Loạt ảnh và clip cho thấy sự nhọc nhằn của bác sĩ ở Vũ Hán: Ăn Tết trong bệnh viện, bật khóc vì áp lực và thậm chí hy sinh cả tính mạng
Khi dịch viêm phổi Vũ Hán ngày càng trở nên nghiêm trọng thì đội ngũ y bác sĩ ở thành phố trung tâm của bệnh dịch không được nghỉ ngơi và luôn phải làm việc hết công suất.
Những ngày gần đây khi dịch viêm phổi cấp do virus corona hoành hành, các bác sĩ ở các bệnh viện thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, dường như chẳng có thời gian chợp mắt. Thậm chí, nhiều các y bác sĩ ở khu vực khác cũng tình nguyện đến Vũ Hán để giúp đỡ, giúp mọi người vượt qua bệnh tật. Những mẩu chuyện, hình ảnh dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những nỗi vất vả của các bác sĩ ở Vũ Hán.
Bác sĩ Liang Wudong, 62 tuổi, làm việc ở tuyến đầu ứng phó dịch bệnh viêm phổi cấp ở thành phố Vũ Hán mới đây đã qua đời vì bị nhiễm virus corona. Người đàn ông này xứng đáng được tung hô như một người hùng bởi việc làm cao cả của ông.
Các bác sĩ ở Vũ Hán trấn an mọi người rằng: “Đừng lo, đã có chúng tôi đây”
Y tá tranh thủ ăn cơm trước khi trở lại chiến đấu với dịch viêm phổi.
1 y tá đã bật khóc dữ dội vì không chịu nổi áp lực quá lớn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Các y bác sĩ luôn phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân.
Những bức ảnh được lan truyền trên Weibo được cho là bản kiến nghị của khoảng 20 y tá và bác sĩ từng chiến đấu với dịch SARS hồi năm 2003 ở Bắc Kinh, Trung Quốc nay lại mong được tiếp tục phục vụ đối phó với virus corona
Bác sĩ cổ vũ bệnh nhân nhiễm virus cố vượt qua bệnh tật.
Các bác sĩ thậm chí còn phải mặc bĩm để tiết kiệm đồ chuyên dụng.
Một vị bác sĩ ở Vũ Hán đã gọi điện cho cấp trên vì bức xúc khi mọi người phải làm việc tăng ca và không được nghỉ ngơi. Ông bày tỏ thắc mắc rằng mình và đồng nghiệp không có được kì nghỉ Tết Nguyên đán cùng với gia đình.
Theo lời kể của y tá và bác sĩ trên mạng xã hội thì ngoài chiến đấu không ngừng nghỉ trước dịch viêm phổi, họ còn phải đối phó với những bệnh nhân quá khích, bị xé áo hay nhục mạ đã trở thành chuyện thường tình.
(Nguồn: Tổng hợp)
Theo helino
Loạt ảnh cho thấy sức ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc: Tết Nguyên Đán chỉ cách nhau 1 năm mà khác biệt hoàn toàn
Chỉ 1 năm trước thôi, Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc vô cùng náo nhiệt nhưng mọi chuyện đã đổi khác bởi hiện tại xứ sở tỷ dân đang phải đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm ở Trung Quốc. Tại đây, người dân chào đón năm mới bằng những hoạt động truyền thống bao gồm các lễ hội ngoài trời, buổi diễu dành, lồng đèn được treo khắp nơi. Đây cũng là dịp được mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang là đất nước phải gánh chịu sự hoành hành của dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra bởi virus corona. Hiện tại, số người chết tại Trung Quốc đã lên đến 41 người và 1.300 người bị chẩn đoán nhiễm bệnh. Chính vì vậy nên các thành phố ở Trung Quốc đã buộc phải hủy bỏ tất cả các hoạt động truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
Mới đây, tờ Insider đã đưa ra một vài hình ảnh cho thấy sự ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán. Cuộc sống của người dân xứ sở tỷ dân cùng với một số quốc gia trên thế giới vào dịp Tết Nguyên Đán 2019 và 2020 hoàn toàn khác biệt:
2019: Đám đông tụ tập ở công viên Địa Đàn ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Người dân Bắc Kinh kéo nhau đến công viên Địa Đàn ăn mừng năm Kỷ Hợi 2019 trong ngày mùng 1 tức 5/2 năm ngoái.
2020: Công viên Địa Đàn vắng tanh khách và các hoạt động ăn mừng năm mới cũng bị hủy bỏ, lồng đèn bị tháo xuống vứt ngay cổng ra vào.
Công nhân tiến hành tháo gỡ lồng đèn trang trí vào ngày 24/1 vừa qua.
2019: Tử Cấm Thành tràn ngập những chữ Phúc, chúc cho một năm mới tràn đầy may mắn và an khang thịnh vượng.
Nữ du khách chụp ảnh tại buổi triễn lãm diễn ra ở Tử Cấm Thành vào ngày 30/1/2019.
2020: Cũng là chữ Phúc nhưng được chụp trong bệnh viện, nơi các bác sĩ và y tá đang làm việc hết công suất để chữa trị cho các bệnh nhân bị viêm phổi.
Bênh viện trung tâm Vũ Hán đăng ảnh các bác sĩ trong trang phục chống dịch chuyên dụng cầm chữ Phúc giữa tâm dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày mùng 1 (25/1).
2019: Khắp nơi ăn mừng bằng vũ điệu múa lân truyền thống.
2020: Du khách bịt khẩu trang được vây quanh bởi 2 chú sư tử ở sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan.
Một du khách người Trung Quốc mang khẩu trang sau khi bay từ quê nhà đáp xuống sân bay Thái Lan và được chào đón bằng 2 chú lân đỏ vào những ngày cuối năm Âm lịch.
2019: Du khách tấp nập tham quan Tử Cấm Thành
Tết Nguyên Đán cũng là dịp mọi người kéo đến Tử Cấm Thành để tham quan công trình kiến trúc kì vĩ này. Bức ảnh được chụp vào ngày 30/1/2019.
2020: Cảnh sát mang khẩu trang đứng trước cổng Tử Cấm Thành.
2019: Người dân Trung Quốc kéo nhau về quê, đứng chật kín tại trạm tàu Hành Dương.
Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán là người dân Trung Quốc lại kéo nhau về quê. Hoạt động này được gọi là xuân vận.
2020: Mọi người tại ga tàu Hàng Châu phải đeo khẩu trang và yêu cầu được kiểm tra y tế trước khi được lên tàu.
2019: Những người trình diễn mặc trang phục quan nhà Thanh để biểu diễn mừng năm mới.
Buổi trình diễn tái hiện khung cảnh triều đình nhà Thanh ở công viên Địa Đàn năm ngoái.
2020: Chùa đóng cửa nhưng người dân vẫn kéo đến đứng trước cổng.
Người dân Bắc Kinh, Trung Quốc, đứng trước cổng chùa Ung Hoàng Cung vào 24/1 vừa qua.
2020: Người dân đi chùa năm mới.
Cô gái trẻ đi chùa ở khu Chinatown, Bangkok, Thái Lan.
2020: Mọi người đeo khẩu trang đi chùa.
1 trong 2 người đàn ông đeo khẩu trang giữa dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành, đi chùa ở Jakarta, Indonesia vào mùng 1, ngày 25/1.
(Nguồn: Insider)
Theo helino
Mới đưa được 52/218 du khách Vũ Hán ở Đà Nẵng về Trung Quốc Đã có 52 du khách trong số 218 du khách Vũ Hán ở Đà Nẵng đã được bay về trên chuyến bay đến tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trưa 25/1 (tức mùng 1 Tết Canh Tý), ông Nguyễn Minh Xoang, Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Hải Vân Cát, trụ sở tại TP Đà Nẵng, cho biết công ty đang tìm...