Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới
Ở Baikal, hồ sâu nhất thế giới là nơi sinh sống của hải cẩu Nerpas rất hiếm khi xuất hiện trước con người. Baikal là hồ sâu nhất thế giới, hồ nước ngọt lớn nhất và là một trong những hồ trong nhất hành tinh. Baikal là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu trong vùng.
Nhiếp ảnh gia lái xe trên băng đi tìm hang của hải cẩu
Dmitry Kokh, nhiếp ảnh gia đến từ Moscow, Nga, đam mê động vật hoang dã, nhất là những con vật sống dưới nước. Anh thường mất nhiều thời gian, nhiều chuyến đi mới có thể ghi lại những khoảnh khắc của các loài vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
“Tôi đam mê, thích tận hưởng quá trình cố gắng tạo ra những bức ảnh đẹp, đáng nhớ của các con vật trong tự nhiên”, Dmitry Kokh chia sẻ.
Nhiếp ảnh gia từng đến những nơi xa nhất, lặn ở những vùng biển sâu nhất để tìm kiếm mọi điều có thể truyền cảm hứng cho bản thân và chia sẻ với mọi người.
Chú chó Pulka giúp đỡ Dmitry Kokh trong chuyến đi
Gần đây, Dmitry Kokh thực hiện chuyến đi đến Baikal để chụp ảnh hải cẩu sinh sống ở hồ nước ngọt lớn nhất thế giới mà người dân địa phương gọi là Nerpas.
Việc ghi hình hoạt động của Nerpas ở dưới nước, trong môi trường tự nhiên của chúng khá khó khăn, ít người làm được. Điều này càng thôi thúc nhiếp ảnh gia Dmitry Kokh quyết tâm có được nhiều bức ảnh đẹp, muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này và hoạt động trong tự nhiên của hải cẩu.
Video đang HOT
Đã nhiều lần Dmitry Kokh đến Baikal trong suốt 2 năm qua nhưng chưa một lần thành công. Dmitry Kokh từng đến vào tháng 11 nhưng hồ nước đóng băng, anh quay trở lại vào tháng 1 nhưng không thể nhìn thấy Nerpas vì nó quá nhút nhát, hay lẩn trốn con người.
Lần này, Dmitry Kokh đến vào tháng 4, thời điểm mùa xuân ở Siberia, tuyết đang tan, có ánh nắng mặt trời. Chuyến đi tìm kiếm hải cẩu của anh có thêm một chú chó địa phương tên là Pulka, đã được huấn luyện để làm công việc này trong nhiều năm.
Dmitry Kokh lặn xuống dưới lớp băng để tìm kiếm
Pulka tìm kiếm hang của hải cẩu giữa lớp băng trải dài vô tận. Sau một thời gian, Pulka cũng tìm thấy một lối cửa hang và Dmitry Kokh bắt đầu lặn xuống bên dưới lớp băng lạnh giá.
Sau một vài lần lặn và nỗ lực mạnh mẽ, cuối cùng, Dmitry Kokh đã đạt được mục tiêu quý giá. Hải cầu Nerpas đang lặn ngụp dưới hang. Thông thường, nó chỉ nổi lên mặt nước một hoặc hai lần trong ngày để đảm bảo chắc chắn lỗ băng ở cửa hang không bị đóng.
Hải cẩu bơi lội dưới nước tại hồ Baikal
Hải cẩu leo lên bờ một đến hai lần trong ngày
Bí ẩn 1.600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ tại Nga nhưng không một ai dám trục vớt
Dưới đáy hồ Baikal được cho là vẫn đang cất giữ 1.600 tấn vàng từ thời Sa Hoàng Nicholas II, những không ai dám trục vớt hay tìm kiếm.
Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất ở Âu Á, còn được gọi là Hồ Mặt Trăng. Nó còn có cái tên khác là "Bắc Hải". Đây là khu vực hoạt động chính của các bộ lạc phía Bắc, trong đó dòng tộc Yate của người Mông Cổ có dân số đông nhất.
Hồ Baikal nằm ở phía nam Siberi, giữa tỉnh Irkutsk và nước Cộng hoà Buryatia. Baikal là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất và sâu nhất trong các hồ trên thế giới.
Tại đây còn cất giữ 1.600 tấn vàng ngủ yên dưới đáy hồ, được cho là những bảo vật quý hiếm do Sa Hoàng Nicholas II sưu tầm. Đương nhiên, những bảo vật này chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của ông.
Số vàng này có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga. Một hải quân bị Hồng quân đánh bại, định vượt qua Siberia và chạy trốn sang Thái Bình Dương, cầu cứu Nhật Bản. Tuy nhiên, khi họ chạy đến Hồ Baikal, vì sự cố tan băng vào mùa xuân năm đó, nên tất cả binh lính và 1.600 tấn vàng đã bị chìm xuống đáy Hồ Baikal.
Vậy tại sao chính phủ Nga không trục vớt nó? Rất nhiều người luôn nhòm ngó số tiền khổng lồ này nhưng cuối cùng đều bỏ cuộc.
Các chuyên gia cho rằng không phải họ không muốn trục vớt mà là không dám. Hồ được hình thành do đứt gãy địa tầng, sụt lún mạnh. Hồ Baikal có chiều dài là 636km, rộng 48km, diện tích 31.500km vuông, độ cao 455m so với mực nước biển và độ sâu trung bình là 730m.
Với độ sâu như vậy, không ai nguyện ý tiến hành trục vớt kho báu của Sa Hoàng Nicholas II cũng là điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó, hồ nước này không bị bao phủ trong thời kỳ Băng hà Đệ tứ, nên vẫn còn các động vật nước ngọt thời Đệ tam trong hồ ví dụ như: hải cẩu Baikal, cá hồi trắng bắc cực, cá hồi trắng Omul, cá mập... Vậy nên việc tùy ý trục vớt sẽ có thể gây ra tổn thất, đặc biệt là tính mạng con người.
Cách đây không lâu, có người khẳng định đã nhìn thấy một vật thể kim loại sáng bóng trông như vàng dưới đáy hồ. Nếu đây thực sự là kho báu bị mất của Sa hoàng, thì hiện tại nó trị giá hơn 90 tỷ đô la Mỹ.
Lòng hồ Baikal là nơi sâu hơn 1.600m.
Bản thân người dân sống quanh hồ Baikal cũng kể lại nhiều điều bí ẩn. Rất nhiều người thường xuyên nhìn thấy các khung cảnh lạ trên mặt hồ: từ hình lâu đài cho tới xe lửa, tàu thuyền...
Thậm chí, có rất nhiều báo cáo liên quan đến UFO và người ngoài hành tinh tại hồ Baikal. Điều thú vị là, những câu chuyện liên quan đến UFO tại đây lại đến từ những tập tài liệu bí mật của Hải quân Liên Xô.
Vô số bí ẩn được người đời truyền tai nhau ở hồ Baikal, ngay đến sự ra đời của hồ cũng chứa dựng những câu chuyện ly kỳ. Có chuyện kể rằng, thiên thạch đâm vào Trái đất và tạo ra một vết nứt lớn, sau này chính là hồ Baikal.
Theo dân gian tương truyền rằng, hồ nước này có năng lực ma thuật siêu nhân nào đó, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người. Chính vì vậy có không ít người sẵn sàng ngâm mình trong nước ở nhiệt độ 5 độ C, để được bất tử.
Kỳ lạ loài rắn có khuôn mặt như hải cẩu: Chúng có độc và nguy hiểm hay không? Đây là loài rắn gì, có ở Việt Nam hay không? Nếu nhìn vào khuôn mặt của loài rắn này, có thể bạn sẽ liên tưởng ngay đến khuôn mặt của một chú chó hay hải cẩu. Thế nhưng loài rắn này lại có một cái tên chẳng hề liên quan đến khuôn mặt hay hình dáng của nó chút nào: Rắn vòi...