanket
Đừng bỏ quên điều này nếu muốn phòng dịch bệnh hiệu quả Hàng rào phòng thủ trước dịch Covid-19 tưởng vô cùng mạnh mẽ với khẩu trang, nước rửa tay,... nhưng thật ra vẫn chưa thể nào toàn diện khi bất kỳ ai cũng có thể vô tình tạo ra "lỗ hổng" giúp mầm bệnh xâm nhập vào chính ngôi nhà mình mỗi ngày! Ở nhà cả ngày vẫn chưa chắc an toàn! Trước những...