Loạt CEO Nhật Bản tiêm ‘chui’ vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc
Một loại vaccine ngừa COVID-19 chưa được phê duyệt do Trung Quốc sản xuất đã được đưa vào Nhật Bản và tiêm cho người đứng đầu một vài công ty nổi tiếng tại đây cùng gia đình họ.
Danh sách những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc tại Nhật Bản. Ảnh: Mainichi
Theo báo Mainichi, kể từ tháng 11/2020, 18 người bao gồm lãnh đạo các công ty và người thân của họ đã được tiêm vaccine. Các liều vaccine được đưa vào Nhật Bản qua một nhà môi giới Trung Quốc có quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao trong Chính phủ Trung Quốc.
Mặc dù việc một cá nhân mang vaccine nước ngoài vào Nhật Bản với ý định sử dụng cho bất kỳ ai khác ngoại trừ chính họ là bất hợp pháp, nhưng dường như phía Trung Quốc cũng đang sử dụng vaccine làm đòn bẩy để mở rộng ảnh hưởng của họ tại đây.
18h30 chiều ngày 12/12/2020, chủ tịch của một công ty công nghệ thông tin lớn cùng vợ đến một phòng khám ở phường Shinagawa, thủ đô Tokyo. Chờ đợi trong một phòng tư vấn là giám đốc phòng khám và một người đàn ông Trung Quốc.
Video đang HOT
Sau màn giới thiệu ban đầu, vợ của vị chủ tịch công ty bày tỏ lo lắng về việc liệu vaccine có thực sự an toàn hay không. Trong khi giám đốc phòng khám chỉ ngồi gõ máy tính và không nói gì, người đàn ông Trung Quốc kia mỉm cười và gật đầu trấn an.
Người đàn ông Trung Quốc kia thường xuyên đi lại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông ta cũng biết chủ tịch công ty kia được hơn 20 năm. Ông khuyên cặp vợ chồng không nên quá lo lắng về các tác dụng phụ. Điều khó chịu duy nhất sau khi tiêm là sẽ bị sưng tấy một chút ở khu vực được tiêm. Tuy nhiên, điều này là bình thường giống như khi tiêm những loại vaccine khác.
Dứt lời, người đàn ông Trung Quốc đưa cho họ một mẫu khai để xác nhận họ có đồng ý tiêm hay không. Tờ khai họ nhận được không có câu hỏi về tiền sự bệnh hoặc dị ứng, chỉ có nội dung xác nhận khách hàng muốn tiêm. Hai vợ chồng chủ tịch lần lượt viết ngày tháng, tên tuổi và số điện thoại vào mẫu khai.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, người đàn ông Trung Quốc lấy ra khỏi tủ lạnh một chiếc hộp sắt có kích thước rộng bằng một tờ giấy A4 và đưa cho giám đốc phòng khám. Bên trong là các túi nhỏ, mỗi túi có hai ống tiêm vaccine và một lọ chất lỏng 5 ml. Trên nhãn có ghi ngày tháng và một số từ bao gồm “COVID-19″ và “virus SARS-CoV-2 bất hoạt”. Theo lời giải thích của người đàn ông kia, các mũi tiêm này đều do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất. Chi phí cho mỗi liều vaccine là 10.000 yên (khoảng 2,2 triệu đồng).
Vậy tại sao một người đứng đầu công ty lớn lại mạo hiểm tiêm vaccine chưa được phê duyệt? Trong danh sách của người đàn ông Trung Quốc, tính đến nay đã có 18 khách hàng tiêm vaccine mà ông mang đến. Trong số họ là đại diện một số công ty hàng đầu Nhật Bản, bao gồm cả doanh nghiệp tài chính, nhà sản xuất điện tử và công ty công nghệ thông tin.
Một ông chủ doanh nghiệp tài chính giấu tên đã hoàn thành 2 mũi tiêm vào tháng 11 và tháng 12/2020 tiết lộ: “Nếu như tôi mắc COVID-19, nó sẽ bị coi là một sự thất bại trong việc không thể kiểm soát bản thân, và điều này không thể tha thứ được đối với một người quản lý công ty”. Kể từ đầu năm 2020, ông đã cắt giảm số lượng người gặp nhưng những bữa tiệc để gặp đối tác là điều không thể tránh khỏi. Để gạt bỏ lo lắng, ông được đối tác giới thiệu cho người môi giới Trung Quốc kia.
Tại Nhật Bản, các bác sĩ vẫn có thể tiêm vaccine không được phê duyệt như một phương pháp “điều trị miễn phí”. Tuy nhiên, Cục Y tế An toàn Dược phẩm và Môi trường của Bộ Y tế cảnh báo: “Rất nguy hiểm nếu tiếp nhận vaccine không được phê duyệt và không được biết đến”.
Ngày 10/12/2020, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng với công ty AstraZeneca của Anh mua vaccine cho 60 triệu người. Bên cạnh đó, Tokyo cũng đảm bảo 60 triệu liều vaccine Pfizer và 25 triệu từ Moderna. Các nhà sản xuất trong nước cũng đang đạt được nhiều tiến bộ với sự phát triển vaccine. Trong khi đó, niềm tin vào các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc tại Nhật Bản tương đối thấp do không đủ minh bạch trong dữ liệu thử nghiệm lâm sàng.
Ireland lên kế hoạch tiêm phòng vaccine của Moderna cho người dân
Ngày 6/1, Phó Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho biết nước này đang lên kế hoạch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho 10.000 người dân/tuần, sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) "bật đèn xanh" cho loại vaccine này.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Dublin, Ireland ngày 29/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch hiện nay, đến cuối tháng 2, Chính phủ Ireland sẽ tiêm phòng cho 135.000 người vaccine của Pfizer/BioNTech. Đây là vaccine duy nhất mà Ireland phê duyệt sử dụng tính đến thời điểm này.
Trước đó, EMA đã thông qua khuyến nghị về việc cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna bào chế và phát triển. Như vậy, vaccine của Moderna đã trở thành loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 được EMA khuyến nghị cấp phép lưu hành, sau vaccine Pfizer/BioNTech nhận được sự ủng hộ của cơ quan này hôm 21/12/2020. Để chính thức được phân phối và sử dụng, vaccine của Moderna còn cần được Ủy ban châu Âu (EC) cấp phép.
Cùng ngày, một quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết EMA có thể nhanh chóng thông qua sửa đổi khuyến nghị liên quan đến vaccine của Pfizer/BioNTech, theo đó sẽ cho phép chiết 6 liều từ một ống vaccine thay vì 5 liều như hiện nay. Quan chức giấu tên này khẳng định EMA sẽ sớm thông qua quyết định.
Sự thay đổi trên có thể dẫn đến yêu cầu sử dụng ống tiêm đặc biệt, cho phép chiết liều vaccine chuẩn xác hơn. Nghị sĩ EU Peter Liese nhấn mạnh các nước thành viên nên mua loại ống tiêm đặc biệt này. Chúng rất phổ biến và chỉ tốn 0,09 euro (0,1 USD)/chiếc.
Theo khuyến nghị hiện nay của EMA, mỗi lọ vaccine của Pfizer/BioNTech có thể được tiêm cho 5 người. Quy định mới sẽ cho phép thêm 20% dân số tại EU được tiêm phòng với số lượng vaccine Pfizer/BioNTech được đặt mua hiện nay.
EU đã đảm bảo được 200 triệu liều vaccine và được phép mua thêm 100 triệu liều của Pfizer/BioNTech. EU cũng đang đàm phán để mua thêm 50 - 100 triệu liều vaccine nữa. Các nước thành viên EU có thể sử dụng vaccine khác với khuyến nghị của EMA, song điều này có thể đối mặt với rủi ro.
Thế giới chậm tiến độ tiêm chủng vaccine trong cuộc chiến chống COVID-19 Trên thế giới, nỗ lực tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang chậm hơn so với cam kết của giới lãnh đạo, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm mới bùng phát, với số lượng kỉ lục bệnh nhân nhập viện. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Haxby, miền Bắc Anh ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson tuyên...