Loạt nhạc chế ‘đỉnh’ của học sinh được sáng tác khi nghỉ dịch Covid-19
Trong thời gian nghỉ học phòng dịch Covid-19, nhiều học sinh tài năng đã cho “ra lò” những bản nhạc chế “cực đỉnh” khiến dân mạng thích thú.
Trước tình trạng diễn biến phức tạp do virus corona gây ra, học sinh, sinh viên các trường Đại học trong cả nước được nghỉ học. Tính đến chiều 29/2, 63 tỉnh, thành đã có lịch nghỉ học phòng dịch Covid-19 chính thức. Theo đó, trẻ mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1-2 tuần; học sinh THPT nghỉ hết 1/3, hoặc 8/3, riêng TP.HCM nghỉ tới 15/3.
Đối với sinh viên, có thể nói đây là dịp nghỉ sau Tết kéo dài nhất từ trước đến nay. Chính vì điều này, nhiều cô cậu bắt đầu nhớ trường lớp, thầy cô, bạn bè và muốn được đi học trở lại. Đã có không ít màn pha trò; những hình ảnh, video đầy hài hước và sáng tạo của các bạn học sinh, sinh viên gây “bão” mạng xã hội. Từ những màn học online được mời ăn cơm cùng gia đình rất đúng tuổi tinh nghịch của các bạn sinh viên đến những bức họa thần tượng chuẩn đến từng milimet hay những bước nhảy điêu luyện… khiến dân tình vô cùng thích thú.
Khi dịch Covid-19 ngày càng diễn biến nguy hiểm và lan rộng, nhiều cô cậu học trò đã sáng tạo, “chế” lời bài hát mình yêu thích thành những bản cover mang tính thời sự nói về các môn học, cách phòng tránh dịch Covid-19… gây “sốt” cộng đồng mạng những ngày qua.
Bài chế từ lời bài hát “Gửi anh xa nhớ” của Mai Ngọc Ánh.
“Gửi anh xa nhớ” (của Bích Phương) được chế gọi tên các môn học
Gần đây, một cựu học sinh trường THPT A Hải Hậu (Nam Định) đã chế lại bài hát “Gửi anh xa nhớ” của Bích Phương theo tên các môn học.
Theo Trí Thức Trẻ, màn cover bài hát “Gửi anh xa nhớ” này được thể hiện theo phong cách acoustic với caption: “Sau kì nghỉ dài Belike”. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản như vậy thì không nói làm gì, chàng trai đã biến tấu lời bài hát, cho ra đời một bản cover mang đậm dấu ấn của kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử 2020.
Chủ nhân của Video cover là Mai Ngọc Ánh – một chàng sinh viên Kỹ thuật Mật Mã, quê Hải Hậu, Nam Định. Cùng với cây đàn guitar, bài “chế” của Ngọc Ánh đã thu hút gần 9k lượt tương tác và hiện tại chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nội dung trong bài hát của anh chàng đều là những kiến thức cơ bản của từng môn học theo suy nghĩ riêng của Ngọc Ánh: “Mình nghĩ là ai cũng sẽ biết được mấy kiến thức cơ bản này nên thay vì viết thẳng như bình thường thì mình viết ngược lại”.
Anh chàng cũng chia sẻ: “Vì thời gian được nghỉ học dài nên mình muốn làm một video để cho các bạn giải trí một chút”.
“ Anh thanh niên” (của HuyR) bày tỏ nỗi nhớ trường, thầy cô và bạn bè
Trước bài chế “Anh xa nhớ” của Bích Phương, chàng trai Mai Ngọc Ánh này cũng đã chế nhạc trên nền bài hát “Anh thanh niên” của HuyR. Trao đổi với Dân Trí, Mai Ngọc Ánh cho hay, đây là bài hát cậu tự viết lời trong thời gian rảnh. Ý tưởng nảy sinh ngay khi Ánh chứng kiến cảnh tượng khẩu trang y tế tăng giá chóng mặt.
Bài chế dựa trên nền nhạc “Anh thanh niên” của HuyR.
Ngọc Ánh cũng cho biết trên Saostar, việc nghỉ học quá lâu khiến bản thân cậu cũng như nhiều bạn sinh viên, học sinh thực sự nhớ trường lớp, thầy cô, bạn bè. Thông qua đoạn clip vui này, Ngọc Ánh mong mọi người có thể nhìn thấy mình một phần trong bài hát, để cùng nhau sống tích cực hơn”.
Mai Ngọc Ánh – chủ nhân của bài chế “Anh thanh niên”.
‘ Mắt nai cha cha cha’ (của Sỹ Luân) được chế thành ‘ Khẩu trang nha nha nha’
Bài chế ‘Mắt nai cha cha cha’ thành ‘Khẩu trang nha nha nha’ có ngôn ngữ trẻ trung, gắn liền với đời sống sinh viên mùa Covid-19 của nhóm bạn trẻ ở TP.HCM và Hà Nội khiến nhiều người cảm thấy thích thú.
Theo Thanh Niên, video được hình thành bởi 2 nhóm bạn ở TP.HCM và Hà Nội. Nhóm ở Hà Nội sẽ phụ trách phần chế nhạc, quay phim; nhóm ở TP.HCM sẽ biên tập nội dung, chỉnh sửa hình ảnh và đăng tải. Với sự kết hợp giữa các nhóm nên clip sau khi quay và dựng chỉ trong vòng 1 ngày. Nhóm đa phần là các bạn sinh viên trường ĐH Văn Lang, Học viện Ngân hàng và một số bạn vừa mới ra trường.
Nội dung video clip mô tả cảnh sinh hoạt hằng ngày của hầu hết sinh viên khi được nghỉ học hiện nay. Với khoảng thời gian nghỉ dài, nhiều sinh viên chỉ biết ngủ, lướt mạng, nghe nhạc, kèm những câu hát dí dỏm như: “Mùa dịch bệnh chỉ biết ngủ từ sáng đến trưa. Vừa tỉnh dậy nhớ ra hôm nay được nghỉ. Rồi lại ngủ một mạch từ trưa đến chiều…”.
Cảnh sinh viên được nghỉ học chỉ biết ngủ, lướt mạng, nghe nhạc trong clip. Ảnh cắt video.
Bài hát còn đề cập đến tình hình thời sự, kêu gọi mọi người mang khẩu trang khi đi ra đường hoặc không ăn uống linh tinh. Kèm theo lời nhắc mọi người nhớ rửa tay thật sạch, tập thể thao, ăn uống đủ chất để tăng đề kháng chống chọi với dịch Covid-19. Cuối clip các bạn trẻ thể hiện những câu hát mang đầy hy vọng, mong bệnh dịch mau qua hết “quanh ta không còn bao nỗi lo”.
Với nhạc nền từ bài hát gốc “Mắt nai cha cha cha” được nhiều người biết đến. Những ca từ được chế lại trong clip đơn giản, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người và mang tính thời sự hiện nay. Nhất là mô tả về tình hình nghỉ học của nhiều sinh viên. Sau khi clip được đăng tải thu hút hàng chục ngàn lượt xem và nhiều bình luận khen ngợi thích thú trở thành bài nhạc chế gây sốt.
Bài chế “Khẩu trang nha nha nha” với nhiều câu hát dí dỏm khuyên mọi người chống dịch Covid-19.
Chia sẻ trên Thanh Niên, Phan Quốc – Trưởng nhóm thực hiện video clip cho biết đây là nhóm bạn trẻ ở nhiều nơi có chung đam mê, tập hợp lại để tạo ra một kênh cho giới trẻ. Ngoài việc đưa các thông tin, các clip vui vẻ, nhóm còn làm thêm nhạc chế với khả năng truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng, dí dỏm và vui tươi.
Có thể nói, đại dịch Covid-19 nguy hiểm là thế, học sinh, sinh viên phải nghỉ học để ở nhà tránh dịch. Song, các bạn không hề ù lì mà lại rất năng động, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với cộng đồng học đường.
Theo Tin nhanh online
Bắt tay với K-ICM, HuyR đổi chất và hết non nớt?
Dù được đánh giá là một sản phẩm chỉn chu và dễ nghe, "Sài Gòn của anh" với cú bắt tay giữa K-ICM và HuyR đã không thành công được như kỳ vọng.
Ngay khi đăng tải poster và sau đó là teaser, Sài Gòn của anh đã thu hút sự quan tâm của truyền thông và dư luận. Đây là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự hợp tác của hai gương mặt trẻ, đang được chú ý trên thị trường là K-ICM và HuyR.
Trong khi K-ICM vẫn chưa hết ồn ào sau những mâu thuẫn với Jack, cùng lượt dislike kỷ lục từ MV gần nhất mang tên Cần một lý do, HuyR là gương mặt underground nổi bật thời gian gần đây với ca khúc Anh thanh niên làm mưa làm gió suốt dịp Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng sẽ nhanh chóng sở hữu lượt xem lớn và đạt hiệu ứng trên mạng xã hội, MV Sài Gòn của anh sau 2 ngày đăng tải chỉ có lượt xem tương đối chừng mực. MV hiện đạt gần 800.000 lượt xem, thấp hơn nhiều những sản phẩm trước đó của cả K-ICM hay HuyR.
HuyR từng được biết đến với các ca khúc như Cô gái M52, Anh thanh niên.
HuyR đang thay đổi
Như những sản phẩm trước, Sài Gòn của anh tiếp tục là một ca khúc do HuyR sáng tác và giữ vai trò thể hiện. Bài hát thuộc thể loại pop ballad, tương đối nhẹ nhàng và dễ nghe.
Trái ngược với màu ballad tương đối buồn ở thị tường nhạc Việt, ca khúc của HuyR có tiết tấu nhanh, trẻ trung, hiện đại.
Theo tiết lộ từ phía ê-kíp, HuyR vốn sáng tác Sài Gòn của anh trên nền nhạc hip-hop. Tuy nhiên, sau khi quyết định hợp tác với K-ICM, nam producer đã gợi ý chuyển ca khúc này sang pop ballad.
Quyết định này sau đó được hai bên đồng thuận nhằm thể hiện trọn vẹn hơn nội tâm da diết của một chàng trai đến Sài Gòn để tìm lại tình yêu của mình, trong ca khúc.
Với nội dung nói về tình yêu, phần lời Sài Gòn của anh cũng tương đối dễ nghe. Dung dị, mộc mạc như nhiều bài hát trước của HuyR. Phần lớn ca từ gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không quá dụng công trong chọn từ hay có những điểm đắt giá ấn tượng.
Bắt tai và dễ nghe vẫn là thương hiệu của HuyR. Ở sản phẩm này, nam ca sĩ vẫn làm được điều đó. Tuy nhiên, ca khúc cũng đánh dấu sự thay đổi của HuyR khi anh không còn theo đuổi chất liệu catchy trên nền một giai điệu hào hứng, tưng tửng, cuốn hút như Anh thanh niên hay Cô gái M52 trước đó.
Kiểu catchy trong giai điệu từng giúp Huy R không bị lộ những yếu điểm trong giọng hát, nhất lại là một giọng hát không được đào tạo bài bản, vỡ một số nguyên âm.
Nhưng đến Sài Gòn của anh, trong một ca khúc ballad đòi hỏi những nắn nót nhất định trong cách xử lý âm nhạc, HuyR ít nhiều lộ nhược điểm này.
HuyR thay đổi chất nhạc trong sản phẩm đánh dấu hợp tác với K-ICM.
Cách nhấn nhá đặc trưng, triệt tiêu kỹ thuật cộng minh của HuyR cũng đã có sự thay đổi. Thay vì cho người nghe cảm giác về một giọng hát chông chênh, bản năng như trước, anh hát đã chắc chắn hơn.
Nhưng sự chắc chắn này lại ít nhiều gây nuối tiếc với những khán giả từng yêu thích cách thể hiện đặc trưng của HuyR trong Anh thanh niên và Cô gái M52.
Đó là lý do một số ý kiến cho rằng, Sài Gòn của anh, dù là một ca khúc HuyR viết cho giọng hát của chính mình nhưng dường như lại không "đo ni đóng giày" với chính anh.
Khâu làm nhạc không còn non nớt
Dù vậy, không thể phủ nhận, trước Sài Gòn của anh, một số ca khúc của HuyR như Cô gái M52, Anh thanh niên dù lan tỏa nhưng cũng bị đánh giá là không xuất sắc về âm nhạc do chất lượng hòa âm, phối khí.
Các ca khúc trước của HuyR đều có phần cấu trúc âm nhạc với hạn chế thấy rõ. Phần nhạc của ca khúc thường ấn tượng ở phần đầu, đuối hẳn trong phần sau.
Cách phối khí và làm nhạc cũng còn nhiều non nớt, thể hiện rõ những nhược điểm của HuyR và cộng sự.
Với cú bắt tay với K-ICM, HuyR phần nào khắc phục được tình trạng này. Dù là một bản ballad có màu sắc không quá mới lạ, không thể phủ nhận Sài Gòn của anh có phần hoà tấu ngũ cung khá uyển chuyển và bắt tai.
Kiểu đưa ngũ cung kết hợp với chất liệu hiện đại vốn cũng được xem là khả năng nổi bật của K-ICM. Ở Sài Gòn của anh, dù sự biến báo không xuất sắc, đặc điểm này vẫn phát huy được tác dụng.
Nhưng cũng có điểm đáng tiếc là K-ICM và HuyR cũng chưa chứng tỏ được sự hòa hợp và ăn ý trong âm nhạc. Nhiều đoạn trong Sài Gòn của anh cho người nghe cảm giác lời và nhạc không hoàn toàn thống nhất.
Ca khúc cũng thiếu một đoạn bùng nổ, cao trào để hấp dẫn khán giả, điều mà trước đây HuyR từng phần nào làm được ở Cô gái M52, Anh thanh niên, còn K-ICM cũng từng chứng minh rất rõ ở Sóng gió hay Em gì ơi.
K-ICM đóng vai trò sản xuất âm nhạc trong sản phẩm.
Về hình ảnh, nội dung MV được xây dựng phù hợp với ca từ ca khúc. MV do Trần Bá Nam và Minh Châu, cũng là ê-kíp từng làm Anh thanh niên thực hiện.
HuyR vào vai một chàng trai lên Sài Gòn để tìm gặp Ngọc Nữ - một tình yêu xa. Nhưng sau nhiều ngày cố gắng liên lạc và chờ đợi trước cửa nhà, HuyR vẫn không thể gặp người thương.
Đinh ninh Ngọc Nữ đã nhiễm bệnh dịch và bị cách ly. Cuối cùng, mọi thứ bất ngờ sáng tỏ khi HuyR vô tình chạm mặt người yêu trên đường, thì ra ngôi nhà anh chàng đến tìm Ngọc Nữ mỗi ngày lại không phải là nơi cô đang sống.
Tình tiết MV nhìn chung nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các cảnh quay cũng tương đối đơn giản trong bối cảnh tại TP.HCM. Hình ảnh MV chưa thể là điểm nổi bật để hút khán giả nhưng cũng phần nào đáp ứng được sự mộc mạc, giản dị của một Sài Gòn của anh, như tựa đề bài hát.
Theo Zing.vn
Tạm biệt 'Anh thanh niên' can đảm bắt tay K-ICM: MV mới không ai xem nhưng antifan vẫn cứ dislike nhiệt tình Không đăng tải trên kênh Youtube của K-ICM nhưng cứ 7 lượt theo dõi MV mới của HuyR lại có 1 tài khoản nhấn nút không thích. Tối 26/2, "Sài Gòn của anh" - MV đánh dấu lần kết hợp đầu tiên giữa HuyR và K-ICM bất ngờ xuất hiện trên Youtube. Theo kế hoạch ban đầu, phải đến ngày hôm nay, nó...