Loạt hình ảnh mê hoặc “Phía cuối sông băng” tại Iceland
Mới đây, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ Chris Burkard đã ra mắt một cuốn sách mới với tựa đề “At Glacier’s End” (tạm dịch: Phía cuối sông băng), giới thiệu với công chúng những bức hình chụp từ trên không tuyệt đẹp về các dòng sông băng ở Iceland.
“Đó là một trải nghiệm thấu tận tim gan. Vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất Iceland thật sự ngoạn mục. Tôi có cảm giác như nó đã lấy đi một mảnh trái tim của tôi vậy”, Chris Burkard chia sẻ.
Được chụp ở độ cao 600m đến 1200m, những dòng sông này trở nên trừu tượng, uốn lượn từ ngọn nguồn băng giá cho tới khi chảy ra biển khơi.
Burkard đã dành hơn 7 năm để nghiên cứu và bay lượn trên các hệ thống sông rộng lớn của Iceland trên một chiếc máy bay Cessna nhỏ màu đỏ. Vì thế Burkard hiểu rất rõ vị trí và đặc tính của các con sông.
“Mùa xuân, nhưng con sông ở đây chẳng có mấy nước. Giống như cực quang hay mặt trăng, những con sông đặc biệt này sẽ chảy hiền hoà và túa ra cửa sông, hoà cùng biển cả theo chu kỳ”, nhiếp ảnh gia nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo giới chuyên gia, cuốn sách ảnh như một bức thư tình mà Burkard gửi đến những dòng sông băng ở Iceland. Tuy nhiên, cuốn sách không đơn thuần chỉ mang tính nghệ thuật, mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo. Chris Burkard cho biết, tình trạng xây dựng thuỷ điện “thiếu quy củ” tại Iceland khiến những dòng sông phải đối mặt với rủi ro.
Tác giả của “At Glacier’s End” cho hay, nhà máy Thủy điện Kárahnjúkar gây tranh cãi được hoàn thành vào năm 2009, cung cấp năng lượng cho một nhà máy luyện nhôm duy nhất nhưng lại cần đến 5 con đập trên hai dòng sông. “Điều này thật sự đáng lo ngại”, Burkard cảnh báo.
Chris Burkard hy vọng, với những ai không thể trải nghiệm khung cảnh hoãng dã của Iceland trực tiếp, cuốn sách ảnh này – một tác phẩm nghệ thuật mà anh cho là vĩ đại hơn bản thân mình, sẽ truyền đi thông điệp về việc bảo vệ Mẹ thiên nhiên.
Cuộc sống bên rìa thế giới
Marzena Skubatz ghi lại hình ảnh chân thực về Egilsstadir, thị trấn xa xôi và thường bị tách biệt với thế giới bên ngoài trong những đợt bão tuyết.
Năm 2012, trước khi trở thành phóng viên của New York Times, Marzena Skubatz, bán phần lớn tài sản của mình và đặt chuyến bay tới một nơi xa xôi ở phía đông xứ băng đảo. Ngoài thực hiện giấc mơ khám phá Iceland, cô tới đây để nhận công việc, giúp đỡ Marsibil Erlendsdottir - một người nông dân điều hành trạm dự báo thời tiết và trang trại cừu.
Từ sân bay nhỏ ở Egilsstadir, gần rìa cực đông đất nước, đường tới trạm thời tiết mất gần hai tiếng. Cô băng qua những con đèo phủ đầy tuyết, bên cạnh là những thác nước và những con tuần lộc cùng vài ngôi nhà mùa hè không có người ở.
Khi gần đến nơi, con đường trở nên gồ ghề và hẹp hơn. Đích cuối là một vịnh hẹp biệt lập, nơi có một ngọn hải đăng nhỏ màu vàng ở phía xa xa. "Chào mừng bạn đến nơi tận cùng của thế giới", Erlendsdottir cười khi giới thiệu về trang trại của mình. Bà tự gọi mình bằng cái tên thân mật Billa.
Khu vực này rất khó tiếp cận vào mùa đông, khi ánh sáng ban ngày chỉ kéo dài trong vài giờ. Trong nhiều tháng liên tục, trang trại bị bão tuyết bao phủ. Không gian xung quanh vắng lặng, không có gì ngoài âm thanh từ biển cả. Vào mùa đông, những con sóng trở nên hoang dã hơn, gió mạnh và điều kiện thời tiết khó dự đoán hơn. Nhưng ngay cả trong trận bão tuyết khắc nghiệt nhất, những người sống ở trạm thời tiết vẫn rời khỏi nhà để chăm sóc các con vật và kiểm tra các thiết bị đo lường.
Marzena thích dành thời gian ở trang trại, nơi không có sóng điện thoại di động. Từ nhỏ cô đã quen với công việc đồng áng: chăm sóc cừu, huấn luyện chó, sửa hàng rào, thu gom cỏ khô, vì vậy công việc mới tại Iceland không quá khó khăn. Cô đã sống như thế trong hai năm rưỡi và chụp lại những khoảnh khắc thường ngày ở nơi tận cùng thế giới.
Vào mùa xuân, khi cừu đẻ, chúng cần được theo dõi 24/24. Mùa hè, mọi người cần thu lượm cỏ khô cho những tháng mùa đông. Trong suốt mùa thu, bầy cừu cần được lùa xuống núi.
Ngoài những công việc đồng áng, Billa phải trông nom ngọn hải đăng xây dựng từ năm 1908. Tủ đồ trong nhà luôn phải được lấp đầy nhu yếu phẩm, bởi siêu thị gần nhất cách đó 80 km. Vào mùa đông, bà phải mất một giờ đi thuyền mới tới cửa hàng gần nhất. Một con thuyền chở thư từ đến đây khoảng hai tuần một lần, nhưng đó là khi thời tiết cho phép.
Văn phòng Khí tượng Thủy văn Iceland có 71 trạm thời tiết ở khắp đất nước. 57 trạm trong số đó báo cáo lượng mưa, độ dày của tuyết bao phủ... một lần mỗi ngày. Billa chuyên cập nhật tình hình độ che phủ của mây, điều kiện thời tiết và các hiện tượng khí tượng khác.
Trạm khí tượng nơi Billa đang làm việc được xây dựng từ năm 1938, luôn có người điều hành. Bà cho biết, với điều kiện khắc nghiệt của khu vực, tự động hóa là bất khả thi. Trạm nằm ở nơi vô cùng xa xôi. Trong những tháng lạnh nhất của năm, du khách chỉ có thể đến đây bằng thuyền. Khi bão đổ bộ, bạn có thể bị cắt đứt với thế giới bên ngoài trong nhiều ngày.
Ba giờ một lần, cả ngày lẫn đêm và bất kỳ trong điều kiện thời tiết nào, Billa đều đặn kiểm tra kết quả đo trên các thiết bị đặt tại trạm và chuyển dữ liệu đến văn phòng ở thủ đô Reykjavik. Báo cáo của Billa cùng với những nơi còn lại trên khắp đất nước được công bố trực tuyến và qua đài phát thanh. Đối với những người nông dân canh tác dựa vào dự báo thời tiết, thông tin của Billa cung cấp có thể giúp họ quyết định công việc hàng ngày. Với ngư dân, thông tin đó có thể quyết định ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Billa lớn lên ở trạm thời tiết cùng anh trai và 5 chị gái. Bà kết hôn với một người địa phương, có gia đình riêng với hai con. Con trai của bà được sinh ra trên một chiếc thuyền trên đường bố mẹ chúng tới bệnh viện để sinh nở.
Chồng của Billa qua đời và bà phải tự điều hành trạm thời tiết cùng trang trại. Billa có thể dễ dàng rời khỏi nơi này, đến một chỗ khác sinh sống. Nhưng bà không muốn, vì "ở đây không bao giờ nhàm chán". Billa là một người sống khép kín. Mất hơn một năm, bà mới có thể thoải mái đứng trước ống kính máy ảnh của Marzena.
Hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng việc sống hòa hợp với thiên nhiên mang đến cho Billa cảm giác bình yên trong tâm hồn. Bà không muốn mình rảnh rỗi, và luôn dành phần lớn thời gian ở bên ngoài làm việc, càng nhiều càng tốt.
Vài năm trước con gái của Billa, Adalheidur, hoàn thành việc học ở Reykjavik và chuyển về trang trại để phụ giúp mẹ. "Nếu tôi có chuyển đi nơi khác, mẹ tôi chắc chắn sẽ ở lại đây một mình. Ở đây, bà cảm thấy tự do", cô nói.
Ảnh: Marzena Skubatz
Đất nước có 13 ông già Noel Không giống như tại các quốc gia khác, người Iceland tin rằng có tới 13 ông già Noel. Người dân khắp nơi trên thế giới đã quá quen thuộc với hình ảnh ông già Noel mặc áo màu đỏ, râu trắng, cưỡi tuần lộc. Tại Iceland, ông già Noel không như vậy. Đó là những Yule Lads, có tổng cộng 13 người. Họ...