Loạt món ăn hấp dẫn của các nước vào dịp Tết Âm lịch
Mỗi quốc gia đều có những hương vị truyền thống đặc trưng để đón mừng năm mới. Những món ăn độc đáo dưới đây đã tạo nên sự phong phú cho bản đồ ẩm thực mùa lễ hội.
Hàn Quốc: Mâm cỗ cúng đêm giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu Tteokguk (hay còn gọi là canh bánh gạo). Món ăn này có nguyên liệu chính là bánh gạo trắng và được nấu cùng nước hầm từ thịt heo hoặc thịt bò. Ảnh: Twitter.
Bánh gạo trắng thể hiện sự thanh khiết và sạch sẽ. Người dân tại xứ sở kim chi thường ăn món này vào ngày mùng 1 Tết. Họ xem việc thưởng thức Tteokguk là một cách đánh dấu sang tuổi mới. Bát canh bánh gạo cũng ẩn chứa ý nghĩa mang lại sự may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Ảnh: Brunch.
Trung Quốc: Mì trường thọ là món ăn đại diện cho lời chúc về sức khỏe và sống thọ nhân dịp đầu năm tại Trung Quốc. Món ăn độc đáo này ra đời cách đây hơn 300 năm tại làng Nam Sơn, tỉnh Chiết Giang. Những sợi mì dai, dài được người dân nơi đây chế biến với quy trình lâu dài, thận trọng và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ảnh: Pinterest.
Điểm đặc biệt trong cách thưởng thức món mì là không được cắn đứt sợi mì. Người Trung Quốc thường thêm một quả trứng gà vào bát mì trường thọ bởi họ quan niệm trứng gà có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn. Ảnh: Taste, Gody.
Video đang HOT
Singapore: Gỏi Yusheng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Singapore. Món ăn được làm từ cá hồi sống, rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng… Cả gia đình sẽ cùng trộn các nguyên liệu với nước sốt và gia vị khi ăn. Mỗi loại nguyên liệu trong món ăn này đều mang một ý nghĩa độc đáo riêng. Ảnh: Foodandwine, Toptier.
Người dân quan niệm món ăn được thêm cà rốt để cầu phát đạt, thêm dưa leo với mong muốn trẻ mãi không già và thêm dầu với ngụ ý tăng may mắn, phát tài. Yusheng còn có nghĩa là cá sống. Trong tiếng Hoa, nó cũng được hiểu là cuộc sống thịnh vượng. Ảnh: Asianinspirations.
Mông Cổ: Ngày Tết ở Mông Cổ thường gồm các món ăn truyền thống như thịt cừu, thịt ngựa, cơm, các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, bánh buuz và bánh ul boov là 2 hương vị không thể thiếu. Mỗi gia đình tại đây đều chuẩn bị một lượng lớn các loại bánh này để mời khách trong dịp năm mới. Ảnh: Livetv, Eternal Landscapes Mongolia.
Bánh buuz có hình khá giống các loại dimsum hoặc bánh bao của người Hoa. Trong khi bánh ul boov lại có hình dạng thú vị tựa như đế giày. Điểm đặc biệt là bánh ul boov được xếp thành từng tầng từng lớp bắt mắt. Người Mông Cổ tin rằng nhà nào có tháp bánh càng nhiều tầng chứng tỏ nhà ấy càng thịnh vượng, phát đạt. Ảnh: Discover Mongolia.
Việt Nam: Bánh chưng là hương vị không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Nguyên liệu chính gồm gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Mọi người thường dâng cúng tổ tiên món bánh này. Đây là cách thể hiện tinh thần biết ơn nguồn cội của những người con đất Việt. Ảnh: Quỳnh Trang, Ngân Giang.
Vào dịp năm mới, mỗi gia đình thường sum vầy gói bánh chưng bằng lá dong hoặc lá chuối. Thời gian luộc bánh có thể lên tới 10 giờ. Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi người quây quần và ôn lại những câu chuyện, kỷ niệm đẹp trong năm qua. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Theo Zing
Ốc luộc, cua lông và những đặc sản đượm vị thu ở các nước châu Á
Mùa thu là thời điểm tuyệt vời để du khách vi vu ngắm đất trời khoác màu áo mới và thưởng thức những món ăn hấp dẫn từ trái cây, ẩm thực đường phố đến hải sản thơm ngon.
Cốm, Việt Nam: Cốm là thức quà tinh túy, mang đậm hương vị mùa thu Hà Nội. Cốm xanh bọc trong lá sen, mở ra ngào ngạt hương thơm nồng nàn, biểu tượng cho sự hài hòa của đất trời thủ đô khi sang thu. Cốm tươi được bán ở khắp Hà Nội, từ gánh hàng rong đường phố đến những cửa hàng lớn. Bên cạnh đó, rất nhiều món ăn hấp dẫn khác làm từ cốm như chả cốm, bánh cốm, cốm chiên phồng... Ảnh: Vũ Minh Quân.
Ốc luộc, Việt Nam: Ốc luộc tại các hàng quán ven đường mộc mạc, dân dã nhưng lại hấp dẫn bao thực khách khi thời tiết giao mùa. Những con ốc béo tròn, luộc cùng gừng, sả thơm phức. Thực khách sẽ mê mẩn với hương vị gây nghiền kết hợp của thịt ốc ngọt, bùi, dai giòn hòa quyện nước mắm chanh, sả, ớt chua ngọt. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Cua lông, Trung Quốc: Cua lông vàng được nuôi nhiều ở khu vực đông trung bộ Trung Quốc, nổi tiếng nhất là cua ở hồ Dương Trừng, gần Thượng Hải. Khoảng tháng 9-10 Âm lịch, ẩm thực thành phố này dường như chỉ xoay quanh các món từ cua lông. Với người Thượng Hải, cách tuyệt vời nhất để thưởng thức loại hải sản đậm vị thu là hấp chín, sau đó chấm với sốt làm từ dấm, đường và gừng. Ảnh: Whampoa Club.
Thịt cừu, Trung Quốc: Ở Bắc Kinh, thịt cừu rất phổ biến vào thời gian này trong năm. Món thịt thơm mềm giúp cải thiện lưu thông máu, bồi bổ cơ thể cho những tháng mùa đông sắp tới. Lẩu thịt cừu là món ăn được ưa chuộng hơn cả. Một nồi lẩu thịt cừu hầm cay thịnh soạn có thêm rau (lá cúc), đậu phụ đông lạnh, mì khoai lang hoặc mì tươi kéo bằng tay. Ảnh: Ngo Your Meal.
Cua xanh, Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc, cua được nấu theo nhiều cách khác nhau. Cua xanh được thu hoạch vào mùa thu có hương vị thơm ngon, hấp dẫn ngay cả khi chỉ hấp đơn giản. Món canh cua jjigae với hương vị phong phú cũng rất đáng để thử. Đặc biệt, nếu muốn trải nghiệm ẩm thực Hàn Quốc ở một tầm cao mới, du khách có thể thử gejang (cua ngâm), được chế biến bằng cách ướp cua sống trong nước tương hoặc sốt ớt ngọt cay. Ảnh: Fotolia.
Táo, lê và hồng, Hàn Quốc: Mùa thu là thời điểm thu hoạch nhiều loại trái cây. Trong số đó, táo, lê và hồng tượng trưng cho mùa thu xứ kim chi. Trái cây thưởng thức vào thời điểm này không chỉ ngọt mà còn rất giàu chất dinh dưỡng. Ảnh: Colorful Daegu.
Súp nấm Matsutake, Nhật Bản: Matsutake đắt đỏ được mệnh danh là "vua nấm". Loại nấm này rất được ưa chuộng trong ẩm thực Nhật Bản. Súp nấm là món ăn "tuyệt cú mèo" để thưởng thức khi thu tới. Công thức nấu món này bao gồm các loại rau theo mùa, thịt gà, tôm, mitsuba và nấm. Súp được phục vụ trong ấm trà đất sét (dobin) nhỏ. Thực khách đổ nước dùng vào chén, chọn các loại rau và thưởng thức. Ảnh: Tomomarusan, Thekitchn.
Yakiimo (Khoai lang nướng), Nhật Bản: Yakiimo là món ăn vặt bình dân đặc trưng của mùa thu Nhật Bản. Dạo bước trên các con phố xứ Phù Tang, du khách dễ dàng bắt gặp các xe tải Yakiimo hoặc xe đẩy bán loại khoai lang ngon tuyệt này. Vừa chiêm ngưỡng cảnh sắc rực rỡ của những tán lá thu đầy màu sắc vừa ăn khoai lang nướng thơm nức mũi là trải nghiệm tuyệt vời du khách sẽ nhớ mãi. Ảnh: MShades, I Am A Food.
Theo Zing
Bánh gạo Hàn Quốc cay cay, nồng nồng cho những ngày đông se lạnh Lạc vào xứ sở Kim Chi với mòn bánh gạo Hàn Quốc với những miếng bánh gạo dai dai trắng muốt kết hợp với nước sốt cay nồng, phù thêm một lớp phô mai ngầy ngậy chắc chắn sẽ hấp dẫn bạn trong những ngày đông se lạnh. Vậy hãy cùng nhà hàng buffet Hương Sen học bí quyết chế biến món bánh...