Loạt bí ẩn đằng sau ‘Vụ Trộm Tranh Kỳ Lạ’: thủ phạm tuổi U70, mục đích không phải vì tiền
Lấy cảm hứng từ sự kiện có thật, bộ phim “Vụ Trộm Tranh Kỳ Lạ” trên FPT Play đưa người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác của vụ trộm nổi tiếng nhất lịch sử nghệ thuật Anh quốc.
Ra mắt năm 2020, Vụ Trộm Tranh Kỳ Lạ ( The Duke) là tác phẩm cuối cùng đạo diễn nổi tiếng Roger Michell – từng làm Notting Hill (1999) – để lại trước khi qua đời. Khởi chiếu tại LHP Venice, phim nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình. Các tờ báo hàng đầu như Guardian, Daily Telegraph đều đánh giá phim 5/5 sao, cho rằng đây là một trong những tác phẩm hình sự ly kỳ mà khán giả yêu điện ảnh không nên bỏ qua.
Không chỉ nổi bật nhờ khâu diễn xuất, điểm sáng của Vụ Trộm Tranh Kỳ Lạ còn nằm ở kịch bản khi lần đầu tiên đưa lên màn bạc vụ trộm tranh nhiều uẩn khúc nhất trong lịch sử Anh quốc. Nhiều người xem không khỏi ngạc nhiên vì những tình tiết có thật ngoài đời được tái hiện khéo léo trên phim.
Số phận kỳ lạ của bức tranh quý
Lấy bối cảnh năm 1961, chuyện phim xoay quanh vụ trộm bức tranh Portrait of the Duke of Wellington (Chân dung Công tước xứ Wellington) do ông cụ Kempton Bunton (Jim Broadbent thủ vai) thực hiện. Tác phẩm này là một trong bộ ba kiệt tác của họa sĩ Tây Ban Nha Francisco Goya sáng tác từ những năm 1800 của thế kỷ 19.
Sau gần 150 năm yên vị, tác phẩm này vô tình lọt vào tay nhà sưu tập người Mỹ. Sự việc này khiến chính phủ Anh phải chi ra đến 140.000 bảng Anh (tương đương 3 tỷ bảng ở thời điểm hiện tại) mua lại bức chân dung này. Tin tức về thương vụ này đã khiến ông Kempton vô cùng tức giận vì cho rằng đó là một sự lãng phí. Ông đi đến một quyết định táo bạo nhằm thu hút sự chú ý của truyền thông vào chiến dịch vận động chính phủ thông qua chính sách miễn phí truyền hình cho người già ở thành phố Newcastle.
Sự kiện trở thành vụ trộm đầu tiên và duy nhất tính đến hiện tại trong lịch sử Phòng trưng bày Quốc gia London. Đáng ngạc nhiên, ông cụ 60 tuổi già yếu này lại có thể vượt mặt hàng loạt lớp bảo vệ và thực hiện phi vụ một cách trót lọt. Sau nhiều năm mất tích, bức tranh này chỉ được quay về “nhà cũ” khi phía cơ quan điều tra tìm ra thủ phạm và bắt giữ Kempton Bunton.
Gia cảnh kẻ phạm tội
Video đang HOT
Kịch bản Vụ Trộm Tranh Kỳ Lạ do bộ đôi biên kịch nổi tiếng Anh quốc Richard Bean và Clive Coleman chấp bút. Cả hai muốn mang đến một tác phẩm có độ chính xác cao về lịch sử nhưng cũng chạm được đến cảm xúc khán giả. Để làm điều đó, họ tập trung khai thác vào đời tư của nhân vật chính, giúp người xem hình dung rõ hơn về hoàn cảnh và động cơ của Bunton.
Kempton Bunton vẫn tiếp tục làm tài xế taxi ngay khi tuổi đã cao. Ông là người đam mê nghệ thuật và viết lách, thậm chí từng gửi kịch bản cho đài BBC. Vợ ông, Dorothy (Helen Mirren), làm nghề trông trẻ để kiếm tiền phụ giúp chồng, trong khi con gái thì đã chẳng may qua đời vì tai nạn từ lâu.
Để khắc họa chân dung Bunton, các biên kịch tổng hợp tất cả các bài viết, phóng sự về ông, cũng như hồ sơ tại tòa án. Phần lớn các đoạn hội thoại trong phim được trích từ biên bản xét xử, giữ nguyên từng câu chữ để đảm bảo đúng thực tế. Một số chi tiết ít được biết về gia đình Bunton được khai thác tinh tế để cuối cùng, khán giả đồng cảm thay vì ghét bỏ người phạm tội.
Phiên tòa xét xử gay cấn
Nếu diễn biến vụ trộm của Kempton Bunton có nhiều yếu tố hấp dẫn, bất ngờ; phiên tòa xét xử sau đó cũng hồi hộp và ly kỳ không kém. Mãi bốn năm sau khi “cuỗm” tranh, Kempton Bunton mới chính thức bị truy tố và đứng trước vành móng ngựa. Song, vì sơ hở pháp luật nên ông chỉ bị kết tội ăn cắp khung tranh mà không phải toàn bộ kiệt tác.
Trên tờ Los Angeles Times, biên kịch Clive Coleman giải thích rằng theo luật, tội trộm cắp được công nhận khi một người chiếm đoạt tài sản với ý định tước đoạt vĩnh viễn. Điều này lại hoàn toàn không đúng với nhân vật chính vì ông lão chỉ muốn “mượn” bức tranh để làm việc tốt, vì quyền lợi của đại đa số người lớn tuổi.
Khoản 1/3 thời lượng cuối phim tập trung vào vụ xét xử Bunton. Bộ đôi biên kịch phải nghiên cứu nhiều tài liệu pháp lý để tạo sự gay cấn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của vụ án. Trong thực tế, các nhà làm luật đã chỉnh lại luật để không ai có thể lợi dụng lách luật như ông lão. Tuy nhiên, điều nhiều người ngạc nhiên là phải gần 60 năm sau, câu chuyện về Kempton Bunton mới được đưa lên màn ảnh.
Bộ phim điện ảnh Vụ Trộm Tranh Kỳ Lạ (tựa quốc tế: The Duke) đang được trình chiếu trực tuyến tại Việt Nam trên các nền tảng của FPT Play với phụ đề đầy đủ. Người dùng tải ứng dụng FPT Play và đăng ký tài khoản để thưởng thức nhiều bộ phim nổi tiếng và nội dung giải trí mọi lúc, mọi nơi. Thông tin chi tiết xin liên hệ hotline 19006600.
Phim về cuộc đời Marilyn Monroe nhận được tràng pháo tay 14 phút tại LHP Venice
Blonde nhận được sự tán dương nồng nhiệt khi được công chiếu tại Liên hoan phim Venice hôm 8.9 (giờ địa phương). Phản hồi tích cực từ người xem khiến nữ chính Ana de Armas rơi nước mắt vì hạnh phúc.
Nhà sản xuất Brad Pitt, nữ chính Ana de Armas và đạo diễn Andrew Dominik của Blonde trên thảm đỏ ra mắt bộ phim ở Venice (Ý)
Theo Variety, Blonde được công chiếu tại Liên hoan phim Venice lần thứ 79 vào ngày 8.9 vừa qua và được khán giả hoan nghênh nồng liệt với tràng pháo tay tán thưởng kéo dài 14 phút. "Đứa con tinh thần" của đạo diễn Andrew Dominik là một trong 23 bộ phim tranh giải Sư tử vàng năm nay. Trước phản hồi tích cực từ người xem, Ana de Armas - diễn viên đóng vai Marilyn Monroe, rơi nước mắt, gương mặt không giấu được niềm hạnh phúc. Nam diễn viên Adrien Brody xúc động trước buổi công chiếu thành công trong khi tài tử Brad Pitt - một trong những nhà sản xuất của bộ phim, được cho là rất hài lòng.
Trước khi tác phẩm được công chiếu, đoàn phim Blonde gồm đạo diễn Andrew Dominik, nhà sản xuất Brad Pitt, Dede Gardner cùng các diễn viên: Ana de Armas, Adrien Brody, Julianne Nicholson đã tạo nên sự náo nhiệt trên thảm đỏ. Đặc biệt, sự hiện diện của Brad Pitt khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó ngôi sao Hollywood vắng mặt trong buổi họp báo tác phẩm.
Ana de Armas tỏa sáng trên thảm đỏ Liên hoan phim Venice lần thứ 79. Cô nhận được nhiều lời khen khi hóa thân thành Marilyn Monroe
Nữ diễn viên gốc Cuba cười nói vui vẻ bên cạnh tài tử Brad Pitt, hai nghệ sĩ hài lòng khi tác phẩm của họ nhận được sự tán dương tại Venice
Sau khi được ra mắt tại Venice (Ý), Blonde nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ các cây viết phê bình quốc tế. Catherine Bray của Empire khen ngợi phong cách hình ảnh của đạo diễn Andrew Dominik và màn thể hiện ấn tượng từ Ana de Armas song cho rằng tác phẩm đã thất bại trong việc làm sáng tỏ cuộc đời Marilyn Monroe. Nhà phê bình Richard Lawson của Vanity Fair gọi tác phẩm là sự thay thế hấp dẫn cho những bộ phim tiểu sử truyền thống, khen ngợi cách kể chuyện độc đáo và màn thể hiện của nữ chính.
Cây viết Leslie Felperin của Guardian chấm 3/5 sao, mô tả Blonde là bộ phim đẹp mê hồn, cảm động và gây kích thích dữ dội nhưng "làm hơi quá". Sophie Monks Kaufman của Indiewire khen ngợi diễn xuất của Ana de Armas và kỹ thuật quay phim nhưng chỉ trích cách đạo diễn Andrew Dominik khắc họa Marilyn Monroe, gọi đây là một phim tiểu sử kỳ lạ và cho điểm C .
Ana de Armas khắc họa hình tượng Marilyn Monroe trong Blonde. Sau khi được giới thiệu tại Liên hoan phim Venice, tác phẩm dự kiến được chiếu trên Netflix vào cuối tháng 9 tới
Blonde dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Joyce Carol Oates và là một trong những tác phẩm được mong đợi nhất tại Liên hoan phim Venice năm nay. Phim do Andrew Dominik viết kịch bản đồng thời ngồi ghế đạo diễn trong khi Brad Pitt, Dede Gardner, Jeremy Kleiner... làm nhà sản xuất và Ana de Armas đóng vai chính. Blonde tái hiện lại cuộc đời của Marilyn Monroe từ thời thơ ấu đầy biến động cho đến lúc trở thành ngôi sao biểu tượng của Hollywood.
Nữ diễn viên 8X chịu nhiều áp lực khi hóa thân thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hóa đại chúng
Trước khi được ra mắt tại Venice (Ý), tác phẩm nhận nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng, chủ yếu liên quan đến việc chọn Ana de Armas vào vai Marilyn Monroe. Nhiều người cho rằng mỹ nhân gốc Cuba không có chất giọng phù hợp để hóa thân thành nhân vật huyền thoại này.
Tuy nhiên, Marc Rosen - đại diện đơn vị phụ trách quản lý di sản của Marilyn Monroe lại ủng hộ việc lựa chọn người đẹp 34 tuổi vào vai chính trong phim. Vị này chia sẻ: "Marilyn Monroe là biểu tượng văn hóa đại chúng vượt thời gian của Hollywood. Bất kỳ diễn viên nào vào vai minh tinh này đều ý thức được rằng họ sẽ phải mang một đôi giày quá cỡ. Chỉ dựa vào trailer, có vẻ Ana de Armas là một sự lựa chọn tuyệt vời khi cô ấy thể hiện được vẻ đẹp quyến rũ, tính nhân văn và dễ bị tổn thương của Marilyn. Chúng tôi rất nóng lòng được xem toàn bộ tác phẩm! ".
Trước đó, Ana de Armas từng chia sẻ với The Times (Anh) rằng cô đã dành 9 tháng để luyện tập phương ngữ, giọng nói với các huấn luyện viên để phù hợp với vai diễn Marilyn Monroe trong Blonde trước khi bắt đầu quay phim. Người đẹp thừa nhận đó là một sự tra tấn và cô vô cùng mệt mỏi.
Harry Styles nhổ nước bọt vào Chris Pine tại LHP Venice? Một video ghi lại hình ảnh Harry Styles được cho là có hành động nhổ nước bọt vào mặt tài tử Chris Pine đang được lan truyền nhanh chóng khiến cộng đồng mạng xôn xao. Mới đây, báo chí và mạng xã hội nước ngoài đang xôn xao trước một video ghi lại hình ảnh của Harry Styles và Chris Pine tại Liên...