Loạt phim về ‘Mad Max’: Từ dở tới hay nhất!
Cùng TGĐA điểm lại loạt phim về Mad Max và cùng xem, bộ phim nào mới là tác phẩm hay nhất trong loạt phim nói về tận thế này.
Mad Max Beyond Thunderdome (1985)
Mad Max Beyond Thunderdome được coi là phần yếu nhất trong series nhưng không vì thế mà phủ nhận sức hấp dẫn của nó, khi phim vẫn mang về gấp 3 lần kinh phí. Thế giới trong bộ phim phức tạp hơn, tạo hình nhân vật dị và quái gở hơn nhưng xét trên chuẩn mực về phim hành động, chắc chắn vẫn có rất nhiều điểm sáng.
Max trong phần phim này vẫn vậy, vẫn đơn độc, rệu rã và sợ rằng chẳng còn biết mình sống cho tới khi nào. Anh bị vướng vào mâu thuẫn với bộ tộc của nữ vương quyền lực Aunty Entity, tại Bartertown – một thành phố cạnh một sa mạc đã được quản lý để giữ lại một số công nghệ khi nền văn minh bị sụp đổ. Tài nguyên bị các thành phần man rợ cướp bóc. Bên cạnh đó, anh còn đứng trước nhiệm vụ giải cứu những đứa trẻ vô tội mà mình đã phát hiện ra.
Thời điểm mà bộ phim ra mắt, có lẽ George Miller đã nhận ra nhiều vấn đề phát sinh, nhất là việc đến từ kinh phí. Việc các phần phim ngày càng mở rộng đã khiến cho series này ngốn một chi phí không nhỏ, cộng thêm các tranh chấp về mặt bản quyền, vô tình làm cho Mad Max phải mất 30 năm năm mới có phần tiếp theo.
Mad Max (1979)
Trước khi có sự nghiệp điện ảnh huy hoàng, George Miller là một bác sĩ y khoa ở Sydney, làm việc trong phòng cấp cứu của bệnh viện, nơi ông chứng kiến nhiều vết thương và cái chết giống như được mô tả trong các bộ phim. Ông cũng chứng kiến nhiều vụ tai nạn ô tô khi lớn lên ở vùng nông thôn Queensland và mất ít nhất ba người bạn vì tai nạn khi còn là thiếu niên.
Thật không ngờ khi trải nghiệm đau thương đó, lại chính là nguyên do để George Miller nảy ra ý tưởng làm ra bộ phim Mad Max – ra đời năm 1979 và được giới phê bình đánh giá là hơi thở mới của dòng phim tận thế lúc bấy giờ.
Trong phim, Mel Gibson vào vai Max Rockatansky, một viên cảnh sát đã quá mệt mỏi và chán ngán với công việc của mình. Kể từ sau thảm họa, những con đường cao tốc với các thị trấn nhỏ trở thành một bãi chiến trường đẫm máu mà các lực lượng thực thi pháp luật rất vất vả để giải quyết.
Sau khi chứng kiến nhiều đồng đội phải hy sinh cũng như những người vô tội là nạn nhân của băng du đãng chạy xe phân khối lớn, Max xin nghỉ phép và đưa vợ con đi biển du lịch. Tuy nhiên, băng du đãng này nhất quyết không bỏ qua cho gia đình anh. Sau khi vợ con bị bọn chúng hãm hại, Max không còn gì để mất và anh một mình đứng ra săn lùng băng đảng này với kẻ cầm đầu để báo thù.
Điểm đặc biệt của Mad Mad, chính là một thế giới không luật pháp, chỉ toàn những con người sống bản năng và sẵn sàng ra tay với nhau không khoan nhượng. Những cảnh hành động trong phim không có hiệu ứng, không màu mè mà được George Miller được hiện một cách chân thực, tô điểm thêm phần tàn bạo của bộ phim. Mad Mad có kinh khí khoảng 300 ngàn USD nhưng phim đã thu về 100 triệu USD toàn cầu.
Furiosa: A Mad Max Saga (2024)
Video đang HOT
Mang lại được nhiều sự ấn tượng, George Miller đã quyết định thuyết phục Warner Bros. đầu tư cho ông một phần phim riêng về nhân vật Furiosa. Tuy nhiên, dự án này gặp khá nhiều trục trặc, khi số năm trì hoãn lên tời gần 10 năm. Nhưng rốt cuộc tới năm 2024, người hâm mộ sẽ được thưởng thức câu chuyện thời trẻ của Furiosa, với màn đóng chính của Anya Taylor-Joy – ngôi sao phim Queen of Gambit.
Phim kể về hành trình Furiosa bị bắt cóc khỏi Vùng Xanh của những người mẹ và phải vật lộn tồn tại qua những sa mạc rộng lớn – nơi đói khát nhiên liệu. Nam tài tử Chris Hemsworth góp mặt với một vai phản diện, đó là Dementus – kẻ thù không đội trời chung của Joel bất tử, phản diện từ phần trước.
Furiosa: A Mad Max Saga vẫn giữ nguyên tinh thần của Mad Max một câu chuyện đơn giản và dễ thấm, nhưng có vẻ George Miller muốn bộ phim khác với phần trước, bằng việc giảm bớt các cảnh hành động và thêm vào đó nhiều trường đoạn tâm lý căng thẳng và nặng tính đau thương hơn, mô tả số phận nghiệt ngã của nữ chiến binh Furiosa.
Anya Taylor-Joy luôn là nữ diễn viên mạnh về biểu cảm, không những có khuôn mặt “góc nào cũng đẹp”, ngôi sao sinh năm 1996 còn sở hữu khả năng diễn “sâu” bằng ánh mắt, cho thấy bản thân chả hề thua kém đàn chị Charlize Theron.
Mad Max 2: Road Warrior (1981)
Đây có thể được coi là phần phim Mad Max gây ảnh hưởng nhiều nhất, bởi những đạo diễn lừng lẫy như James Cameron, David Fincher đều cho rằng đây là bộ phim không thể bỏ qua và truyền cảm hứng cho rất nhiều phim khác sau này.
Tiếp nối phần 1, Mel Gibson vẫn trong vai anh hùng xa lộ Max một mình đơn độc giữa thế giới. Bối cảnh phim trở nên gay gắt hơn, khi chiến tranh hạt nhân đã phá nát thế giới, để lại khắp nơi là những xa mạc khô cằn. Trên hành trình lang thang, Max tình cờ chứng kiến một cộng đồng dân cư thiện lành đang bị một băng nhóm có tên Humungus đe dọa cướp mỏ nguyên liệu. Sau những va chạm, anh quyết định ở lại nơi đây để giúp họ trốn thoát và tiêu giệt kẻ ác.
Đây là bộ phim mà các cảnh hành động cũng được nhân lên với mức độ dữ dội, đẫm mãu hơn. Đặc biệt, phong cách rượt đuổi trên xa lộ của George Miller trở nên nổi tiếng và dù có muốn, khó ai sau này có thể làm được chân thực, hiểu quả và đầy sức bạo liệt như nhà làm phim tài ba.
Lý giải cho thành công của Mad Mad, giới chuyên môn cho rằng George Miller đã đánh trúng tâm lý số đông. Khán giả xem phim sẽ không phải nặng đầu suy nghĩ nhiều và chỉ việc thưởng thức những pha hành động liên tục, không đếm xuể cùng với các phân cảnh đua xe đầy kịch tính và chiến đấu đẫm máu.
Mad Max: Fury Road (2015)
Mad Max 4 vẫn lấy bối cảnh thế giới hậu tận thế sau chiến tranh hạt nhân, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, màu xanh biến mất và chỉ còn lại những hoang mạc khô cằn. Những luật lệ văn minh và nguyên tắc sống giữa con người với nhau không còn chỗ đứng. Những nhóm người còn sống tụ họp lại thành bộ lạc riêng lẻ, nổi bật trong số này là bộ lạc ở Wasteland dưới sự lãnh đạo của Joe Bất tử. Joe dùng nguồn nước là công cụ kiểm soát, đồng thời cũng là món quà “ban ơn” đối với những người mà y cai trị.
So với các phần phim trước, Miller không để Max (Tom Hardy thủ vai) đơn độc trong hành trình mới. Khoảng 30 phút sau khi bộ phim bắt đầu, khán giả sẽ nhận ra Max đang sát cánh và chia sẻ trách nhiệm của một người hùng cùng nữ chỉ huy trong quân đội của Joe Bất tử: Furiosa (nữ diễn viên Charlize Theron thủ vai). Vốn là hai người xa lạ và có lúc xem nhau như kẻ thù, Max và Furiosa buộc phải kết hợp cùng nhau trong hành trình tìm đến Vùng Xanh – nơi sẽ cứu rỗi họ khỏi hoàn cảnh hiện tại. Trong bối cảnh hoang mạc Namibia, chiến binh Furiosa nổi bật với mái tóc ngắn mạnh mẽ, “đánh đấm” ra trò và lãnh đạo một đội quân đào tẩu khỏi sào huyệt của Joe Bất tử.
Bộ phim có nội dung đơn giản, một cuộc đào thoát và rượt đuổi trên sa mạc, nhưng xây dựng câu chuyện hợp lý và gọn gàng. Phim thể hiện đúng với 2 tính từ trong tựa gốc: mad (điên loạn) và fury (ác liệt). Mad Max không sở hữu dàn xe hiện đại như Fast and Furious, cũng không sở hữu các vũ khí công nghệ cao như biệt đội Avenger s. Đội chiến xa trong Mad Max hoàn toàn là những xe cũ được tái chế và tân trang lại. Tuy nhiên, ngay từ những phút mở đầu phim là những cuộc rượt đuổi, truy bắt ngoạn mục và dồn dập liên tục. Người xem khó lòng tìm ra một khoảnh khắc để “thở” trước nhịp độ của phim.
'Furiosa' có gì khi vắng bóng 'Mad Max'?
Phần phim ngoại truyện đầu tiên trong loạt 'Mad Max' của đạo diễn George Miller mang đậm chất sử thi, xoay quanh quá khứ đau thương của nữ anh hùng Furiosa - người đồng hành với Max 'Điên' ở tác phẩm trước.
Furiosa là phim điện ảnh chiếu trong hạng mục không tranh giải của Liên hoan phim Cannes 2024, là phần tiền truyện của Mad Max: Fury Road (2015). Phim tập trung khai thác tính cách của Furiosa (Anya Taylor-Joy đóng), từ khi cô bị băng đảng của Dementus (Chris Hemsworth) bắt cóc, cho đến lúc trở thành Thống soái hùng mạnh chống lại ách thống trị của bạo chúa Immortan Joe (Lachy Hulme).
Anya Taylor-Joy trong vai Furiosa thời trẻ (phải). Warner Bros
Bậc thầy kể chuyện bằng hình ảnh
Sau khi thực hiện phần phim Mad Max đầu tiên năm 1979, đạo diễn George Miller đã tạo ra một làn sóng mới với đại chúng Mỹ: Không chỉ các bộ phim hậu tận thế về sau đều ít nhiều lấy cảm hứng từ tác phẩm của ông, mà những sản phẩm sáng tạo phái sinh từ hội họa, văn học, thời trang... đều chịu ảnh hưởng rất lớn.
Đến Furiosa, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật làm phim hiện tại, George Miller còn khắc họa một vùng Hoang địa (Wasteland) chân thực, đa chiều. Phim của ông không dùng lời thoại để khắc họa nhân vật hay bối cảnh, mà thể hiện rõ nhất qua tập tục, trang phục của từng phe phái. Chẳng hạn, Vùng Xanh - quê hương của Furiosa - là nơi hiếm hoi còn lưu giữ sự văn minh và tính nữ. Người dân ở đây có lối sống ôn hòa, với phục trang giản dị lấy cảm hứng từ văn minh Hy Lạp - cái nôi của triết học và đạo đức. Đây cũng là nơi sản sinh ra những nữ chiến binh ngoan cường như nữ tộc Amazon trong truyền thuyết, mà Furiosa và mẹ cô là đại diện tiêu biểu.
Hai phe phản diện trong phim - Biker Horse của Dementus và The Citadel của Immortan Joe cũng có sự rạch ròi trong thiết kế. Nhóm của Dementus là những gã vô lại ô hợp, với phục trang bụi bặm đề cao sự tự do. Binh đoàn do gã lãnh đạo tỏ ra yếu thế khi đối mặt với đế chế độc tài của Immortan Joe - từ trang phục, danh hiệu, khí tài quân sự chịu ảnh hưởng sâu sắc từ quân đội La Mã, kết hợp nét hoang dại của các chiến binh Viking xứ Bắc Âu. Thông qua tiểu tiết như con gấu bông Dementus luôn mang theo và đống quân hàm Immortan Joe khảm trên áo giáp, người xem phần nào đoán được xuất thân của chúng trước ngày Trái đất diệt vong.
Nhà làm phim kể chuyện chủ yếu thông qua hình ảnh, mang đến những gợi ý vừa đủ cho người xem. Warner Bros
Cùng với tạo hình nhân vật, các địa danh chỉ được kể tên trong phần trước như Vùng Xanh, Thị Trấn Xăng, Trại Đạn Dược... cũng được khắc họa qua những góc quay hào sảng, thể hiện được tập quán, sự thống khổ của cư dân nơi đây. Một trong những điểm nổi bật của Furiosa là việc sử dụng kỹ xảo thực tế một cách đắc lực và hiệu quả. Đúng như tinh thần của loạt phim Mad Max, các đạo cụ, phương tiện và cảnh nổ trong phim đều là thật, hạn chế tối thiểu hiệu ứng số hóa (CGI). Các cảnh rượt đuổi như đoàn quân lái xe phân khối lớn của Dementus và những tên lính dù cướp đường đều được dàn dựng hiệu quả. Mỗi khi các xe va chạm, cháy nổ, tất cả đều diễn ra thật, mang đến cảm giác chân thực, kích thích và hồi hộp tột độ cho người xem. Điều này tạo nên một trải nghiệm điện ảnh mãnh liệt, khiến khán giả cảm nhận được sự nguy hiểm và căng thẳng từng giây phút.
Ngoài ra, các góc quay cận tái hiện lại rất tốt các yếu tố thực tế như những cỗ máy cơ khí, vũ khí quân sự và các hình thức chiến đấu của con người. Các pha cận chiến trong phim tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng mạnh nhờ vào kỹ năng quay phim "tài ba" của đạo diễn George Miller cùng sự nhạy bén và dẻo dai của nhân vật chính.
'Đóa hồng gai' của vùng Hoang địa
Furiosa đã khẳng định thông điệp nữ quyền qua hành trình đấu tranh vượt khó của nhân vật chính. Furiosa không chỉ là một chiến binh mạnh mẽ mà còn là biểu tượng của phụ nữ chiến đấu chống lại áp bức, đòi quyền tự do, công bằng.
Trong phim, chi tiết Furiosa bảo vệ hạt đào mẹ cho cô cách đây nhiều năm, rồi cây đào đơm bông kết trái khi được cô trồng ở "đất xấu", khắc họa bản chất lương thiện và khí phách ngoan cường của nữ anh hùng, dù dành cả thanh xuân bên cạnh những kẻ xấu xa vẫn không hôi tanh mùi bùn.
Dù vai diễn có ít đối thoại, nhưng từng ánh mắt, điệu bộ và biểu cảm khuôn mặt tinh tế đã giúp Anya Taylor-Joy tái hiện một cách chân thực về quá khứ đau thương của Furiosa. So với minh tinh Charlie Theron, Furiosa của Taylor-Joy có phần phức tạp hơn nhờ vào diễn xuất nội tâm sâu sắc, khôn ngoan và kiên cường, giúp khán giả cảm nhận được hết sự tổn thương của cô trong khứ.
Anya Taylor-Joy kế thừa trọn vẹn thần thái của Charlize Theron ngày trước. Warner Bros
Điều đáng kể là thông điệp nữ quyền được truyền tải một cách tinh tế, không quá cực đoan. Các nhân vật nam như Kỵ sĩ Jack hay Sử Gia vẫn được miêu tả với những nét tích cực, trung thực, góp phần quan trọng vào cuộc chiến của Furiosa. Phim phản ánh sự đấu tranh cho công lý và tự do của tất cả mọi người, không phân biệt giới tính.
Bên cạnh thông điệp nữ quyền, Furiosa cũng đặc biệt chú trọng đến thông điệp ô nhiễm và nạn tàn phá môi trường. Thế giới hậu tận thế trong phim chính là hậu quả khủng khiếp của việc con người lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và gây ra ô nhiễm nghiêm trọng. Các chi tiết như con người phải ăn dồi bọ, sát hại nhau để tranh giành nguồn nước, những kẻ nắm quyền dùng nhiên liệu, lương thực để hạ thấp giá trị của người yếu thế phản ánh tan vỡ của xã hội trong tình trạng khủng hoảng mà môi trường đang đối diện.
Những điểm trừ đáng tiếc
Mặc dù đạt được nhiều thành công, Furiosa vẫn có một số điểm trừ đáng chú ý. Trước hết, cấu trúc của phim bị lan man ở khâu hồi tưởng quá khứ của nhân vật chính. Khoảng 1/3 đầu phim dành quá nhiều thời lượng cho Furiosa thời thơ ấu do cô bé Alyla Browne thủ vai. Mặc dù đóng góp quan trọng về mặt tính cách nhân vật, nhưng kéo dài quá lâu khiến nhịp phim bị chậm lại.
Sang đến phần Furiosa trưởng thành do Anya Taylor-Joy đóng thì thời lượng phim lại quá ngắn, không đủ để khám phá sâu hơn nữa nhân vật này. Nhiều khán giả đánh giá cao diễn xuất của Taylor-Joy nhưng cảm thấy tiếc nuối khi cô không có đủ đất diễn để bứt phá hơn nữa.
Bên cạnh đó, một số đoạn sử dụng kỹ xảo CGI vẫn chưa hoàn hảo, mang đến cảm giác giả tạo cho người xem. Ví dụ như cảnh đại chiến lần đầu giữa hai phe Dementus và Immortan Joe, CGI của quân đội và khung cảnh chiến trường thiếu tính thực tế, gây ra chút trở ngại trong việc đắm chìm cảm xúc.
So với phần trước, Furiosa với những đại cảnh hoành tráng hơn, từ đó để lộ một số điểm trừ trong khâu hình ảnh. Warner Bros.
Bộ phim cũng đánh dấu nỗ lực diễn xuất của Chris Hemsworth, khi anh cố đóng một vai có chiều sâu, thoát "mác" Thần sấm Thor của Vũ trụ Marvel. Công bằng mà nói, anh có nhiều phân đoạn chung khung hình, tung hứng ăn ý với Taylor-Joy. Tuy nhiên, do kịch bản tập trung vào câu chuyện của Furiosa, Hemsworth không có nhiều đất diễn để phát huy hết khả năng của mình, làm cho người xem khó có thể tập trung vào hành trình của gã đồ tể.
Nhìn chung, Furiosa tiếp tục là một buổi tiệc thị giác đã mắt, đã tai, mà George Miller đã dày công chuẩn bị để chiêu đãi giới mộ điệu. Tác phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực từ chuyên gia quốc tế, cũng như tràng pháo tay dài 7 phút tại Liên hoan phim Cannes 2024. Đây cũng là tiền đề phù hợp, tạo cơ hội để nhà làm phim mở rộng tiếp vũ trụ Max Điên trong những phần tiếp theo.
Visual khác lạ của "búp bê nước Mỹ" ở phim mới: Da đen nhẻm tàn tạ, đầu cạo trọc khiến netizen nhận không ra Mỹ nhân này đã hy sinh nhan sắc xinh đẹp, tự làm xấu mình để phù hợp với mô tả nhân vật. Mad Max là một trong những franchise hành động, khoa học viễn tưởng đình đám bậc nhất Hollywood. Bộ ba tác phẩm vào những năm thập niên 1980 không chỉ đem về doanh thu ấn tượng mà còn ảnh hưởng lớn...