Loạt hãng thời trang lớn dính líu đến nạn phá rừng ở Amazon
Hàng loạt ông lớn trong ngành thời trang từ Zara cho tới Fendi bị gọi tên vì có liên hệ với những nhà cung cấp đang tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Theo The National News, nghiên cứu được thực hiện bởi Stand.earth cho thấy những mặt tối về chuỗi cung ứng phức tạp trong ngành công nghiệp thời trang. Nhiều thương hiệu lớn nhất thế giới bị cáo buộc có dính líu đến nạn phá rừng ở Amazon.
Báo cáo cho thấy các thương hiệu như Coach, LVMH, Prada, H&M, Zara, adidas, Nike, New Balance, Teva, Ugg và Fendi có “một số mối liên hệ với những nhà cung cấp được cho là liên quan tới nạn phá rừng”.
Nạn phá rừng ở Amazon liên quan lớn tới ngành thời trang. Ảnh: The National News.
Báo cáo cũng chỉ đích danh hơn 50 thương hiệu liên quan tới JBS – nhà xuất khẩu da lớn nhất Brazil. Nhà sản xuất này đang tạo những ảnh hưởng xấu tới rừng Amazon. Dù công ty tuyên bố cam kết loại bỏ nạn phá rừng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình vào năm 2035, các nhóm bảo vệ môi trường vẫn không thực sự tin điều đó.
“Phá rừng là vấn đề đặc hữu của toàn bộ ngành công nghiệp da ở Brazil”, trích báo cáo từ Stand.earth. Và không chỉ JBS, các công ty khác như Minerva, Fuga Couros cũng bị réo tên.
Các nhà nghiên cứu từ Stand.earth đã phân tích thông tin hải quan thu được từ một số nhà cung cấp dữ liệu và tham chiếu chéo dữ liệu này với dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác.
Phân tích từ Stand.earth không chứng minh được mối liên hệ trực tiếp giữa các thương hiệu thời trang và nạn phá rừng. Tuy nhiên, nó cho thấy mối liên kết giữa các thương hiệu thời trang và nhà cung cấp làm tăng các sản phẩm may mặc. Và các sản phẩm này lại là kết quả từ việc chăn thả gia súc ở Amazon.
Video đang HOT
Các nhà cung cấp da cho nhiều hãng thời trang bị cáo buộc liên quan đến nạn phá rừng. Ảnh: The National News.
Cũng trong bản báo cáo, các nhà nghiên cứu xác định ngành chăn nuôi gia súc là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nạn phá rừng ở rừng Amazon. Brazil là nước có đàn gia súc lớn nhất thế giới, lên tới 215 triệu con.
Nhiều thương hiệu thời trang có tên trong báo cáo đã công bố công khai các chính sách được thiết kế để “tạo khoảng cách” giữa họ và những công ty bị cáo buộc phá rừng.
Dù vậy, dữ liệu của Stand.earth cho thấy 22/74 công ty thời trang được xác định “có khả năng vi phạm chính sách của chính mình trong việc tìm nguồn cung ứng da liên quan đến nạn phá rừng”. 2/3 công ty còn lại thậm chí không có chính sách nào liên quan.
Tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow, Vương quốc Anh, nhà thiết kế thời trang Stella McCartney đã kêu gọi ban hành lệnh cấm hoàn toàn da thú trong ngành công nghiệp thời trang.
“Tôi nghĩ không nhiều người thực sự hiểu tác động kinh khủng của ngành nông nghiệp chăn nuôi đến hành tinh. Không chỉ là sự tàn ác, nông nghiệp động vật còn chiếm 18% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nó còn dẫn đến nạn phá rừng ở các hệ sinh thái quan trọng như Amazon.
Sản xuất da cũng là một vấn đề liên quan đến nhân quyền. Ngành công nghiệp này đang gây hại cho chính các công nhân. Tình trạng xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển”, cô nói.
Chàng trai tự kỷ sở hữu 800 đôi giày Sneaker
Chàng trai tự kỷ sở hữu 800 đôi giày Sneaker Từ năm 12 tuổi, Morgan Weekes đã bị ám ảnh bởi những đôi giày Sneaker.
Sau 18 năm, anh đã sở hữu bộ sưu tập khủng có khoảng 800 đôi, trị giá hàng nghìn bảng Anh.
Từ nhỏ, Morgan Weekes được đưa đến Trung tâm Fordway ở Ashford dành cho trẻ mắc chứng tự kỷ.
"Tại đây, đôi giày thời trang đầu tiên đã lọt vào "mắt xanh" của tôi. Nhiều bạn bè đến từ Anh ăn mặc thời trang và hợp xu hướng. Từ đó, niềm yêu thích thời trang của tôi được hình thành" - anh chia sẻ.
Giờ đây, anh tin rằng mình đang sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất ở Vương quốc Anh.
Morgan nói: "Tôi có 800 đôi để ở một số địa điểm. Các đôi mới về mỗi tuần. Số lượng trong bộ sưu tập của tôi luôn tăng lên hàng tháng".
Nhiều đôi thậm chí anh chưa bao giờ đi và tất cả đều được giữ cẩn thận trong đủ, kiểm soát nhiệt độ đặc biệt để đảm bảo sự nguyên sơ.
Morgan Weekes sở hữu 800 đôi giày Sneaker đến từ các thương hiệu lớn.
Hiện tại tủ giày của anh như một cửa hàng, rất lớn và đầy ắp các bức tường. Anh có xu hướng sưu tập giày Nike trong khoảng năm 1990 đến 2003. Đôi giày lâu đời nhất của anh được sản xuất ở những năm 1980. Trong khi đó, đôi đắt nhất anh có là giày giới hạn, đánh dấu sự hợp tác của McLaren F1 và Asics.
Sống trong một căn hộ ở Woking, Surrey, anh luôn phải đấu tranh tư tưởng để giữ số lượng tại nhà ở mức tối thiểu. Anh để sẵn 20 đôi để đi thường xuyên và xoay vòng bộ sưu tập của mình.
"Tôi không thích để quá nhiều trong nhà, vì có thể gây ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt khi giày của tôi đã 30 tuổi. Nó sẽ không tốt cho sức khỏe" - Morgan cho biết.
Mỗi đôi giày thể thao của anh có giá từ 137 USD đến 20.600 USD hoặc hơn. Chúng đã trở thành những món đồ sưu tập thực sự như đồng hồ.
Trong bộ sưu tập của mình, anh thích nhất dòng Nike Spiridon. Theo anh, đó là một tác phẩm kinh điển đình đám đã trở lại một lần nữa vào năm 2016. Anh đã sở hữu 75 đôi thuộc dòng này, trong đó có 30 đôi cùng màu. Thiết kế màu xanh hoàng gia hiếm và khó mua nhất nhưng anh vẫn săn lùng để mua với bất cứ giá nào.
"Những đôi giày này có sức ảnh hưởng lớn trong làng nhạc và thời trang vào đầu những năm 2000. Với tôi, nó là mẫu giày đẹp và mang tính biểu tượng" - Anh nói thêm.
Morgan vẫn đang tìm kiếm một đôi trong mơ thuộc dòng Nike MAGS, đã xuất hiện trong bộ phim Back To The Future. Đôi này có thể tự buộc dây, giá từ 15.000 đến 20.000 bảng tùy phiên bản.
Hiện tại Morgan làm việc tại tạp chí giày dép quốc tế Sneaker Freaker. Nhờ sự nỗ lực hết mình, anh đã có cơ hội làm việc với các thương hiệu đình đám như Nike và New Balance.
Zara rất phổ biến nhưng lại là nhãn hiệu bị ghét cay ghét đắng, vì sao lại thế? Không những thế, Zara còn được nhiều NTK liệt vào hàng "tội đồ" của ngành may mặc. NTK tài danh Tom Ford từng gây sốc khi thẳng thừng tuyên bố: "Có thể hơi tự mãn, nhưng tôi đã may mắn khi sáng tạo ra những thiết kế tuyệt vời. Có điều, tôi không mấy thích thú khi thấy chúng xuất hiện tại cửa...