Loạt nghị sĩ Cộng hòa quyết không tiêm vaccine Covid-19
Nhiều nghị sĩ Cộng hòa vẫn nói không với vaccine Covid-19 vì cho rằng chúng có thể gây nguy cơ với sức khỏe còn cao hơn cả nCoV.
Bất chấp các lãnh đạo đảng Cộng hòa, gồm thượng nghị sĩ Mitch McConnell và hạ nghị sĩ Kevin McCarthy đã nhanh chóng tiêm chủng từ tháng 12/2020 và khuyến khích người dân làm theo, một số thành viên cấp cao trong đảng vẫn quyết từ chối vaccine Covid-19.
Một số nghị sĩ Cộng hòa nói họ lo ngại tác dụng phụ của vaccine Covid-19 còn nghiêm trọng hơn nCoV, trong khi một số khác cho rằng họ đã nhiễm nCoV và có sẵn kháng thể trong người nên không cần thiết phải tiêm chủng.
“Tôi không chọn tiêm vaccine vì tôi nhiễm nCoV một cách tự nhiên và tôi tin rằng dữ liệu từ 30 triệu trường hợp đã chứng minh miễn dịch tự nhiên tồn tại và có hiệu quả”, thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul, đồng thời là một bác sĩ nhãn khoa, cho biết.
Paul nhiễm nCoV hồi tháng 3 năm ngoái và vẫn không đeo khẩu trang khi dự các cuộc họp ở tòa nhà quốc hội.
Một người được tiêm vaccine ở Connecticut, Mỹ ngày 26/2. Ảnh: AFP .
Một số đảng viên Cộng hòa khác lại cho biết họ vẫn tham khảo ý kiến từ bác sĩ về việc có nên tiêm chủng hay không, dù Mỹ bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho các nghị sĩ từ ba tháng trước. “Tôi vẫn xem xét vaccine, vẫn chờ lời khuyên từ bác sĩ”, thượng nghị sĩ Cộng hòa Rick Scott nói.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz đã tiêm vaccine Covid-19 và từng ca ngợi chiến dịch tiêm chủng, song vẫn nhấn mạnh không nên bắt buộc mọi người phải tiêm.
“Tôi rất vui vì chúng ta đã có vaccine. Tôi chắc chắn sẽ khuyến khích người dân tiêm chủng, nhưng tôi cũng nghĩ đó nên là lựa chọn của cá nhân mỗi người”, Cruz khẳng định.
Một cuộc khảo sát mới của NPR-PBS cũng cho thấy 47% cử tri bỏ phiếu cho cựu tổng thống Donald Trump vào năm 2020 không có ý định tiêm vaccine Covid-19, trong khi tỷ lệ này ở các cử tri ủng hộ Joe Biden là 10%.
Trump hôm 16/3 cho biết ông sẽ khuyến khích người ủng hộ tiêm vaccine Covid-19, nhưng vẫn đề cao quyền tự do. Một cố vấn giấu tên tiết lộ Trump và phu nhân Melania đã bí mật tiêm vaccine Covid-19 trước khi họ rời Nhà Trắng. Hiện chưa rõ vợ chồng cựu tổng thống đã tiêm loại vaccine nào và tiêm bao nhiêu liều.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tính tới chiều 14/3, Mỹ đã tiêm hơn 107 triệu liều vaccine Covid-19. Phân tích từ Đại học Johns Hopkins cho thấy ca nhiễm mới ở Mỹ tính tới ngày 13/3 giảm 11% so với tuần trước, tiếp tục đà giảm trong thời gian gần đây. Vùng dịch lớn nhất thế giới hiện ghi nhận hơn 30,1 triệu ca nhiễm và gần 550.000 ca tử vong do nCoV.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 117,8 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 9/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 117.852.237 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.613.951 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 93.519.507 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Mashantucket, Connecticut, Mỹ, ngày 8/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 538.628 ca tử vong trong tổng số 29.744.652 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 157.985 ca tử vong trong số 11.246.380 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 266.614 ca tử vong trong số 11.055.480 bệnh nhân.
Tính theo tỷ lệ dân số, Cộng hòa Séc là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 207 người tử vong. Tiếp đến là Bỉ với 192 người và Slovenia 187 người/100.000 dân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với trên 38,8 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 878.300 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với trên 700.400 ca tử vong trong trên 22,1 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có trên 548.000 ca tử vong trong trên 29,9 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận trên 260.200 ca tử vong trong trên 16,4 triệu ca nhiễm. Trung Đông có trên 106.600 ca tử vong, châu Phi có trên 106.000 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại dương là 953 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản thông báo gần 400 người ở nước này đã bị nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Loại biến thể mới được phát hiện ở Nhật Bản có một số điểm tương đồng với các biến thể ở Nam Phi và Brazil, đó là có thể gây nguy cơ tái lây nhiễm cao hơn và có khả năng kháng các loại vaccine hiện hành.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Chính phủ Nhật Bản sẽ cho phép các bệnh viện tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ) bằng bơm tiêm insulin. Bằng cách này, một lọ vaccine có thể tiêm cho 7 người so với 5 người nếu dùng bơm tiêm mà Nhật Bản hiện có, trong bối cảnh nhiều người lo ngại tình trạng thiếu nguồn cung từ Pfizer và Liên minh châu Âu (EU) hạn chế xuất khẩu vaccine.
Trong ngày 9/3, Thái Lan đã ghi nhận 60 ca mắc mới COVID-19, hầu hết là các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cho tới nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 26.501 ca mắc, trong đó đa phần là các ca lây nhiễm trong công đồng, và 85 ca tử vong.
Cảnh sát phát khẩu trang miễn phí cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia cùng ngày cũng ghi nhận thêm 49 ca bệnh - số ca mắc mới cao nhất ghi nhận theo ngày kể từ khi dịch bùng phát hồi đầu năm 2020. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này là 1.060 trường hợp. Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã yêu cầu các cơ quan dân sự nhà nước tạm thời đóng cửa trong ít nhất 1 tuần, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân giảm số nhân viên làm việc tại công sở nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm. Nước này cũng đã đóng cửa toàn bộ trường học, trung tâm thể thao, bảo tàng, rạp chiếu phim và trung tâm giải trí tại những tỉnh thành có người mắc bệnh.
Hàn Quốc thông báo có thêm 13 ca mắc COVID-19 liên quan chợ thịt gia súc - gia cầm ở thành phố Anseong, cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 90 ca. Các địa điểm công cộng của Anseong sẽ bị đóng cửa cho đến ngày 14/3 nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan từ ổ dịch nói trên. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng xác định một chuỗi lây nhiễm tập thể tại chợ cá Busan. Đây chợ cá lớn nhất Hàn Quốc, chiếm hơn 30% tổng lượng hải sản được phân phối trên cả nước. Hiện đã có 11 người mắc COVID-19 từ ổ dịch này, trong khi hơn 360 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân. Khoảng 1/4 lao động trong chợ phải nghỉ việc.
Trung Quốc đã chính thức triển khai chương trình cấp chứng nhận y tế điện tử cho người dân trong nước. Chứng nhận điện tử này thể hiện hồ sơ tiêm chủng và kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2, bắt đầu hoạt động từ ngày 8/3 trên nền tảng mạng xã hội WeChat. Bên cạnh hình thức số hóa, loại chứng nhận này cũng được cấp dưới bản cứng và được cho là hình thức "hộ chiếu vaccine" đầu tiên được triển khai trên thế giới.
Tại Trung Quốc hiện nay, người dân cũng được yêu cầu xuất trình "các mã sức khỏe QR" trên ứng dụng WeChat và trên các ứng dụng điện thoại thông minh khác khi họ sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng như tới nhiều địa điểm công cộng. Những ứng dụng này theo dõi địa điểm của người dùng và tạo ra một mã "xanh" - đồng nghĩa sức khỏe tốt - nếu người đó không tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 hay đi tới các điểm nóng dịch bệnh.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết tính đến ngày 9/3, số ca mắc COVID-19 tại châu lục này là 3.975.045 ca và 106.095 ca tử vong, trong khi 3.552.813 bệnh nhân đã phục hồi. Xét về số ca mắc, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại châu Phi. Nam Phi cũng đứng đầu về số ca tử vong với 50.803 ca, tiếp theo là Ai Cập với 11.038 ca và Maroc là 8.683 ca.
Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho biết đang có nhiều thách thức trong bối cảnh châu lục này gặp khó khăn trong việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19. Bên cạnh đó, người dân đang phải đối mặt với cái gọi là "sự mệt mỏi do đại dịch" bởi các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt được thực hiện trong 1 năm qua.
Tại châu Âu, Ban phòng chống đại dịch COVID-19 của Nga cho biết lần đầu tiên kể từ ngày 3/10/2020, số ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ tại nước này ở mức dưới 10.000 người, cụ thể là 9.445 ca - giảm 7,88% so với số ca mắc mới ngày 8/3 (10.253 ca). Như vậy tổng số người mắc COVID-19 tại Nga tính đến sáng 9/3 là 4.342.474 người (tăng 0,22%). Cũng trong vòng 24 giờ qua, tại Nga có 336 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 89.809 ca.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế ở New York, Mỹ, ngày 8/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tình hình dịch bệnh đã có những tiến triển tích cực tại thành phố New York - tâm dịch của nước Mỹ. Các trường trung học công lập tại đây sẽ mở lại các lớp học trực tiếp kể từ ngày 22/3 và các hoạt động thể thao cũng được nối lại từ giữa tháng 4 tới. Kể từ ngày 19/3 tới, bang New York cũng cho phép các quán ăn, nhà hàng hoạt động trở lại với 75% công suất, riêng thành phố New York vẫn chỉ được phép ở mức 35% công suất. Hiện thành phố New York có khoảng gần 4.000 ca nhiễm mới mỗi ngày và con số này vẫn duy trì trong suốt hai tuần vừa qua. Theo Thị trưởng Bill de Blasio, việc đeo khẩu trang vẫn là bắt buộc và thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cẩn trọng khác.
Tính tới ngày 7/3, có 3 bang liền kề nhau là New York, New Jersey và Connecticut đã tiêm chủng xong cho khoảng 3 triệu người - một con số ấn tượng tại một trong những khu vực bị đại dịch hoành hành tồi tệ nhất của nước Mỹ. Trong đó, bang New York tiêm chủng được nhiều nhất, với 1,89 triệu người, tương đương hơn 9% dân số của bang.
Trong khi đó, Chính phủ Canada đã quyết định chọn ngày 11/3 là Ngày Tưởng niệm những người tử vong do COVID-19. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nêu rõ ngày tưởng niệm này cũng phản ánh những tác động lớn mà "tất cả mọi người phải gánh chịu do COVID-19", từ việc bị cô lập, thất nghiệp đến việc không còn những dịp tụ họp cùng bạn bè và gia đình.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 6/3: Thế giới xấp xỉ 2,6 triệu người tử vong; EU 'thích' vaccine Nga Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 407.923 trường hợp mắc COVID-19 và 7.813 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên trên 116,6 triệu ca bệnh, trong đó xấp xỉ 2,6 triệu người không qua khỏi. Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu thống kê của...