Loạt sai phạm tại ’siêu dự án’ 48ha của TTC Land và Tín Nghĩa ở Đồng Nai
Ngoài vi phạm luật đất đai do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng, dự án Centria Island còn thi công lấn sông Đồng Nai khiến người dân bức xúc.
Dự án Khu du lịch và dịch vụ Cù lao Tân Vạn (Centria Island) có tổng vốn đầu tư gần 7.200 tỷ đồng với quy mô 48ha, toạ lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Dự án do Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa – Á Châu làm chủ đầu tư, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thường Tín (TTC Land) làm đơn vị phát triển.
Centria Island hiện đang được chủ đầu tư và đơn vị phân phối khẳng định là dự án “đẳng cấp nhất nhì” tại Đồng Nai khi nằm ngay “tam giác vàng” Tân Vạn – Quốc lộ 1A, đồng thời là điểm giao nhau giữa 3 tỉnh: Đồng Nai – TP.HCM – Bình Dương. Cũng vì lý do này, giá mỗi sản phẩm tại Centria Island khiến nhiều người “ngã ngửa” khi lên tới 40 tỷ đồng/căn.
Thế nhưng, ghi nhận thực tế của PV VTC News ngày 3/4, dường như thông tin quảng cáo đang vượt quá xa so với thực tế. Chưa kể đến loạt sai phạm tại Centria Island cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu chủ đầu tư có đang được ưu ái quá mức hay không?
Cụ thể, trong văn bản của Sở TN-MT Đồng Nai gửi Bộ TN-MT mới đây về việc công bố các trường hợp vi phạm Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2022, dự án Centria Island tiên phong đứng đầu “bảng vàng” vi phạm.
Video đang HOT
Theo đó, quá trình kiểm tra, Sở TN-MT Đồng Nai kết luận: Công ty Cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu vi phạm pháp Luật Đất đai tại dự án Centria Island do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng.
Trước đó, ngày 9/9/2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 2381 chấp thuận gia hạn thời gian sử dụng đất của dự án này thêm 24 tháng.
Ở một diễn biến khác, năm 2017, dự án từng khiến nhiều người dân phường Tân Vạn “đứng ngồi không yên” khi chứng kiến lòng sông Đồng Nai bị thu hẹp mỗi ngày. Thời điểm đó, người dân đồng loạt gửi kiến nghị đến cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí.
Sau khi nhận phản ánh, tháng 2/2017, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp khảo sát hiện trường.
Kết luận của cuộc kiểm tra đã chỉ rõ những sai phạm như: Làm thay đổi luồng lạch, quá trình thi công đã làm dịch chuyển sai vị trí 2 phao đầu luồng; việc đóng cọc sắt, đặt rọ đá… đã gây cản trở và mất ATGT đường thủy tại đây.
Thời điểm đó, Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu cũng không đưa ra được số liệu đo đạc, xác định ranh giới của dự án và chỉ cho biết đã thực hiện đo đạc, cắm mốc với văn phòng đăng ký đất đai.
Đồng Nai: Thả hơn 200.000 con giống thuỷ sản xuống sông, toàn đặc sản tôm càng xanh, chạch lấu
Sở NNPTNT Đồng Nai cùng nhiều đơn vị đã phối hợp thả thủy sản xuống sông để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Ngày 1/4, Sở NNPTNT Đồng Nai phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống sông Đồng Nai.
Theo lãnh đạo Sở NNPTNT Đồng Nai, địa bàn tỉnh hiện có hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà và sông Thị Vải với diện tích gần 70.000 ha mặt nước. Ngoài ra còn có 18 hồ chứa nước thủy lợi và trên 60 con sông, kênh rạch lớn nhỏ khác, thuận lợi cho việc nuôi trồng các loài thủy sản.
Thả cá phóng sinh. Ảnh: Tuệ Mẫn
Trên hệ thống sông Đồng Nai có khoảng 300 loài cá sống trong nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trong đó có 17 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam ở các mức độ đe dọa khác nhau cần được bảo vệ.
Thành phần các giống loài thủy sản trên sông Đồng Nai rất đa dạng: cá có 127 loài, thuộc 15 họ; tôm nước ngọt có 12 loài thuộc họ Palaemonidae.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm sút nghiêm trọng cả về thành phần giống loài cũng như sản lượng.
Nguyên nhân là do tác động của tự nhiên và con người qua việc khai thác thủy sản bằng các phương pháp không theo quy định.
Một số loài cá đã mất đi, một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài thủy vực tự nhiên.
Nhiều loài cá trước đây hiện diện phổ biến trên lưu vực sông Đồng Nai hiện nay rất hiếm gặp như: cá sơn đài, cá may, cá me, cá ngựa xám, cá ngựa xương, cá cóc đậm, các loài cá trèn.
Hơn 200.000 con giống được thả xuống sông. Ảnh: Tuệ Mẫn
Một số loài thủy sản nước ngọt đặc hữu có giá trị kinh tế, khoa học tại khu vực sông Đồng Nai như tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), cá vồ đém (Pangasius larnaudii), cá chạch lấu (Mastacembelus favus), cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata), cá lăng nha (Hemibagrus wyckioides), cá thát lát cườm (Chitala ornate)... ngày càng suy giảm nghiêm trọng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
Do đó, đợt này, nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã phát động chương trình thả cá, phóng sinh xuống sông Đồng Nai để tái tạo, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.
Xuống sông thả cá. Ảnh: Tuệ Mẫn
Trong đó tiến hành thả hơn 129.000 cá thể giống xuống sông gồm tôm càng xanh 100.000 con, cá chạch lấu 8.000 con, cá thát lát cườm 13.000 con và các loại cá trắm đen, mè trắng, mè hoa, chép hơn 10.000 con.
Dự kiến, trong ngày 2/4, Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt nam tỉnh Đồng Nai và phật tử cùng Sở NNPTNT Đồng Nai tiếp tục thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi tại Hồ Trị An với số lượng hơn 100.000 con.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai "lười" tiếp công dân Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013-2015 và thủ trưởng một số địa phương, đơn vị chưa đầy đủ, thiếu định lượng so với quy định của luật Tiếp công dân. Ông Đặng Công Huẩn - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ký thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp...