Loạt game MOBA đồ họa tuyệt đỉnh trên nền tảng Android
Cùng chúng tôi đến với những siêu phẩm game MOBA có đồ họa tuyệt đỉnh trên nền tảng Android trong bài viết sau đây nhé.
LOL Last Attack Global
LOL Last Attack Global, có lẽ chỉ cần đọc cái tên này chắc hẳn không ít game thủ đã nhận ra đây là một tựa game ăn theo League of Legends đình đám. Tuy nhiên, trò chơi này lại được đánh giá là một trong những bản sao hoàn hảo nhất so với phiên bản gốc trên di động. Người chơi sẽ bước vào những cuộc chiến đầy gay cấn và tự do điều khiển vị tướng của mình.
LOL Last Attack Global được phát triển bởi Zestylife – một nhà phát triển không mấy tên tuổi nên trò chơi cũng khá âm thâm về ngày ra mắt. Ngay bản thân tôi đã rất tình cờ khi biết tới game bởi những ấn tượng ban đầu về hình ảnh. Trò chơi được xây dựng với nền đồ họa dễ nhìn và rất chi tiết, gần như là y hệt với phiên bản trên PC từ thiết kế tướng, tạo hình minion cho tới cấu trúc công trình trụ, nhà chính. Âm thanh trong game khá hào hùng và khí thế, nhờ vậy mà các cuộc chiến được đẩy lên cao trào ngay từ những phút đầu tiên.
Cơ chế điều khiển trong LOL Last Attack Global rất dễ làm quen với các phím ảo được hiển thị ngay trên màn hình. Bạn có thể di chuyển thông qua các phím điều hướng phía bên trái và kích hoạt kỹ năng cũng như tấn công cơ bản hiển thị phía bên phải. Ngoài ra, hiển thị tăng skill sẽ xuất hiện mỗi khi vị tướng lên cấp hay biểu tưởng Shop xuất hiện khi bạn đang ở khu vực nhà chính của mình.
Link download: Android
Heroes of SoulCraft
Hãng Mobilebits đã cho ra mắt game MOBA hấp dẫn của mình với tên gọi Heroes of SoulCraft. Cũng nói thêm rằng, tựa game MOBA này được thừa hưởng các nhân vật có từ serie game nhập vai SoulCraft của Mobilebits. Điểm nổi trội của Heroes of SoulCraft là game hỗ trợ đa nền tảng từ Android, iOS, PC và hứa hẹn sẽ có mặt cho cả hệ máy console. Điều này có nghĩa game sẽ kết nối các game thủ trên mọi nền tảng đến gần nhau hơn và ranh giới phân biệt giữa game di động với PC và console đang mờ dần đi.
Heroes of SoulCraft có 2 chế độ cho người chơi lựa chọn: tham gia trận đấu 2 vs 2 kéo dài 5 phút hoặc tham gia trận 4 vs 4 kéo dài 15 phút. Hiện tại tổng số hero người chơi có thể chọn được là 12 và con số này có thể sẽ tăng lên ở những phiên bản sau. Cũng tương tự với các game MOBA khác, các hero trong Heroes of SoulCraft cũng được chia làm nhiều dạng như cận chiến, xạ thủ, pháp sư…
Video đang HOT
Cách chơi của Heroes of SoulCraft cũng khá dễ nắm bắt, người chơi sẽ điều khiển hướng di chuyển của hero bằng cụm điều hướng bên trái màn hình, còn các kỹ năng chiến đấu sẽ được bố trí bên phải. Bản đồ trong game cũng được sắp xếp vị trí rất hợp lý và rõ ràng, thuận tiện cho game thủ nhìn bao quát trận đấu hơn. Nhìn chung, các tính năng chính đều được game hướng dẫn ngay khi mới tham gia, chỉ cần bỏ chút ít thời gian làm quen là người chơi có thể thao tác dễ dàng.
Link download: Android
The Witcher Battle Arena
Trong The Witcher Battle Arena, bạn sẽ được tham gia trận đấu 3v3 trong một bản đồ nhỏ. Sẽ có 3 công trình mà hai bên phải đấu tranh để giành quyền kiểm soát. Đây là cuộc chiến giữa những vị tướng/anh hùng, không có sự xuất hiện của quân lính vì vậy bạn chỉ có cách kiếm tiền qua việc tiêu diệt tướng địch hoặc chờ đợi nó tăng theo thời gian.
Với lượng tiền kha khá, người chơi sẽ sớm sắm cho nhân vật của mình những trang bị hỗ trợ nhiều hơn về mặt tấn công hoặc phòng thủ. Trận đấu trung bình kéo dài khoảng 10 phút, đây là khoảng thời gian thích hợp cho một tựa game chơi trên di động.
Link download: Android
Heroes of Order & Chaos
Heroes of Order & Chaos là một trong những game MOBA đời đầu đặt chân lên iOS. Cho tới nay, siêu phẩm này vẫn luôn chứng minh được sức hút của mình. Các trận chiến trong Heroes of Order & Chaos liên quan nhiều tới các yếu tố hẹn giờ và đưa ra quyết đinh.
Game mang trong mình tổng cộng 40 nhân vật tuy nhiên chỉ có 3 loại bản đồ lặp đi lặp lại. Gameloft đã liên tục cập nhật Heroes of Order & Chaos trong nhiều năm và liên tục cuốn hút thêm người chơi mới.
Link download: Android
Theo Gamek
Google Play bị kiện vì lạm dụng vị trí độc quyền
Trong tuần vừa qua, Aptoide - hãng kinh doanh ứng dụng phần mềm ở châu Âu đã kiện "ông vua tìm kiếm" Google lên Ủy ban châu Âu (European Commission) vì gây khó khăn cho người sử dụng các ứng dụng tích hợp hệ điều hành Android của hãng.
Theo đó, Aptoide - một hãng kinh doanh ứng dụng trực tuyến độc lập có trụ sở ở Lisbon, Bồ Đào Nha sở hữu 200.000 ứng dụng với 6 triệu thành viên, đã gửi kiến nghị lên Ủy ban châu Âu - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu có nhiệm vụ phê chuẩn các hiệp định và thông qua các điều luật mới.
Aptoide - hãng phát hành ứng dụng có trụ sở tại Lisbon, Bồ Đào Nha
Chúng ta đều biết rằng, ứng dụng di động là một phần không thể thiếu của các thiết bị tích hợp HĐH Android của Google, trong đó, cửa hàng trực tuyến Google Play là nơi phân phối các phần mềm "chính chủ" của hãng. Tuy nhiên, cũng có những cửa hàng trực tuyến khác tham gia vào thị trường ứng dụng "robo xanh" nhưng lại bị chèn ép quá mức.
Trả lời phỏng vấn của CNET, người đồng sáng lập và cũng là CEO của Aptoide - Trezentos cho biết: "Ủy ban châu Âu EC đang tích cực tìm kiếm các bằng chứng chứng minh hành vi lạm dụng vị trí độc quyền [của Google]. Chúng tôi tin rằng, việc này sẽ được thực hiện triệt để và Ủy ban châu Âu có thể làm việc với Google nhằm đưa ra các chính sách thích đáng hơn." Không những vậy, ông cũng chỉ ra các vấn đề chính Google cần giải quyết với các bên phát hành ứng dụng thứ ba.
Thứ nhất, Google "gây khó khăn cho người dùng khi cài đặt các phần mềm của các bên không phải là Google Play" bằng cách thay đổi quy trình cài đặt thường xuyên.
Google thường gây khó khăn cho các ứng dụng không download từ hãng
Thứ hai, Google gỡ bỏ các tính năng then chốt của Dự án mã nguồn mở Android và chuyển chúng sang các gói dịch vụ di động trên Google bao gồm các ứng dụng chính như Maps, Gmail hayGoogle Play. Không những vậy, Trezentos cũng cho biết ông không thích cách Google loại bỏ các cửa hàng ứng dụng trực tuyến khác bằng cách hạn chế kết quả tìm kiếm và khóa tài khoản truy cập trên thanh công cụ mã nguồn mở Chromium. Cụ thể, ông nhận xét: "các cửa hàng App Store rất thú vị nhưng Google đang đảm bảo rằng họ kiểm soát 100% các kênh phân phối ứng dụng. Hành vi lạm dụng độc quyền này không chỉ gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng nói riêng mà còn có các nền tảng Android nói chung."
"Trước mắt, Google nên cho phép các cửa hàng ứng dụng khác có mặt trên Google Play nhằm đem tới cho người dùng nhiều hơn một sự lựa chọn." Ông cũng muốn các cửa hàng đó được phân loại dưới hình thức các "nguồn cung đáng tin cậy" đối với HĐH Android. Về lâu dài, CEO của Aptoide muốn Google "cởi mở hơn đối với các công ty muốn tham gia vào nền tảng Android."
Google nên cởi mở hơn với các công ty muốn tham gia vào nền tảng Android
Theo quy định chống độc quyền của Ủy ban châu Âu, "một công ty nắm độc quyền có trách nhiệm đảm bảo rằng các hành vi của họ không gây ảnh hưởng tới hoạt động cạnh tranh." Mặc dù vẫn chưa ai khẳng định được những cáo buộc trên có thể buộc Google thay đổi lập trường của mình hay không nhưng theo tiến sĩ Orla Lynskey - trợ lí pháp lí tại Đại học kinh tế Luân Đôn nhận xét: "Điều này sẽ phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của vụ việc. Google đang nắm trong tay khả năng chi phối thị trường trong nhiều lĩnh vực. Do đó, câu hỏi được đặt ra rằng liệu họ có tận dụng lợi thế của mình để loại bỏ các đối thủ tiềm năng khác ra khỏi thị trường hay không?"
"Cho dù thế nào đi chăng nữa, Ủy ban EC sẽ cần xem xét kĩ lưỡng cáo buộc này bởi bất cứ quyết định nào đưa ra cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh sau này. Nếu họ [EC] thông qua, sẽ có một cuộc điều tra chính thức xoay quanh các hoạt động của Google."
Trong những năm qua, "ông vua tìm kiếm" đã từng gặp phải không ít các cáo buộc liên quan tới hành vi độc quyền ở các nước châu Âu. Điển hình như năm 2013, Liên minh châu Âu - EU đã tiến hành kiếm tra hoạt động sử dụng Android của Google khi một nhóm các công ty như Nokia, Microsoft hay Oracle cáo buộc hãng "lợi dụng kết quả tìm kiếm và cho ra 70% các ứng dụng Google trên smartphone xuất xưởng" thời gian đó.
Google lợi dụng kết quả tìm kiếm và cho ra gần 70% kết quả là các ứng dụng của hãng
Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghi vấn nào về hoạt động ưu tiên kết quả tìm kiếm ứng dụng chạy nền tảng Android ở châu Âu. Theo một nguồn tin khác cho biết trong ba tháng đầu năm, ước tính Android chiếm 72,4% thị phần ở khu vực này. Tuy nhiên, Google không phải là công ty duy nhất sử dụng hình thức "ưu tiên" đối với sản phẩm của mình. Theo ông Ian Fogg, chuyên gia phân tích di động của IHS cho biết: "Thị trường di động ngày nay tương đối khác PC bởi các hệ điều hành thống trị thường gắn liền với các chợ ứng dụng như Android thì có Google Play, iOS có App Store của Apple hay Windows Phone có Microsoft Store. Nếu EC điều tra Google, đây sẽ là bước mở đầu cho các nghiên cứu khác về chất lượng nội dung và dịch vụ cũng như vai trò của Google, Apple và Microsoft trong thị trường ứng dụng."
Mặc dù tiến trình điều tra mới chỉ bắt đầu, nhưng động thái này của EC có thể sẽ đem tới rất nhiều hệ lụy cho các hãng công nghệ lớn. Cụ thể, ông Fogg nhận định: "Bên hành pháp (EC) có khả năng ép "mở tung" các cánh cửa về kênh phân phối ứng dụng, nội dung và dịch vụ di động của Google hiện nay."
Rất có thể, Google sẽ bị kiểm soát các ứng dụng, nội dung và dịch vụ
Cũng giống như các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba khác, Aptoide cũng sử dụng công nghệ của riêng hãng để cung cấp cho các đối tác dịch vụ chợ ứng dụng. Tuy nhiên, CEO Trezentos cũng cho biết ông đã gửi "hàng tá báo cáo" trong vòng 6 tuần qua cho Google về việc Aptoide bị khóa trên trình duyệt mã nguồn mở Chromium, nhưng vẫn chưa nhận được bất cử phản hồi nào từ hãng. Ông nói: "Tôi đã cố tìm cách liên lạc với Google để thảo luận về các vấn đề nhưng không thành công."
Theo Trí Thức Trẻ