Loạt studio game lừng danh thế giới bay màu vì lựa chọn “đi vào lòng đất”
Hãy cùng nhìn lại các studio game lừng danh thế giới cuối cùng bị lụi tàn chỉ vì những chiến lược phát triển tệ hại.
Nhắc đến Lionhead Studios, người ta sẽ nhớ ngay đến Black and White, Fable hay Fable Legends. Được thành lập từ năm 1996, studio này được mua lại bởi Microsoft vào năm 2012. Các game ra mắt sau đó của Lionhead vẫn có tiếng vang về chuyên môn, nhưng khá đáng tiếc là chúng không bán được quá nhiều.
Đến năm 2016, Lionhead chính thức bị đóng cửa sau thất bại dự án đình đám Fable: Legends. Tiêu tốn tới 75 triệu USD mà không đạt kết quả tích cực, studio do Peter Molyneux thành lập đã phải nói lời chia tay với ngành công nghiệp game.
2. THQ
THQ là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp phương Tây, khi là đã cho ra đời rất nhiều tựa game đình đám Darksiders, Saint Rows, Red Faction, v.v… Đáng tiếc là trong khoảng thời gian những năm 2010, công ty này liên tục cho ra những sản phẩm tệ hại cùng doanh thu ế ẩm. Đến năm 2013, THQ phá sản và được mua lại bởi Nordic Games, qua đó đổi tên thành THQ Nordic.
3. Artoon
Artoon được lập ra vào năm 1999 và nổi danh trong cộng đồng yêu thích game bởi những sản phẩm chất lượng như Yoshi’s Island DS, Blue Dragon và The Last Story. Tuy nhiên, chỉ thế thôi thì vẫn còn là quá ít, khi Artoon không đem lại được quá nhiều doanh thu cho công ty mẹ. Đến năm 2010, AQ Interactive đã quyết định giải thể Artoon cùng feelplus và Cavia, rồi sát nhập các nhân sự chủ chốt vào công ty lớn.
4. Red Octane
Guitar Hero, siêu phẩm đình đám của kết hợp giữa âm nhạc và trò chơi điện tử với nhau, chính là 1 sản phẩm của Red Octane, qua đó biến họ trở thành 1 hiện tượng trong làng game. Đến năm 2006, Activision quyết định mua lại công ty này và phát triển dòng game Guitar Hero trở nên mạnh mẽ hơn nữa.
Dù vậy, quyết định này lại là 1 sai lầm lớn, khi Activision chỉ muốn vắt sữa và đưa ra đường lối khiến các nhân sự chủ chốt của Red Octane không hài lòng và từ bỏ studio này. Về sau, Guitar Hero mất đi sức hút với game thủ và chia tay chính thức với game thủ vào năm 2015.
5. Zipper Interactive
Zipper Interactive được thành lập từ năm 2015 và là cha đẻ của dòng game SOCOM U.S. Navy SEAL nổi tiếng trên PlayStation. Dù được đánh giá cao bởi giới chuyên môn, thế nhưng SOCOM chưa bao giờ có thể cạnh tranh được với những ông trùm trong dòng game bắn súng như Call of Duty và Battlefield. Đến năm 2012, studio này bị chính Sony đóng cửa dù vẫn còn được phát triển 2 tựa game mới cho PS4.
6. Pandemic Studios
Video đang HOT
Pandemic Studios được thành lập từ năm 1998, khi liên tục tạo ra những tựa game thành công như dòng game Star Wars: Battlefront hay Destroy All Humans. Với danh tiếng lừng lẫy là vậy, Pandemic được EA mua lại vào năm 2007 với kỳ vọng sẽ đạt tới tầm cao mới. Tuy nhiên, studio này đã phá sản chỉ sau 2 năm sau đó bởi xung đột nội bộ. Hầu hết các nhân viên của studio này đã chuyển tới các công ty khác trong ngành game như 343 Industries, Infinity Ward, Treyarch và Respawn Entertainment.
7. Clover Studio
Clover Studio được tạo ra bởi Shinji Mikami và Atsushi Inaba, những nhà làm game đình đám từng tạo nên Devil May Cry và Resident Evil. Công ty này thuộc sở hữu của Capcom và sau đó đã sáng tạo ra rất nhiều tựa game đình đám như Viewtiful Joe, God Hand và Okami.
Dù nhận được đánh giá cao từ cộng đồng cùng giới chuyên môn, các tựa game của Clover không hề đạt doanh số cao. Điều này khiến cho công ty mẹ Capcom chùn bước và không còn đầu tư cho “cỏ 4 lá” nữa. Về sau, các nhân sự của studio này đã rời đi và tạo nên những thành công nhất định cùng các công ty mới như Platinum Games và Tango Gameworks.
Số phận 12 studio game lớn nhất sau khi bị mua lại giờ ra sao?
Việc Microsoft mua lại ZeniMax Media giá 7,5 tỷ USD là một điều khó thể nào tin được. Đây là một nước đi vô cùng táo bạo giúp các studios có thêm vốn và nguồn lực để hiện thực hóa các dự án của mình.
Tuy nhiên, nhìn lại những thương vụ mua bán studio trong lịch sử thì đã có không ít trường hợp các studio này thay đổi một cách rõ rệt, theo chiều hướng tốt hơn cũng có mà xấu đi cũng có. Sau đây là danh sách 12 thương vụ mua lại các studio game lớn nhất và điều gì đã xảy ra sau đó.
EA mua lại Maxis (1997) | 125 triệu USD
Trước khi mua: The SimCity là một tựa game đã gặt hái những thành công về thương mại lẫn hình ảnh cho hãng game Maxis. Thế nhưng kể từ đó họ cũng không thể vượt qua được cái bóng của chính mình, kết quả là công ty ngập tràn trong nợ nần và buộc phải bán lại cho EA.
Sau khi mua: Tựa game The Sims là một trong những thành công vang dội nhất của đội ngũ Maxis lúc bấy giờ, họ tích cực đầu tư và phát triển cho những hậu bản và mở rộng cho tựa game. Spore thì cũng tốn một khoảng thời gian dài để phát triển, nhưng đến khi ra mắt thì lại không được người chơi đánh giá cao. Will Wright cũng theo đó mà rời Maxis.
Darkspore sau đó được phát hành, vì một lý do nào đó... Còn công ty thì vẫn đang đổ dồn công sức vào công cuộc vắt sữa The Sims. Một phiên bản mới của SimCity xuất hiện, nhưng lại vấp phải những vấn đề về lỗi server và doanh thu thì cũng không đạt yêu cầu. Kết quả là EA đã đóng cửa Maxis nhánh Emeryville và điều động nhân viên từ công ty này về làm việc ở mảng EA Mobile. Maxis đến nay vẫn đang tiếp tục phát triển The Sims 4 và những bản mở rộng.
EA mua lại Westwood Studios (1998) | 123 triệu USD
Trước khi mua: Westwood là hãng game đã làm nên những tựa game kinh điển như The Legend of Kyrandia, Dune 2, và cả series Command and Conquer. Bên cạnh đó, Blade Runner cũng là một thành công vang dội của Westwood. (Họ còn là nhà phát triển của tựa game siêu khó Lion King nữa, nói chung là cũng có số má đấy).
Sau khi mua: Westwood tiếp tục mang đến những phiên bản tuyệt vời tiếp theo cho series Command and Conquer, nhưng lại thất bại thảm hại với Renegade và tựa game MMO Earth and Beyond. Vì thế EA sau đó cũng giải thể Westwood luôn.
Microsoft mua lại Ensemble Studios (2001) | Không tiết lộ mức giá
Trước khi mua: Ensemble là cha đẻ của series Đế Chế huyền thoại đã làm mưa làm gió ở những phòng net một thời. Những hậu bản cũng như mở rộng của tựa game cũng mang đến những thành công tiếp nối, giúp cho Ensemble có cơ hội được phát triển một phiên bản Star War RTS từ tựa game Star Wars: Galactic Battlegrounds, được phát hành cùng năm mà Microsoft mua lại Ensemble. Tuy không được yêu thích quá nhiều nhưng vẫn mang lại doanh thu khá tốt cho hãng game.
Sau khi mua: Age of Mythology ra đời và ngay lập tức trở thành một tượng đài, bản mở rộng The Titans cũng nối gót gặt hái những thành công. AOE 3 thì vẫn cứ thế mà thống lĩnh thị trường. Ensemble sau đó cũng được giao nhiệm vụ phát triển một tựa game RTS độc quyền cho hệ máy Xbox sử dụng bối cảnh của Halo. Đó cũng là lúc Microsoft thông báo Ensemble sẽ giải thể sau khi hoàn tất tựa game này. Tựa game đó là Halo Wars, được giới phê bình đánh giá cao vào thời điểm phát hành và tất nhiên là doanh thu cũng rất tốt.
Activision mua lại Treyarch (2001) | 20 triệu USD
Trước khi mua: Treyarch đã phát triển một vài tựa game về bộ môn Hockey và bóng chày được phát hành bởi EA. Họ cũng là nhà phát triển của tựa game Die by the Sword, một tựa game mang lại một cách chơi khá mới mẻ khi người chơi được điều khiển vũ khí một cách độc lập bằng chuột. Tuy nhiên, nó lại không tìm được một lượng người chơi đủ lớn để mang lại thành công.
Sau khi mua: Activision đã biến Treyarch trở thành một hãng game của những thương hiệu, bao gồm Spider-man (dựa trên bộ phim năm 2002), Minority Report: Everybody Runs, và Kelly Slater's Pro Surfer. Sau đó, Treyarch bắt đầu dấn thân vào thương hiệu Call of Duty khi tham gia phát triển Big Red One và Call of Duty 3. Những tựa game khác cũng được phát triển song song như hậu bản của Spider-man, 007: Quantum of Solace. Với Call of Duty: World at War, Treyarch mới thật sự được biết đến rộng rãi, những bản zombie bí mật trong World at War là một điểm nhấn rất tinh tế và sáng tạo. Series Black Ops cũng rất thành công như anh em đã biết. Treyarch hiện đang đảm nhiệm vị trí phát triển tựa game Call of Duty phiên bản Black Ops - Cold War tiếp theo.
Microsoft mua lại Rare (2002) | 375 triệu USD
Trước khi mua: Rare bắt đầu là một hãng game chuyên làm game thương hiệu cho hệ máy NES. Với việc kết hợp với Nintendo, Rare đã cho ra mắt Donkey Kong Country và mang lại nhiều thành công vang dội. Rare sau đó còn làm nhiều game khác đã đi vào huyền thoại của những anh em chơi Gameboy. Chuyện tình với Nintendo tiếp tục với những tựa game như Killer Instinct, Blast Corps, hay con game Goldeneye 007 huyền thoại. Cùng với những thành công vang dội tiếp theo như Perfect Dark, Banjo-Kazooie,.. nhưng vì lý do nào đó mà Nintendo vẫn không chịu mua lại hãng game này.
Sau khi mua: Sau khi bị mua lại bởi Microsoft thì Rare có lẽ đã đánh mất bản thân mình, lần lượt cho ra mắt những tựa game như Grabbed by the Ghoulies, Perfect Dark: Zero and Kameo: Elements of Power, mặc dù có doanh thu tốt nhưng không thật sự ấn tượng. Rare bắt đầu chuyển qua phát triển những tính năng mới cho hệ máy Xbox, như Xbox Avatars, Project Spark hay Kinect Sports. Sea of Thieves là tựa game lớn đầu tiên mà Rare phát triển sau một thời gian dài, đó là lúc họ tìm lại được chính mình. Hiện nay thì Rare vẫn đang tiếp tục update cho Sea of Thieves cũng như phát triển thêm một tựa game hành động phiêu lưu mới là Everwild.
Warners Bros. mua lại Monolith Productions (2004) | Không tiết lộ mức giá
Trước khi mua: Trước đây thì Monolith đã thử qua rất nhiều những thể loại game khác nhau, và cuối cùng họ đã tìm đến thành công ở thể loại FPS với tựa game Blood. Hàng loạt những dự án khác nhau được ra mắt như Shogo: Mobile Armor Division, một tựa game lấy cảm hứng từ bối cảnh máy móc, nhìn cứ như một bản hoài cổ của tựa game TitanFall vậy. Kể từ đó thì nói tới FPS thì phải nói tới Monolith, với những tựa game sau đó cũng liên tục mang về những thành công. Sau đó thì họ bắt đầu bắt tay với Warners Bros. để phát triển The Matrix Online.
Sau khi mua: The Matrix Online nhận được nhiều ý kiến trái chiều đến từ phía phê bình, Warner Bros. sau đó bán thương hiệu F.E.A.R vốn rất thành công cho Monolith. Tuy nhiên thì khi tựa game được phát hành, nó không thật sự thành công như mong đợi. Monolith sau đó cũng sửa sai với F.E.A.R 2 với doanh thu ấn tượng. Nhưng lại tiếp tục sa sút với tựa game miễn phí Gotham City Imposter. Nhưng một lần nữa với kinh nghiệm và một chút thay đổi trong suy nghĩ, họ đã tạo ra hai siêu phẩm là Middle Earth: Shadow of Mordor và Shadow of War.
Microsoft mua lại Lionhead Studios (2006) | Không tiết lộ mức giá
Trước khi mua: Black & White là tựa game đầu tay của Lionhead, và nó đã nhận được nhiều lời khen ngợi cũng như thành công về mặt doanh số. Sau đó thì Fable trở thành con át chủ bài của studio này. Trong những năm sau đó thì họ có làm thêm Black & White 2 và The Movies nhưng không được thành công cho lắm, khiến Lionhead phải đối mặt với vấn đề về tài chính.
Sau khi mua: Fable 2 ra mắt, bán khá chạy và được game thủ đón nhận. Fable 3 được pht1 triển trong vòng 18 tháng và doanh số không được như kì vọng, giới phê bình thì chê nội dung không được phong phú. Lionhead có thực hiện một vài dự án Kinect, bao gồm Milo & Kate (đã bị hủy) mà sau này được "hóa kiếp" thành Fable: The Journey. Trưởng studio là Peter Molyneux, cùng với một vài nhân viên kỳ cựu của Lionhead, đã từ chức. Fable Legends bắt đầu được phát triển, và đây cũng là tựa game trực tuyến đầu tiên của Lionhead. Tuy nhiên, dự án sau đó bị hủy và Lionhead đã đóng cửa vĩnh viễn.
EA mua lại Bioware (2007) | 775 triệu USD
Trước khi mua: Bioware đã tạo dựng được danh tiếng của riêng mình - một trong những nhà phát triển game nhập vai xịn sò nhất với nhiều tựa game thuộc hàng kinh điển như Baldur's Gate, Star Wars: Knights of the Old Republic, Mass Effect.
Sau khi mua: Nhà sáng lập Bioware rời khỏi studio. Series Dragon Age vẫn giữ lại những nhân vật trứ danh, nhưng lại thiếu chiều sâu và sự sáng tạo như những phần trước. Bộ 3 phần Mass Effect đầu tiên có một kết thúc đầy tranh cãi. Bioware khai tử một vài câu chuyện trong Star Wars: The Old Republic. Mass Effect Andromeda thì là một bước thụt lùi so với 3 phần đầu. Anthem thất bại thảm hại vì cơ chế loot đồ không có chiều sâu, còn môi trường và cốt truyện của game thì lại không được như mong đợi. Tuy nhiên, vẫn có một tin vui là Bioware xác nhận sẽ có Dragon Age 4.
EA mua lại PopCap Games (2011) | 750 triệu USD
Trước khi mua: PopCap là hãng đã làm ra khá nhiều game vui nhộn, đơn giản, thú vị cho các bạn trẻ. CÓ thể kể đến các tên nổi bật như Bejeweled, Peggle, Peggle Nights, và Plants vs. Zombies. Những game này đều không có cơ chế bán vật phẩm (microtransactions).
Sau khi mua: Plants vs. Zombies 2: It's About Time chỉ ra mắt trên nền tảng mobile, và tuy là game miễn phí nhưng anh em sẽ phải cày cuốc rất nhiều để nâng cấp và mua thêm đồ. Peggle 2 thì không ra mắt trên PC, Peggle Blast thì là game mobile với cơ chế bán vật phẩm "hút máu" game thủ, và cũng như Plants vs. Zombies 2 thì game này không hề được game thủ đón nhận nồng nhiệt cho lắm. Plants vs. Zombies thì được chuyển thành series Garden Warfare cho PC với gameplay bắn súng góc nhìn thứ 3 - tuy phức tạp hơn phiên bản đầu tiên của PopCap nhưng nhìn chung thì vẫn vui, vẫn mang tính giải trí cao.
Microsoft mua lại Mojang (2014) | 2,5 tỷ USD
Trước khi mua: Minecraft đã là tựa game quy mô nhất nhì luôn rồi. Tuy nhiên vì studio Mojang không đủ nguồn lực nên khó có thể đem game này lên các nền tảng khác và cũng khó mở rộng Minecraft với nội dung mới. Dù vậy, Minecraft vẫn là một tựa game cực kì nổi tiếng.
Sau khi mua: Ban đầu thì nhiều người e ngại rằng Microsoft sẽ chỉ phát hành Minecraft trên PC và Xbox, nhưng game vẫn được hỗ trợ trên các nền tảng mobile, PS4, và Nintendo Switch. Thậm chí, phiên bản Java vẫn tiếp tục được hỗ trợ, và đây là một tin vui cho các modder. Microsoft đã kết hợp các studio của mình với Mojang để tạo ra các bản spinoff, chẳng hạn như Minecraft Dungeons, Minecraft Earth, và Minecraft phiên bản Hololens.
Sega mua lại Relic Entertainment (2013) | 23 triệu USD
Trước khi mua: Dưới quyền kiểm soát của công ty mẹ THQ, Relic thường xuyên tung ra một số game chiến thuật thời gian thực (RTS) với gameplay tuyệt vời, bao gồm: series Homeworld, Warhammer 40,000: Dawn of War và các bản mở rộng, Dawn of War 2, và Company of Heroes. THQ bị phá sản và phải bán Relic cho Sega. Homeworld thì được đem bán riêng cho Gearbox trong một cuộc đấu giá.
Sau khi mua: Khi Company of Heroes 2 ra mắt thì không được nhiều người ủng hộ cho lắm, giới phê bình thì chê AI kém thông minh và chế độ chơi chiến dịch thì có tiết tấu không phù hợp. Dawn of War 3 là một tựa game RTS chơi ổn nhưng cốt truyện thì chả có gì đáng nhớ. Hiện Relic đang phát triển Age of Empires 4.
EA mua lại Respawn Entertainment (2017) | 315 triệu USD
Trước khi mua: Cả 2 phần Titanfall đều được phát hành bởi EA và được khen ngợi rất nhiều, tuy nhiên doanh số lại không được như mong đợi.
Sau khi mua: Được xây dựng dựa trên vũ trụ và cơ chế bắn súng của Titanfall, Apex Legends đã nhanh chóng thu hút được lượng lớn người chơi, ngay cả khi PUBG, Fortnite đang tung hoành ngang dọc trên thị trường. Apex Legends thường xuyên nhận được các bản cập nhật và các mùa giải mới, và lượng người chơi cũng đang ổn định. Đã có một studio mới được thành lập tại Vancouver để hỗ trợ cho việc phát triển và hỗ trợ game này.
Tiếp đó là Star Wars Jedi: Fallen Order, và game đã thành công về mặt doanh số lẫn gameplay. Ngay sau đó thì Respawn đã bắt tay làm phần tiếp theo. Ngoài ra thì Respawn còn bắt tay vào dự án Medal of Honor: Above and Beyond dành cho kính thực tế ảo Oculus và SteamVR.
Thương hiệu Fable trở lại sau 10 năm vắng bóng Từng được xem là tượng đài RPG trong quá khứ gắn liền với hệ máy Xbox, Fable cuối cùng đã "hồi sinh" cùng sự xuất hiện của nền tảng Console thế hệ kế tiếp Xbox Series X. Trở về thời điểm 2004 - 3 năm sau khi Xbox trình làng cộng đồng game thủ toàn cầu, Fable nổi lên như một hiện tượng...