Loạt scandal gây rúng động của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo vẽ Nữ hoàng Anh “chẹt cổ” Meghan, đến đứa trẻ di cư đã chết cũng không buông tha
Với danh nghĩa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, chống phân biệt chủng tộc, tạp chí gây tranh cãi này đã từng nhiều lần khiến thế giới “nổi đóa” vì những bức hình dễ kích động, gây thù hằn hơn là bảo vệ lẽ phải và làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Những ngày vừa qua, cuộc phỏng vấn của gia đình Hoàng tử Harry và Meghan Markle đã tốn không ít giấy mực của báo chí Anh nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung vì sự nổi tiếng của gia đình Hoàng gia Anh và cả những vấn đề “ nóng” mang tính toàn cầu như sự phân biệt chủng tộc. Ngay lập tức, tạp chí trào phúng Charlie Hebdo cũng không để mình ngoài cuộc khi tung ra bức hình châm biếm Nữ hoàng Anh “chẹt gối” lên cổ Meghan Markle.
Bức biếm họa có tiêu đề “Tại sao Meghan bỏ Buckingham?” mô tả hình ảnh Nữ hoàng Anh giống như đang chẹt gối vào cổ Meghan cùng lời rên rỉ vang lên: “Tôi không thể thở được”. Hình ảnh này khiến người ta liên tưởng tới cái chết kinh hoàng của George Floyd sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin quỳ trên cổ trong hơn 8 phút, mặc cho nạn nhân kêu cứu tuyệt vọng “Tôi không thể thở được”, hồi tháng 5/2020. Ngay sau đó, sự kiện này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình, phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên tạp chí Charlie Hebdo lấy danh nghĩa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, chống phân biệt chủng tộc mà tạo ra những bức hình gây kích động, phẫn nộ. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:
Vẽ hình biếm họa nhà tiên tri Mohammed
Vào tháng 11/2011, tòa soạn Charlie Hebdo đã bị ném bom xăng sau khi họ xuất bản số đặc biệt với tờ bìa là hình biếm họa Mohammed “đe dọa” độc giả “phạt 100 roi nếu không chết vì cười”.
Số đặc biệt của tạp chí Charlie Hebdo, với lời “đe dọa” của nhà tiên tri Mohammed: “Phạt 100 roi nếu không chết vì cười”.
Vụ tấn công bằng bom xăng này đã phá hủy hoàn toàn văn phòng ở Paris, còn trang web của tạp chí bị xâm nhập và thành viên tạp chí nhận được thư đe dọa.
Nhưng điều đó không cản bước Charlie Hebdo. 6 ngày sau, tạp chí đăng lên trang nhất hình vẽ một họa sĩ truyện tranh của Charlie Hebdo hôn thắm thiết một người đàn ông đạo Hồi tại bối cảnh của một đống đổ nát do bị đánh bom. Tiêu đề của tạp chí ghi rằng: “Tình yêu còn mạnh mẽ hơn hận thù”.
Chưa đầy 1 năm sau, tạp chí này lại đăng tải thêm tranh biếm họa về Mohammed, bao gồm hình nhà tiên tri trong tư thế khỏa thân và một trang bìa có hình ông này ngồi xe lăn và được một người Do Thái đẩy đi.
Chính phủ Pháp đã yêu cầu các biên tập viên tạp chí không được xuất bản, và khi tạp chí quyết định đăng tải, Pháp đã phải đóng cửa đại sứ quán, trung tâm văn hóa và trường học ở 20 quốc gia do lo sợ những hậu quả có thể xảy ra.
Video đang HOT
Cảnh sát phản ứng nhanh cũng đã được triển khai tới văn phòng tòa soạn Charlie Hebdo để bảo vệ họ khỏi bị tấn công trực tiếp. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ông Laurent Fabius đã phê phán hành động của tạp chí, nói rằng: “Đổ thêm dầu vào lửa có phải là hành động khôn ngoan không? “. Tổng biên tập tạp chí, ông Gerard Biard, đã bác bỏ lời phê phán này: “Chúng tôi là một tạp chí luôn tuân theo luật pháp nước Pháp”.
Vụ xả súng nhắm vào tòa soạn Charlie Hebdo
Ngày 7 tháng 1 năm 2015, một vụ tấn công khủng bố nhằm vào trụ sở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở số 10 phố Nicolas-Appert, quận 11, thành phố Paris (Pháp) đã khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm cả tổng biên tập của Charlie Hebdo, Stéphane Charbonnier. 11 người khác bị thương trong đó có 4 người bị thương rất nặng. Trong diễn biến liên quan sau đó, thêm 1 cảnh sát và 4 con tin ở một siêu thị bị bắn chết.
Hình ảnh tưởng niệm các họa sĩ qua đời trong vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo.
Khi các tay súng xông vào tòa nhà, chúng hét lên: “Chúng tôi báo thù cho nhà tiên tri” và ” Allahu Akbar” (Thượng đế vĩ đại), khiến nhiều người kết luận rằng các cuộc tấn công là sự trả đũa chống lại tạp chí này để trả thù cho nhà tiên tri Hồi giáo. 2 anh em Hồi giáo cực đoan Said và Cherif Kouachi sau đó đã bị bắt giữ.
Tháng 9 năm 2020, Charlie Hebdo đã tái xuất bản hình ảnh biếm họa nhà tiên tri Mohammed để đánh dấu thời điểm bắt đầu phiên tòa xét xử những kẻ bị cáo buộc là đồng phạm trong vụ tấn công tòa soạn này vào năm 2015.
” Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm xuống. Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc” , biên tập viên Laurent “Riss” Sourisseau cho hay.
Bị đe dọa vì “chọc giận” người Hồi giáo
Từng bị tấn công và đe dọa nhiều lần nhưng tờ tuần báo trào phúng này dường như vẫn không chịu ngồi yên. Năm 2016, tạp chí này đã trình báo với cảnh sát về việc họ đã nhận được rất nhiều lời đe dọa tấn công thông qua tài khoản Facebook của báo sau khi đăng một bức biếm họa bị cáo buộc là chế giễu người Hồi giáo.
Xuất phát từ quan điểm bình luận về quyết định cấm phụ nữ Hồi giáo không được mặc trang phục đồ tắm nhưng che kín mít thân thể gọi là “burkini” ở Cannes, ấn phẩm của Charlie Hebdo đã đăng trên trang nhất bức biếm họa vẽ một người đàn ông râu quai nón và một phụ nữ có khăn trùm đầu đang khỏa thân chạy trên bãi biển với chú thích: “Cải cách đạo Hồi: Người Hồi giáo khởi động”.
Ấn phẩm này phát hành ngày 10/8/2016 và sau đó các nhân viên trong tòa soạn đã nhận được những lời đe dọa về cuộc tấn công mới qua Facebook.
Bôi nhọ hình ảnh “cậu bé Syria bên bờ biển”
Xúc phạm người Hồi giáo chưa chán, năm 2016, khi vừa kỷ niệm 1 năm vụ thảm kịch tại tòa soạn khiến 12 người chết, Charlie Hebdo lại quay sang công khai miệt thị người di cư mà đối tượng họ dùng làm “công cụ” lại là cậu bé Aylan Kurdi xấu số nằm chết trên bờ biển. Hình ảnh đứa trẻ này từng gây chấn động thế giới và lấy nước mắt của bao người vì thảm kịch mang tên di cư.
Hình ảnh cậu bé Aylan Kurdi nằm chết trên bãi biển trên hành trình di cư đã gây xúc động mạnh.
Thời điểm đó, 100 phụ nữ Đức bất ngờ lên tiếng tố cáo mình đã bị nhiều thanh niên người nhập cư quấy rối tình dục, hiếp dâm, cướp tài sản. Vụ việc gây ra làn sóng phẫn nộ trong công chúng nước Đức mà người ta gọi là sự kiện “Đêm giao thừa nhục nhã” tại Cologne. Nhân cơ hội này, Charlie Hebdo đã xuất bản ấn phẩm có chứa bức biếm họa gợi lại hình ảnh Aylan Kurdi với dòng tựa rằng nếu cậu bé may mắn sống sót đến được châu Âu, cậu bé cũng sẽ lại trở thành một kẻ biến thái chuyên đi sàm sỡ phụ nữ.
Bức biếm họa này sau đó đã gây ra làn sóng phẫn nộ tột cùng trong cộng đồng khắp thế giới. Người ta công khai chỉ trích Charlie Hebdo vì hành động mang tính miệt thị dân tộc.
Tạp chí biếm họa Pháp gây phẫn nộ khi vẽ Nữ hoàng Anh "chẹt cổ" Meghan Markle, tái hiện cái chết ám ảnh của người đàn ông da màu George Floyd
Tạp chí biếm họa Charlie Hebdo của Pháp đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ dư luận khi tung ra bức hình châm biếm Nữ hoàng Anh chẹt gối lên cổ Meghan Markle để tái hiện cái chết đầy ám ảnh của George Floyd.
Vợ chồng Công tước xứ Sussex vào hôm 7/3 đã gây chấn động dư luận khi chia sẻ bản thân là nạn nhân bị các thành viên và nhân viên trong hoàng gia Anh phân biệt chủng tộc. Meghan từng tiết lộ rằng trong thời kỳ mang thai con trai đầu lòng, đã có người trong cung điện nói về lo ngại "màu da" của bé Archie.
Vài ngày sau đó, Charlie Hebdo, tạp chí châm biếm của Pháp đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội khi tung ra bức tranh được in trên tạp chí với tiêu đề " Tại sao Meghan bỏ Buckingham? ". Bức tranh biếm họa mô tả hình ảnh Nữ hoàng Anh giống như đang chẹt gối vào cổ Meghan cùng lời rên rỉ vang lên: " Tôi không thể thở được ".
Tranh biếm họa về Nữ hoàng với Meghan bị chỉ trích gay gắt.
Nhiều người cho rằng bức hình như mô phỏng lại cái chết kinh hoàng của George Floyd sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin quỳ trên cổ trong hơn 8 phút, mặc cho nạn nhân kêu cứu tuyệt vọng " Tôi không thể thở được nữa" , hồi tháng 5/2020.
Sau cái chết của Floyd, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra tại hầu khắp nước Mỹ và vấn đề phân biệt chủng tộc lại một lần nữa trở nên nóng hơn bao giờ hết. Phong trào Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen cũng đáng giá) đã lan tỏa nhiều nơi trên thế giới, đây là chiến dịch chống lại bạo lực và phân biệt chủng tộc có hệ thống đối với người da màu.
Cái chết của Floyd đã gây rúng động dư luận Mỹ và quốc tế trong một thời gian dài.
Sau khi đăng tải bức biếm họa về Nữ hoàng Anh và Meghan, bức tranh đã gây tranh cãi dữ dội và tạo ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng "đó là một sai lầm kinh khủng từ Charlie Hebdo".
Tiến sĩ Halima Begum - Giám đốc điều hành của tổ chức bình đẳng chủng tộc Runnymede đã tweet: " Charlie Hebdo, điều này sai ở mọi cấp độ. Sao có thể vẽ Nữ hoàng đè lên cổ Meghan như cách mà viên cảnh sát sát hại George Floyd? Meghan nói rằng cô ấy không thể thở ư? Điều này không khiến bất kỳ ai có thể cười hoặc thách thức sự phân biệt chủng tộc. Nó chỉ đang tạo ra những vấn đề và gây nên sự xúc phạm to lớn mà thôi ".
Tiến sĩ Halima Begum phản đối bức biếm họa của Charlie Hebdo.
Nhóm chiến dịch WindrushAnchor cho biết: " Bức tranh là một phản hồi tồi tệ và thiếu sáng suốt từ Charlie Hebdo. Họ chỉ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí tạp chí châm biếm này còn không có chỗ đứng trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc ".
Một người dùng Twitter khác viết: " Đây có phải là bài phát biểu tự do mà Charlie Hebdo rất say mê khi đem nạn phân biệt chủng tộc, sự thiếu tôn trọng và xúc phạm cá nhân ra châm biếm? ". Phóng viên Nadine White của tờ Independent gọi bức tranh biếm họa trên là "kinh tởm".
Đây không phải lần đầu tiên tạp chí này bị chỉ trích về những bức tranh biếm họa với nội dung gây tranh cãi. Hồi tháng 1/2015, Charlie Hebdo đã bị tấn công bởi những kẻ cuồng tín Hồi giáo sau khi đăng những bức tranh biếm họa được cho là đã xúc phạm Nhà tiên tri Mohammed.
Cung điện Buckingham và đại diện nhà Sussex đã từ chối bình luận về bức tranh biếm họa trên.
Nữ hoàng Anh tươi cười lộ diện giữa "tâm bão" lùm xùm từ cuộc phỏng vấn của Meghan Markle và Harry Nữ hoàng Anh đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi cuộc phỏng vấn của nhà Sussex chính thức được phát sóng gây chấn động truyền thông và dư luận. Vào ngày 12/3, Nữ hoàng Anh đã thực hiện cuộc gọi video trực tuyến nhằm tôn vinh những thành tựu của khoa học Anh. Đây là lần đầu tiên...