Loạt những video game cực hay nhưng vẫn bị fan ghét cay ghét đắng
Có rất nhiều bom tấn được đánh giá cao nhưng lại bị game thủ ghét vì nhiều lý do khác nhau.
Đôi khi một video game có thể được phát hành, bán chạy hàng triệu bản, và có cả tấn đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, và rồi vẫn nhận phản ứng thù địch từ một số cộng đồng người chơi. Lí do để gamer ghét một sản phẩm nào đó là rất đa dạng, và đôi khi có phần quái dị là đằng khác, nhưng kiểu gì thì sự thất vọng đó sẽ còn kéo dài mãi. Dưới đây là 8 tựa game hết sức thành công mà vẫn bị fan ghét trong thời gian qua:
Một trong những lí do chính khiến “Mass Effect 3″ bị các fan kêu gào là bởi nó có cốt truyện quá tuyến tính, đi ngược lại chính những gì đã khiến nó trở nên nổi tiếng lúc ban đầu. Nếu như tựa game này vẫn cho phép người chơi thay đổi nhiều yếu tố cốt truyện thông qua hành động lựa chọn của chính họ, chắc chắn nó sẽ còn đáng nhơ hơn nữa.
Sự tuyến tính hiện diện ở “Final Fantasy XIII” khiến nhiều người chơi bực mình trong suốt … 10 chương đầu, bởi họ cảm giác như đang phải trải qua một đoạn mở màn hướng dẫn dài vô tận. Thêm vào đó, tựa game này còn có một cốt truyện hết sức rối, và chuyện Square Enix phải cố gắng thay đổi hai bản sequel của nó để “tạ lỗi” fan là đủ hiểu rồi.
3. Prince Of Persia: The Warrior Within
Sự quay ngắt 180 độ so với phiên bản trước là lí do chính khiến cho người chơi chưa kịp bắt nhịp với trường hợp của “Prince Of Persia: The Warrior Within”. Trong khi phiên bản đầu tiên mang một màu sắc tươi sáng và vui vẻ, phiên bản sequel này lại mang kiểu cách tăm tối và bạo lực.
Video đang HOT
Trên thực tế, “Metal Gear Solid 2″ là một game xuất sắc với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với người tiền nhiệm của nó trên phương diện đồ họa lẫn cơ chế gameplay. Nhưng có lẽ chuyện không được điều khiển nhiều nhân vật Solid Snake mà phải gắn bó với Raiden đã khiến fan cảm thấy hụt hẫng.
Tương tự như lí do với “Metal Gear Solid 2″, “Star Fox Adventures” có thể đã trở thành một tựa game vĩ đại trong lịch sử nếu như không bị người chơi phàn nàn rằng họ không được khám phá những màn bắn phi thuyền không gian thường thấy ở các phiên bản trước đó.
Đơn giản hóa một game vốn được mọi người yêu mến vì sự phức tạp và hấp tấp trong quá trình sản xuất chính là lí do “Dragon Age II” không làm vừa lòng người chơi. Tựa game nhập vai danh tiếng này đã bị fan kêu gào rất nhiều bởi nội dung ngắn, cơ chế chiến đấu hành động đơn giản và quy mô cốt truyện kém hơn hẳn so với bản trước.
Những biện pháp chống chơi lậu lừng danh trong lịch sử làng game
Ngày xưa đã có nhiều cách để chống các anh em hay "chơi chùa".
Ngày nay, DRM là thứ bị rất nhiều anh em game thủ ghét bỏ vì làm giảm hiệu năng của máy khiến game lag hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc chống hack và chống chơi lậu đã xuất hiện từ lâu rồi anh em ạ. Và vì công nghệ ngày xưa chưa phát triển nên các nhà phát triển game từng dùng rất nhiều cách độc lạ để bảo vệ đứa con tinh thần của họ. Trong bài viết này, mời anh em cùng mình điểm lại những cách chống chơi lậu game độc đáo và có phần hơi hài hước từng được sử dụng nhé.
Star Trek: 25th Anniversary (1992)
Cũng như trong loạt phim Star Trek đình đám, khi anh em muốn dịch chuyển sang một địa điểm khác trong tựa game Star Trek: 25th Anniversary thì cũng phải sử dụng bản đồ sao và cổng dịch chuyển. Tuy nhiên, các nhà phát triển game không để tên địa điểm lên bản đồ trong game mà chỉ đánh số thôi, nếu muốn biết nơi nào đánh số mấy thì anh em phải lật tờ hướng dẫn chơi đính kèm trong hộp ra mới biết được. Nếu không có hướng dẫn mà chọn đại một địa điểm nào đó thì sẽ đụng phải phi đội của quân địch và tiếp tục bị tấn công nếu vẫn chọn sai. Vì vậy, nếu không có tờ hướng dẫn thì gần như là không thể chơi game.
Prince of Persia (1989)
Khi anh em chơi đến level 2 thì sẽ gặp một căn phòng chứa đầy lọ nước bí ẩn cùng với những chữ cái kế bên. Lúc đó, bên dưới màn hình sẽ hiện thông báo hướng dẫn anh em mở đến một trang, dòng và từ chính xác trong tờ giấy hướng dẫn chơi thì mới biết chọn lọ nước nào. Nếu không có tờ hướng dẫn thì khó mà biết uống chai nào là đúng và uống sai 3 lần thì vị hoàng tử của chúng ta sẽ trúng độc mà chết. Nếu uống đúng thì anh em mới được qua màn.
Metal Gear Solid (2000)
Trong cả hai bản game trên PlayStation và PC của Metal Gear Solid đều yêu cầu anh em phải chỉnh đúng tần số radio thì mới cho chơi tiếp. Lúc đó, nhân vật trong game nói rằng "tần số ở sau hộp đĩa CD", mà cái hộp đó không phải là một cái hộp trong game đâu, đó là hộp đựng đĩa game ngoài đời thật ấy. Hầu hết người chơi đều nghĩ rằng cái đĩa được đề cập là đĩa CD trong kho đồ của Snake và cố gắng tìm cách lật cái đĩa trong game lại lại mà không nghĩ game đang phá vỡ bức tường thứ tư.
Leisure Suit Larry III (1989)
Leisure Suit Larry III là một tựa game phiêu lưu kể về Larry Laffer, một người vừa ly hôn vợ, đến một khu nghỉ mát để cho thư thả đầu óc và được ý trung nhân mới có tên Passionate Patti. Tuy nhiên, không hiểu vì sao Larry lại bỏ rơi cô này ở ngoài vùng hoang dã và nhiệm vụ của anh em khi chơi game là phải tìm ra cô này. Khi anh em đi đến một sòng bạc ở phần đầu game thì nhân viên bảo vệ sẽ chặn đường anh em và đòi số vé có trên tờ hướng dẫn. Cuốn hướng dẫn sử dụng của game thì được thiết kế theo phong cách một tờ giới thiệu tham quan du lịch không có gì đặc biệt cả. Nếu anh em không có tờ hướng mà chọn sai thì anh bảo vệ sẽ buộc tội anh em dùng vé giả và đuổi anh em đi, thế là trò chơi kết thúc.
The Secret of Monkey Island (1990)
The Secret of Monkey Island là một game phiêu lưu hành động dạng point and click láy bối cảnh tại vùng biển Caribbean đầy cướp biển. Ngày xưa, nếu muốn chơi phiên bản cũ của game thì phải quay một tấm bìa cứng được in hình mặt của nhiều tên cướp biển sao cho khớp với vòng quay trên màn hình máy tính thì mới biết ngày tháng rồi giải các câu đố trong game. Đến phiên bản thứ hai thì người chơi cũng cần một từ bìa cứng tương tự nhưng dưới dạng bánh xe Mix 'n' Mojo nên nếu không có bánh xe được bán kèm theo đĩa thì chỉ có ngồi nhìn thôi anh em ạ.
The Colonel's Bequest (1989)
Tựa game cổ điển của nhà phát triển Sierra có phương pháp chống chơi lậu khá là bài bản anh em ạ. Mỗi bản game sẽ đi kèm với một cái kính lúp làm bằng bìa cứng cùng với phần kinh được làm từ nhựa màu đỏ. Khi bắt đầu chơi, game sẽ hiện ngẫu nhiên dấu vân tay và bắt anh em dùng cái kính lúp để soi dấu vân tay được ẩn sau bản tấm bản đồ. Anh em phải chọn đúng thì mới được chơi tiếp.
Operation Stealth (1990)
Tựa game này còn có tên khác là James Bond 007: The Stealth Affair cũng có cách chống chơi lậu game độc đáo không kém. Trong quyền sách hướng dẫn chơi game có một tấm hình theo phong cách trừu tượng. Khi bắt đầu chơi thì game sẽ hiện ra một phiên bản trắng đen của tấm ảnh và anh em phải chọn đúng màu như hình thì mới được.
Mặc dù sợ tới phải "đóng bỉm" thế nhưng nhiều người vẫn ưa thích các tựa game kinh dị, lý do đã được khoa học giải thích Các tựa game kinh dị mang tới những kích thích khó tả. Sức quyễn rũ của một thể loại game được thiết kế để gây nên nỗi kinh hoàng Một số người nói rằng trò chơi điện tử là phương tiện hoàn hảo để mang đến sự kinh dị. Tính tương tác mang lại rất nhiều lợi thế cho thể loại này, bao...