Loạt nguyên nhân khiến bạn ho về đêm, có thể do bệnh cực kỳ nghiêm trọng
Hay ho về đêm có thể bạn đã mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng, chớ chủ quan mà cần đi khám.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Khi một số thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong dạ dày trào ngược lên cổ họng và khoang miệng sẽ gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Người bệnh sẽ bị ợ chua và trào ngược axit. Đặc biệt vào ban đêm, người bệnh sẽ đau tức ngực do trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể kích thích khí quản của bệnh nhân, khiến bệnh nhân thường xuyên ho về đêm.
2. Ho dị ứng
Ho về đêm có thể là do bạn bị dị ứng. Có nhiều chất gây dị ứng trong phòng ngủ và có thể khiến bạn ho nhiều vào ban đêm. Nếu trên ga trải giường có quá nhiều mạt bụi, những con mạt này sẽ khiến bệnh nhân bị dị ứng. Ngoài ra, phấn hoa của một số cây hoa trong nhà cũng gây dị ứng.
Các mùi như khói dầu, khói thuốc lá, nước hoa, dầu thơm… có thể khiến bạn bị ho khan, có cảm giác có dị vật trong cổ họng, cũng như ngứa họng, mũi và mắt.
3. Bệnh phổi
Nếu bị viêm phổi, về đêm bạn sẽ ho nhiều hơn. Vào ban đêm, dây thần kinh phế vị trong cơ thể dễ rơi vào trạng thái hưng phấn, khiến cơ trơn phế quản co bóp quá mức từ đó gây ho.
Nếu mắc bệnh ung thư phổi người bệnh cũng ho khan về đêm. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu còn có thể có máu trong đờm và khó thở khi ho về đêm.
Nếu bạn không ho vào ban ngày nhưng ho dữ dội về đêm thì bạn phải cảnh giác, có thể bạn đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, ho dị ứng hoặc hen suyễn dị ứng.
Nếu bạn bị viêm phổi, ung thư phổi và một số bệnh viêm phế quản mãn tính thì có thể bị ho. Khi có triệu chứng này, bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, đồng thời chú ý vệ sinh môi trường ngủ, điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ trong nhà, tránh các loại khói kích thích gây ho.
Hãy uống nhiều nước và tránh ăn đồ cay nóng. Nếu bạn lại ho cần phải đi khám ngay để tìm ra nguyên nha và cách điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Thói quen không ngờ 'giết chết' phổi, nhiều người Việt làm hàng ngày
Có những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng và đang dần 'giết chết' phổi mà nhiều người không hay biết.
Ảnh minh họa: Internet
Không tập thể dục, thể thao
Theo các chuyên gia, tập thể dục thể thao không chỉ giúp chúng ta có thân hình đẹp mà còn giúp tăng cường sức khỏe và hiệu suất hoạt động của phổi.
Khi tập luyện thường xuyên, các cơ bắp sẽ khỏe mạnh hơn và sẽ cần ít oxy hơn để hoạt động, nhờ đó mà thể lực chúng ta cũng được cải thiện.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là thói quen gây tổn hại khủng khiếp cho phổi. Các khảo sát cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi và ung thư phổi cao hơn những người bình thường.
Đặc biệt, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến những người hít phải khói thuốc lá.
Ảnh minh họa: Internet
Uống rượu
Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, chất cồn có trong rượu sẽ phá vỡ các liên kết protein, trong khi đó liên kết protein này có vai trò lưu thông khí trong phổi.
Khảo sát thực tế cho thấy, những người nghiện rượu có nguy cơ tăng gấp đôi khả năng mắc chứng viêm phổi so với những người không nghiện rượu.
Tập luyện gần những con phố đông đúc
Tập luyện thể thao là tốt nhưng cần tìm đến những nơi có không khí trong lành. Khi vận cộng, cơ thể sẽ hít vào một lượng không khí lớn hơn. Nếu không khí đó bị ô nhiễm thì phổi sẽ hít phải một lượng lớn hóa chất gây hại.
Do vậy, khi tập luyện, mọi người cần tránh tập ở các con phố đông đúc, gần nhà máy hay đường cao tốc. Hãy chọn những nơi có nhiều cây xanh như công viên.
Ảnh minh họa: Internet
Không dọn dẹp nhà cửa và không gian làm việc
Có một ngôi nhà và nơi làm việc sạch sẽ là điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh phổi. Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế, thói quen sinh hoạt bừa bộn, mất vệ sinh lâu ngày sẽ dẫn đến những mối nguy hại cho phổi.
Các hạt bụi lâu ngày sẽ tích tụ vào bên trong đường hô hấp, hạn chế sự lưu thông tự do của oxy và đương nhiên lá phổi của bạn không thể nào khỏe mạnh như trước được. Bởi vậy, việc giữ cho không gian sống, không gian làm việc sạch sẽ là một thói quen tuyệt vời và bạn nên duy trì liên tục để giúp ích cho sức khỏe lá phổi cũng như giữ cho bạn thói quen gọn gang ngăn nắp mọi lúc mọi nơi.
Không bao giờ đến khám bác sĩ
Những người đã lâu hoặc chưa bao giờ đi khám phổi nên sắp xếp lịch hẹn để kiểm tra sức khỏe phổi. Tùy thuộc vào tuổi tác, lịch sử bệnh án mà mỗi người có thể phải thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm khác nhau. Cách này có thể giúp sàng lọc và phát hiện sớm những bất ổn của phối.
Ảnh minh họa: Internet
Không uống đủ nước
Cơ thể con người được cấu tạo phần lớn từ nước. Vì vậy, uống đủ nước là rất quan trọng. Nếu không uống đủ nước, nhiều cơ quan, đặc biệt là phổi, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trên thực tế, những người không uống đủ nước sẽ có chất nhầy ở xoang mũi đặc hơn. Hơi thở có mùi và dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn, theo MSN.
Không hít thở sâu
Cuộc sống hàng ngày thường khiến chúng ta quên đi cách thở chính xác nhưng điều này rất cần thiết cho cơ thể. Bạn hãy dành và vài phút mỗi ngày để hít vào thật sâu và thở ra từ từ để thấy được hiệu quả tuyệt vời.
Bằng cách này, oxy đi vào phổi và đường thở của bạn tốt hơn. Trong thực tế, các bài tập thở đặc biệt là hít thở sâu sẽ giúp tăng cường sức khỏe phổi và giúp bạn thư giãn một cách hoàn hảo, đặc biệt là những lúc bạn cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi.
Ảnh minh họa: Internet
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Dù bạn có tin hay không, một chế độ ăn uống kém lành mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lá phổi. Cơ thể cần vitamin và khoáng chất, phổi của bạn hấp thụ được tốt nhất từ thực phẩm lành mạnh.
Sử dụng trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống giúp cho phổi của bạn hoạt động tốt hơn. Đó là những thực phẩm giàu vitamin C và E, đặc biệt là trái cây họ cam, bơ và các loại hạt.
Không bảo vệ bản thân khỏi sự thay đổi bất thường của thời tiết
Tiếp xúc với mưa hoặc nhiệt độ thấp là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh cúm và virus. Khi bị cảm cúm hoặc bị dị ứng do thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phổi của bạn.
Để tránh điều này, hãy bổ sung vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi virus tồn tại trong môi trường. Và nếu có thể, hãy chuẩn bị sẵn phương án phòng khi mưa nắng bất chợt, đảm bảo cơ thể không phải thay đổi quá đường đột dễ dẫn đến những trận ốm ra trò.
Ảnh minh họa: Internet
Không đeo khẩu trang khi ra đường
Môi trường sống xung quanh ngày càng ô nhiễm. Việc phải tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại... hàng ngày sẽ khiến phổi bị suy giảm chức năng. Phổi bị tích tụ các chất độc hại là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.
Mặc dù với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay nhiều người vẫn có thói quen không sử dụng khẩu trang khi ra đường. Việc này khiến họ phải tiếp xúc nhiều hơn với khói bụi và chất độc hại ngoài không khí, chúng thâm nhập vào phổi và gây ra những tác hại cho sức khỏe.
Lạm dụng phấn rôm cho trẻ nhỏ
Thực tế, nhiều phụ huynh thường có thói quen sử dụng phấn rôm như một "công cụ" để chống hăm cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ lại khuyến cáo không nên lạm dụng quá nhiều phấn rôm để tránh gây ảnh hưởng đến phổi. Bởi, thành phần chính của phấn rôm là bột talc, chất hóa học này là thủ phạm gây nên những rắc rối với đường hô hấp trẻ hít phải rất dễ gây viêm phổi.
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến thận Các hạt ô nhiễm không khí cực nhỏ đã được biết là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và phổi. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đã phát hiện ra rủi ro từ vật chất...