Loạt phim khoa học viễn tưởng khuấy động phòng vé cuối năm
Aquaman, Bumblebee, Mortal Engines, Alita: Battle Angel… được dự đoán sẽ giúp doanh thu phòng vé quốc tế khởi sắc dịp cuối năm.
Cuộc phiêu lưu của không chỉ một mà rất nhiều Người Nhện trong ‘ Người Nhện: Vũ trụ mới’ – ẢNH: COLUMBIA PICTURES
The Spider-Man: Into the Spider-Verse(công chiếu 14.12)
The Spider-Man: Into the Spider-Verse (Người Nhện: Vũ trụ mới) của đạo diễn Bob Persichetti và Peter Ramsey sẽ đưa người xem vào một thế giới không chỉ có một Người Nhện mà rất nhiều Người Nhện. Nội dung tác phẩm kể về cuộc sống thường nhật của cậu bé Người Nhện Miles Morales, sống tại Brooklyn, Mỹ. Cũng với mô-típ quen thuộc là khuyến thiện trừng ác, hành trình chống lại hai ác nhân lần này là Prowler và Kingpin của Miles Morales không đơn độc khi bên cạnh cậu là những người bạn tài giỏi, tâm huyết, đồng thời cũng là những Người Nhện.
Nhân vật Miles Morales là Người Nhện da màu, và được xem là một trong những Người Nhện tiềm năng nhất trong Vũ trụ Người Nhện (Spider-Verse). Đó là một vũ trụ phức tạp. Trong phim, người xem bắt gặp sự xuất hiện của Người Nhện Peter Parker, người mà khán giả đã xem qua các phiên bản điện ảnh người đóng (live-action) của hãng Marvel. Trong Người Nhện: Vũ trụ mới phiên bản hoạt hình lần này, Peter Parker sẽ là người trực tiếp chỉ dạy cậu học trò “tập sự” Miles Morales.
Aquaman (công chiếu 14.12)
Aquaman của hãng DC có nam diễn viên Jason Momoa, người từng tham gia trong loạt phim truyền hình Game of Thrones đóng – ẢNH: DC ENTERTAINMENT
Aquaman: Đế vương Atlantis của hãng DC được kỳ vọng sẽ làm cân bằng lại cán cân danh tiếng lẫn doanh thu vốn bị Marvel “chễm chệ” ngồi lên. James Wan, người đứng sau những thương hiệu phim kinh dị như Insidious, The Conjuring sẽ ngồi vào ghế đạo diễn cho bộ phim lần này.
Tác phẩm lấy bối cảnh thủy cung Atlantis, được trị vì bởi Vua Orm (Patrick Wilson), nhưng vị vua này lại lên âm mưu hợp nhất Bảy vương quốc của Atlantis để tiêu diệt thế giới con người vì họ đã làm ô nhiễm môi trường biển suốt một thời gian dài. Aquaman (Jason Momoa), người em trai cùng mẹ khác cha với Vua Orm phải dấn thân tìm kiếm cây đinh ba huyền thoại của Vua Atlan nhằm ngăn chặn ý đồ hiểm độc của người anh mình. Cậu được sự giúp sức của công chúa Mera (Amber Heard) vốn là học trò của mẹ mình là Atlanna (minh tinh Nicole Kidman đóng). Câu chuyện mà James Wan mang đến cho khán giả không chỉ là câu chuyện giải cứu loài người mà còn là tình cảm gia đình xúc động.
Mortal Engines (công chiếu 14.12)
Điều gì ẩn giấu đằng sau thành phố London cổ xưa di động kia? Hãy chờ đến tháng 12 sẽ rõ – ẢNH: MEDIA RIGHTS CAPITAL
Mortal Engines (Cỗ máy tử thần) của đạo diễn Christian Rivers hứa hẹn “gây sốt” với hiệu ứng kỹ xảo hoành tráng. Lấy bối cảnh thế giới hậu tận thế khi các thành phố bắt đầu tàn lụi, con người phải tập thích nghi để tồn tại trong hoàn cảnh các nguồn tài nguyên đã cạn kiệt. Tại Traction City, anh chàng Tom Natsworthy gặp gỡ một cô gái ngoại lai bí ẩn tên Hester Shaw. Hai nhân vật với hai nét tính cách hoàn toàn đối lập vô tình bị đẩy vào cuộc hành trình đương đầu với các thế lực nguy hiểm để giành lấy quyền lực và tiếp tục sự sống.
Video đang HOT
Bumblebee (công chiếu 21.12)
Bumblebee, tác phẩm anh hùng cứu thế giới nhuốm màu sắc ngôn tình sẽ ra rạp vào những ngày cuối năm 2018 – ẢNH: PARAMOUNT PICTURES
Sau những “gạch đá” mà giới phê bình dành cho phần thứ năm của loạt phim Transformers là Transformers: The Last Knight (2017), hãng Paramount vẫn quyết tâm giữ cho loạt phim này tồn tại bằng cách làm tiếp phần phim ăn theo (spinoff) là Bumblebee. Bộ phim này là phần thứ sáu của loạt phim, nhưng lại là phần tiền truyện (prequel) kể về quá khứ của “chú ong vàng” Bumblebee. Đạo diễn của bộ phim này là một cái tên quen thuộc, Travis Knight, đạo diễn của bộ phim hoạt hình nổi tiếng Kubo and the Two Strings (2016).
Vẫn với mô típ quen thuộc là anh hùng giải cứu thế giới, Bumblebee kể về cuộc chiến giữa hai phe thiện và ác, trong đó người máy Bumblebee đóng vai trò then chốt trong việc chiến đấu chống lại bọn người máy độc ác Decepticon để giải cứu loài người. Bối cảnh phim diễn ra trong năm 1987 tại một bãi phế thải California, lúc này “chú ong vàng” Bumblebee vì bị truy đuổi, bị thương nên đã biến hình thành một chiếc ô tô màu vàng xỉn màu. Cô bé 18 tuổi Charlie (Hailee Steinfeld) tình cờ bắt gặp được Bumblebee trong bãi phế thải. Họ kết bạn với nhau và hành trình giải cứu thế giới của Bumblebee từ đó đã không còn là hành trình đơn độc nữa.
Alita: Battle Angel (công chiếu 21.12)
Alita: Thiên thần chiến binh được đầu tư kinh phí khổng lồ, liệu nó có làm nên kỳ tích cho hãng Twentieth Century Fox và phá vỡ định kiến về dòng phim chuyển thể trong thời gian gần đây? – ẢNH: TWENTIETH CENTURY FOX
Nhiều năm trở lại đây, việc chuyển thể phim từ nguyên tác truyện tranh hay tiểu thuyết viễn tưởng của Hollywood gặp nhiều thất bại, ví dụ như Ghost in the Shell (2017), trước đó nữa là John Carter (2012). Các nhà sáng tạo chịu áp lực là làm sao cho tác phẩm chuyển thể phải thật chất lượng, Alita: Battle Angel (Alita: Thiên thần chiến binh) của đạo diễn Robert Rodriguez cũng phải chịu áp lực chung đó. Nhà sản xuất của dự án lần này không ai khác ngoài “cha đẻ” của bộ phim tỉ USD Avatar - James Cameron. Được hãng Twentieth Century Fox rót ngân sách đến 200 triệu USD, Alita: Battle Angel trở thành “canh bạc” lớn của hãng trong cuối năm nay.
Bộ phim lấy bối cảnh giả tưởng trong thế kỷ 26, tiến sĩ Ido (Christoph Waltz) nhặt được một người máy tên là Alita, ông đem về sửa chữa, “tân trang” cho Alita, từ đó cô trở nên hoàn thiện và sở hữu khả năng đánh đấm siêu hạng. Thế nhưng, cô phải chống lại những kẻ xấu có mưu đồ lợi dụng quá khứ của mình để làm những điều bất chính. Trong phim, người máy Alita do nữ diễn viên Rosa Salazar đóng. Điều đặc biệt là những nhà làm phim vẫn giữ nguyên kích thước đôi mắt to của Alita như trong phiên bản truyện tranh. Bộ phim Alita: Thiên thần chiến binh quy tụ dàn sao nổi bật ở Hollywood như Christoph Waltz (từng thắng giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong các phim Inglourious Basterds và Django Unchained), Michelle Rodriguez (góp mặt trong loạt phim Fast & Furious), Jennifer Connelly (từng thắng giải Oscar cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong phim A Beautiful Mind), Mahershala Ali (từng thắng giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong phim Moonlight).
Theo thanhnien.vn
'Black Hollywood: They've gotta have us' & 8 cột mốc mang tính bước ngoặt của điện ảnh đen
Với bộ phim Black Panther lập kỷ lục doanh thu tiền vé của một bộ phim toàn diễn viên da đen và hai bộ phim Moonlight, Get out chinh phục nhiều giải Oscar, các nhà làm phim da đen và các diễn viên đen đương đại đã đạt được tầm cao mới so với các thế hệ đi trước. Để giới thiệu lại những cột mốc trong lịch sử điện ảnh "đen" (black cinema history), một bộ phim truyền hình gồm 3 phần có tựa Black Hollywood: They've gotta have us vừa được chiếu trên màn ảnh nhỏ trên truyền hình Anh đã nhắc lại 8 cá nhân cùng sự kiện trong quá khứ đã góp phần tạo nên thế hệ các điện ảnh đen của thời đại hôm nay.
1. Diễn viên da đen đầu tiên đoạt Oscar
Nữ diễn viên Hattie McDaniel được ngợi khen nồng nhiệt khi bà đóng vai bà vú Mammy của nhân vật nữ chính Scarlett O'Hara trong bộ phim kinh điển Gone with the wind (1939) đoạt nhiều giải Oscar. Giải vai nữ phụ xuất sắc nhất cũng giúp bà trở thành phụ nữ da mầu đầu tiên đoạt giải điện ảnh cao quý này. Khi lên nhận Oscar năm 1940, McDaniel cũng là người da đen duy nhất có mặt trong hội trường. Bà không đọc bài phát biểu được viết sẵn mà tự mình nói những lời xúc động: "Tôi thật lòng hy vọng mình sẽ trở thành bệ phóng để chủng tộc tôi tự tin đi vào kỹ nghệ điện ảnh. Trái tim tôi tràn ngập cảm xúc khi nói ra với các bạn mơ ước này". Tuy nhiên, một số cộng đồng da đen như Tổ chức toàn quốc vì sự tiến bộ của người da mầu (National Association for the Advancement of Colored People (NAACP) đã chỉ trích bà đóng một vai làm... hạ thấp chủng tộc mình. Năm 1947, McDaniel đã bác bỏ chỉ trích trên bằng tuyên bố: "Tôi chỉ muốn nhắc cho khán giả biết về thân phận nô lệ của người da đen và công chúng không quá ngây thơ để không nhận ra ý đồ này như các nhà chỉ trích tưởng".
Hattie McDaniel là người da đen đầu tiên đoạt giải Oscar với vai diễn trong Gone with the wind (1939)
2. Diễn viên da đen đầu tiên đóng vai chính trong một bộ phim tình cảm
Harry Belafonte là nam diễn viên da đen đầu tiên được giao vai nam chính có người yêu là một phụ nữ da trắng trong bộ phim Islands of the sun (1957). Nhưng ông phải tuân thủ quy định của luật Motion Picture Production Code (thường gọi là Hays Code), trong đó cấm quan hệ giường chiếu giữa hai chủng tộc đen và trắng. Tuy nhiên cũng có cảnh Belafonte hôn đồng diễn Joan Fontaine, cầm tay, khiêu vũ và những hành động yêu thương khác không cần đụng chạm cơ thể.
Harry Belafonte là diễn viên da đen đầu tiên đóng chính, yêu một phụ nữ da trắng trong phim Islands of the sun
Nụ hôn gây ấn tượng mạnh và được xem là cao trào của bộ phim. Năm 1954, Belafonte đóng vai nam chính cùng với nữ diễn viên Dorothy Dandridge trong bộ phim chuyển thể từ vở kịch opera Carmen Jones với dàn diễn viên toàn đen. "Dorothy và tôi rất thoải mái khi diễn những cảnh yêu đương trong phim, cái mà tôi không bao giờ dám làm trước đó nếu đóng với một diễn viên da trắng". Đôi tình nhân cùng mầu da có sức hấp dẫn đặc biệt. Belafonte tin rằng các nhà sản xuất bộ phim này đã chịu áp lực rất lớn khi không có các diễn viên da trắng. "May mắn là khi phát hành khán giả đã đón nhận nó" - ông nhớ lại.
3. Khi diễn viên da đen trở thành "người đàn ông da đen quý tộc"
Khi phong trào đòi quyền công dân US Civil Rights lên cao trào tại Mỹ, nam diễn viên da màu Sidney Poitier đã nhanh chóng trở thành một trong những diễn viên nổi tiếng nhất thế giới. Vào thời điểm đó, không chỉ khán giả da đen mà cả khán giả da trắng và các quốc gia khác cũng thích Poitier. Họ chờ đón xem phim của diễn viên dễ mến này và gọi anh là 'biểu tượng sự vùng lên của người da màu'. Thành công của các bộ phim có Poitier tham gia đã biến anh thành 'người đàn ông da đen quí tộc'.
Sidney Poitier được gọi là người đàn ông da đen quý tộc và cũng từng chiến thắng giải Oscar
Poitier đoạt Oscar vai nam chính cho bộ phim Lilies of the field vào năm 1964. Ông là diễn viên da đen đầu tiên chiến thắng ở hạng mục này và là nam diễn viên da đen đầu tiên đoạt Oscar. Nhưng thành công của ngôi sao đầu tiên lọt vào thế giới quý tộc của người da trắng không phải là không có vấn đề. Nhiều người da đen bảo: tôi cần một người da đen đại diện cho giai cấp cùng khổ của tôi, cùng DNA với tôi chứ không phải người da đen thuộc giai cấp khác và được những người của giai cấp này tôn vinh!
4. Cuộc sống của người lao động đen lên phim
Bộ phim Claudine ra rạp năm 1974 là phim đầu tiên được viết, được dàn dựng chỉ dành cho một phụ nữ da đen, điều chưa từng có trước đây. Claudine là cơ hội độc nhất cho diễn viên da đen Diahann Carroll tự thể hiện mình và trở thành phụ nữ da đen thứ 4 được đề cử Oscar vai chính cho vai người mẹ đơn thân nuôi sáu đứa con dựa vào trợ cấp an sinh xã hội. Đây là lần đầu tiên cuộc sống của người lao động da đen được đưa lên phim cùng với những mối quan hệ của họ.
Claudine ra rạp năm 1974 là phim đầu tiên được viết, được dàn dựng chỉ dành cho một phụ nữ da đen
5. Eddie Murphy, một Sidney Poitier khác
Vào thập niên 1980, nam diễn viên da đen Eddie Murphy được xem là 'người da đen quí tộc thế hệ sau Sidney Poitier' với sự tự tin và tài năng hiếm có. Ông là diễn viên hài được yêu thích bởi mọi chủng tộc ở Mỹ. Nhưng sự thành công của Murphy lại là rào cản cho những diễn viên da đen khác như diễn viên Robert Townsend nói về bộ phim Hollywood shuffle do ông đạo diễn và đóng vai chính năm 1987: "Các hãng phim Hollywood thích chọn Murphy hơn các diễn viên da màu khác. Murphy luôn chiến thắng khi phải tranh vai với các đối thủ cùng màu da. Nếu bạn xem Hollywood shuffle, bạn sẽ thấy người phụ trách tuyển diễn viên chỉ chọn người giống Murphy trong 30 ứng viên". Cùng năm đó, Murphy đã mời Townsend đạo diễn bộ phim Raw (1987) trong đó ông dành ra 90 phút nói về những sở thích của mình, từ sex đến phụ nữ. Raw trở thành một trong những bộ phim hài đen có doanh thu cao nhất mọi thời.
Eddie Murphy được xem là 'người da đen quí tộc thế hệ sau Sidney Poitier'
6. Đưa âm nhạc đường phố hip hop vào điện ảnh
Do the right thing (1989) là ví dụ về cách làm phim độc đáo của đạo diễn da đen Spike Lee. Nghe âm nhạc qua những chiếc loa lớn ở rạp là trải nghiệm cực kỳ thú vị. Cách đưa âm nhạc hip-hop vào chuyển động và đối thoại của Lee là điều chưa từng có trước đó. "Khi Chuck D qua đời, Elvis Presley là anh hùng đối với nhiều người nhưng ông ấy không ấn tượng với tôi vì trong tôi là hàng triệu giọng nói của người da đen mà đại diện là hip hop" - Lee bộc bạch. Kết quả là âm nhạc đường phố và văn hóa đen thể hiện rất rõ trong các bộ phim của Lee.
Do the right thing của đạo diễn da đen Spike Lee lần đầu mang hip hop vào điện ảnh
7. Phim về nhân vật thần tượng đen
Nam diễn viên Denzel Washington đóng vai nhà đấu tranh cho quyền của người da đen nổi tiếng Malcolm X trong bộ phim cùng tên ra rạp năm 1992. Bộ phim này được xem là đột phá lớn cho các bộ phim khai thác các 'thần tượng đen'. "Nhiều khán giả không biết Malcolm và có quá nhiều thông tin giả về ông cả trước và sau khi ông qua đời. Vì vậy, trọng trách của bộ phim là làm sao điều chỉnh cho đúng những suy nghĩ sai trái này về Malcolm X, một nhà hoạt động da đen chứ không phải tội phạm", Denzel nhớ lại.
Nam diễn viên Denzel Washington đóng vai nhà đấu tranh cho quyền của người da đen - Malcolm X
8. Lịch sử nô lệ được tái hiện
Nữ diễn viên Debbie Allen không đóng vai nào trong bộ phim Amistad (1997), nhưng trong cương vị nhà sản xuất bà có vai trò lớn trong việc làm sống lại một câu chuyện có thật của cuộc giải phóng nô lệ thế kỷ 19 trên màn hình. Sau khi đọc được cuốn truyện Amistad vào năm 1978 bà khẳng định sẽ làm mọi cách để kể lại câu chuyện này cho khán giả. Bà đã thuyết phục bằng được Steven Spielberg đạo diễn bộ phim Amistad. "Ông ấy nói là đang gặp khó khi bị phê là người da trắng mà lại đạo diễn bộ phim đen The color purple. Nhưng tôi nắm lấy tay ông và hứa, tình hình bây giờ đã khác. Tôi luôn sát cánh bên ông và chúng ta là một đôi hoàn hảo để đưa câu chuyện cảm động này đến với công chúng" - Allen nói.
Amistad năm 1997 làm sống lại một câu chuyện có thật của cuộc giải phóng nô lệ thế kỷ 19
Theo thegioidienanh.vn
Fox thay đổi lịch phát hành của hàng loạt phim bom tấn bao gồm cả X-Men Có vẻ như X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối lại tiếp tục trễ hẹn với người hâm mộ, đi kèm theo là hai cái tên khác cũng sẽ được dời lịch phát hành. Tuy nhiên, bù đắp vào "tin buồn" đấy là một món quà Giáng Sinh dành cho khán giả! Hãng phim 20th Century Fox đã thông báo họ sẽ thay đổi lịch...