Loạt phim ‘Hành tinh Khỉ’ gây rúng động vì lột trần tội ác của con người
3 phần phim ‘Hành tinh Khỉ’ đều được khen ngợi ở thông điệp mạnh mẽ, cảnh tỉnh nguy cơ tận diệt từ hành động tàn phá của con người.
Nhờ câu chuyện mang đầy tính ẩn dụ nhân văn, series Planet Of the Apes (Hành tinh Khỉ) được đánh giá là một trong những triology hay nhất những thập kỷ qua. Tác phẩm kể về sự trỗi dậy của loài khỉ bắt nguồn từ tội ác của chính con người.
Bộ phim phản ánh thái độ của nhân loại đối với các loài động vật cùng chung sống trên Trái đất. Ý thức tự coi mình là giống loài thống trị còn những sinh vật khác chỉ là công cụ phục vụ mục đích là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tận diệt cho con người.
Hình ảnh gây xót xa trong Rise Of the Planet Of the Apes.
Trong phần đầu tiên Rise Of the Planet Of the Apes (2011), loài khỉ bị bắt giữ làm vật thí nghiệm. Một tổ chức khoa học muốn chế tạo ra loại thuốc chữa căn bệnh Alzheimer, cải thiện trí não. Những chú khỉ vô tội phải hy sinh cho những cuộc thí nghiệm tiến hóa di truyền. Không ít con vật phải bỏ mạng trong phòng giam, số khác bị thương trầm trọng hoặc hệ thần kinh không còn bình thường do hệ lụy của thí nghiệm.
Tác phẩm có nhiều cảnh phim con người tra tấn loài khỉ.
Video đang HOT
Góc nhìn của phim được đặt qua lăng kính của Caesar, chú khỉ sơ sinh được Will – một nhà khoa học trẻ tốt bụng – đánh cắp từ phòng thí nghiệm và đưa về nhà nuôi nấng. Caesar lớn lên trong sự bao bọc của bố con Will, chú ta vẫn cảm thấy cuộc đời rất đẹp cho đến khi bị nhốt vào buồng giam vì sai lầm của người hàng xóm. Tận mắt nhìn thấy những chú khỉ bị bắt giam, tra tấn, làm trò mua vui, Caesar như nhìn thấu bản chất của con người.
Kết quả sau cùng của những cuộc đàn áp chính là sự nổi dậy. Đó là quy luật muôn thuở của tự nhiên. Do sự sai lầm trong công thức chế tạo mà chính con người đã giúp loài khỉ phát triển vượt bậc, chúng đấu tranh để giành lại tự do vốn đã bị con người tước đoạt bấy lâu nay. Song song đó, nhân loại cũng chịu hệ quả nghiêm trọng của dịch “cúm khỉ”, hậu quả do chính mình gây nên.
Bước sang Dawn Of the Planet Of the Apes, con người đã chuẩn bị cho một cuộc chiến khốc liệt và luôn sẵn sàng tuyên chiến trước. Loài khỉ xây dựng đế chế riêng cho mình và sống ẩn dật trong rừng sâu, chưa từng nghĩ đến việc gây chiến. Một lần nữa khán giả nhìn thấy những con người giàu trái tim nhân hậu vẫn chỉ là thiểu số. Những nỗ lực của họ quá bé nhỏ trước khối vũ khí khổng lồ và tư tưởng thống trị ăn sâu trong tâm trí mọi người.
Phần 3 War For the Planet Of the Apes là cái kết cho trận chiến giữa hai giống loài. Dù bên nào chiến thắng thì sự đổ máu và nỗi đau vẫn ngự trị trên cả 2 chiến tuyến. Series The Apes mang câu chuyện viễn tưởng nhưng phản ánh những vấn đề vô cùng thực tế trong xã hội, chính vì vậy đây là là loạt phim giải trí giàu cảm xúc, đậm tính nhân văn nhất thời gian qua.
Trong chiến dịch quảng bá phim, nhà phát hành tung ra bộ poster tuyên truyền tổng hợp những con số có được mỗi một phút trôi qua trên Trái đất. Con số gây giật mình này thay lời cảnh tỉnh mà nhà làm phim đã cài cắm vào 3 phần phim khốc liệt.
Theo VNE
Cựu tù nhân Triều Tiên nghi Warmbier bị tra tấn
Kenneth Bae nói ông tin rằng sinh viên Warmbier có thể đã bị ngược đãi thể xác khi ngồi tù ở Triều Tiên.
Sinh viên Mỹ Otto Warmbier bị bắt ở Triều Tiên. Ảnh: New York Times.
Kenneth Bae, công dân Mỹ bị Triều Tiên bắt hai năm trước, cho biết ông tin rằng sinh viên Otto Warmbier nhiều khả năng đã bị tra tấn trong thời gian bị giam ở Triều Tiên.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm qua tại Seoul, Bae nói ông đã bị đe dọa vài lần trong thời gian 735 ngày ngồi tù ở Triều Tiên, song chưa từng bị tra tấn.
"Điều đó không xảy ra với tôi. Tôi không chắc chắn về khả năng bị tra tấn. Nếu không tuân thủ các yêu cầu của chính quyền, vài điều tồi tệ có thể xảy ra", Bae nói, ám chỉ Triều Tiên.
Được hỏi về khả năng Warmbier bị ngược đãi thể xác khi bị giam, Bae nói sinh viên Mỹ có thể đã bị "đe dọa" hoặc "tra tấn thể xác hay tấn công".
Gia đình Warmbier tin rằng con mình đã bị Triều Tiên "ngược đãi một cách đáng sợ". Warmbier qua đời hôm 19/6 ở Cincinnati, gần một tuần sau khi được Bình Nhưỡng trả tự do với lý do nhân đạo trong tình trạng hôn mê và tổn thương não nặng nề.
Nguyên nhân cái chết của Warmbier chưa được làm rõ, nhưng gia đình anh này không đồng ý cho cơ quan chức năng Mỹ khám nghiệm tử thi. Các bác sĩ Mỹ bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên rằng anh này bị ngộ độc thịt, đồng thời đưa ra giả thiết Warmbier bị tổn thương não do thiếu oxy lên não hoặc thiếu máu não, có thể là hậu quả của viêm phổi hoặc bị trấn nước. Tù nhân bị trấn nước thường bị chụp khăn ướt lên mặt và đổ nước vào, khiến họ bị ngạt thở trong thời gian ngắn.
"Tôi tin rằng vài điều đã xảy ra với Warmbier cũng có thể đã đến với các tù nhân khác vào thời điểm này. Tôi cảm thấy lo lắng cho họ, cho điều mà họ phải vượt qua", Bae nói.
Bae bị bắt ở Triều Tiên năm 2012 và bị kết án 15 năm tù khổ sai vì "có hành động thù địch", nhưng được thả tự do hai năm sau. Đây là công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt lâu nhất từ chiến tranh Triều Tiên. Mỹ hiện còn ba công dân đang bị giam ở Triều Tiên.
Bae nói ông hy vọng Tổng thống Trump sẽ "giữ lập trường với chính phủ Triều Tiên", yêu cầu thả tự do cho các tù nhân và xử lý "những hành động vi phạm nhân quyền".
Văn Việt
Theo VNE
Biếu bố đẻ 500 nghìn, đêm nào tôi cũng bị chồng tra tấn Không biết có chị nào vớ phải ông chồng keo kiệt và vũ phu như chồng em không? Em lấy chồng được 6 năm. Tính đến nay, chồng em đánh em 14 trận. Trận đánh đầu tiên là khi em sinh con được 3 tháng. Đêm hôm con ốm, khóc, quấy nên em ngủ quên. Sáng ra, em không dậy nấu cơm sáng...