Loạt ảnh đầu tiên thế giới chụp Ai Cập cách đây 170 năm
Loạt ảnh này có giá trị rất lớn vì giúp chúng ta hiểu hơn về một “chiếc nôi văn hóa nhân loại” cổ xưa của loài người.
Tượng nhân sư và kim tự tháp, hai đặc trưng nổi bật nhất ở vùng đất Ai Cập.
Những bức ảnh cực hiếm giúp độc giả có cái nhìn mới về Ai Cập đang được bán đấu giá sau hơn 170 năm được chụp. Bộ sưu tập ảnh đen trắng gồm 59 bức với kim tự tháp, tượng nhân sư và tượng điêu khắc ở Ai Cập. Đây là những tấm ảnh đầu tiên được chụp kể từ khi máy ảnh ra đời.
Tượng pharaoh Rameses II.
Maxime Du Camp, con trai của một bác sĩ phẫu thuật người Pháp giàu có, là chủ nhân của loạt ảnh từ năm 1849 đến 1851. Ông đã có chuyến du hành kì thú tới Ai Cập cùng tiểu thuyết gia danh tiếng Gustave Flaubert.
Đền thờ pharaoh Ramesses III ở Medinet Habu.
Video đang HOT
Du Camp đã dành nhiều giờ đồng hồ trên sa mạc nóng bóng cùng chiếc máy ảnh hiệu Calotype để ghi lại những khoảnh khắc quý giá. Thậm chí, Du Camp còn phải mang theo một bình hóa chất nhằm xử lý ảnh.
Phần sót lại của đền thờ Karnak ở Thebes.
Flaubert từng viết về tình yêu của Du Camp với sự nghiệp bấm máy: “Tôi không hiểu sao cậu ta vẫn chưa chết vì sở thích điên cuồng dành cho nhiếp ảnh tới vậy”.
Thánh đường Hồi giáo ở Ali Bey.
Tuy nhiên, nỗ lực không biết mệt mỏi của Du Camp giúp chúng ta ngày nay có được cái nhìn về vùng đất nguyên sơ, một trong những chiếc nôi của văn hóa nhân loại.
Thánh đường Sultan Hassan gần thủ đô Cairo.
Theo đánh giá, bộ ảnh quý giá có thể được bán với giá 20.000 USD (khoảng 440 triệu đồng).
Hình vẽ ở đền Dendera.
Đền thờ thần Isis (nữ thần Mặt trời theo thần thoại Ai Cập).
Theo Danviet
Nga thử nghiệm hệ thống phòng không A-235 Nudol bảo vệ Moscow
Trang RBTH đã trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, không quân Nga vừa thử nghiệm thành công một loại tên lửa cho hệ thống phòng không A-235 Nudol tại Kazakhstan.
Quân đội Nga đang hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không bảo vệ thủ đô Moscow. Theo RBTH, tên lửa mới đã được thử nghiệm vào hôm 21-6 và sẽ sử dụng cho hệ thống A-235 Nudol.
Hệ thống A-235 Nudol được triển khai đến tiểu đoàn 9 trực thuộc căn cứ Sofrino-1, cách Moscow khoảng 49km về phía bắc. Gần đó là trạm radar Don-2N, có hình dáng như kim tự tháp, với nhiệm vụ phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa và truyền thông tin cho hệ thống tên lửa A-235 Nudol đánh chặn mục tiêu.
Hệ thống A-235 Nudol được sử dụng để bảo vệ Moscow
"Việc hiện đại hóa hệ thống phòng không từ A-135 lên A-235 để bảo vệ Moscow đã được diễn ra từ những năm 2000. Hiện nay hệ thống này đang được trang bị các tên lửa mới", nguồn tin của RBTH cho hay.
Theo chuyên gia quân sự Viktor Litovkin, hệ thống phòng không gần Moscow, với khả năng tiêu diệt các mục tiêu tầm gần, là một trong những chương trình tuyệt mật của quân đội Nga.
Theo Hiệp ước Tên lửa đạn đạo mà Mỹ kí với Liên Xô vào năm 1972, 2 nước chỉ được triển khai nhiều nhất 2 hệ thống tên lửa phòng không, một gần thủ đô của mình và một gần khu vực các bệ phóng tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, Moscow và Washington đồng ý hạn chế số lượng xuống chỉ còn một hệ thống. Nga đã đặt hệ thống của mình tại thủ đô Moscow để ngăn chặn các loại tên lửa đạn đạo trong khi Mỹ triển khai hệ thống phòng không tại căn cứ không quân Grand Forks ở phía Bắc Dakota.
Ông Litokin cho biết, hệ thống A-135 cũ được trang bị tên lửa 53T6, đã có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo bay với tốc độ 7km/giây. Đến nay, phiên bản tên lửa 53T6 mới sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với thế hệ trước, khi sử dụng một loại đầu đạn động năng thay vì hạt nhân.
"Các tên lửa đạn đạo liên lục địa thường bay với tốc độ siêu thanh và còn có nhiều mục tiêu giả. Việc phát hiện ra đầu đạn hạt nhân thật trong hàng chục mục tiêu giả là điều vô cùng khó khăn, do đó thế hệ đạn 53T6 cũ phải được trang bị đầu đạn hạt nhân nhằm tiêu diệt được hàng loạt tên lửa của đối phương cũng như các mục tiêu giả", ông Litovkin giải thích.
Tuy nhiên, công nghệ dò tìm và đánh chặn tên lửa đã phát triển hơn ở thời điểm hiện tại nên chính phủ Nga chỉ cần đầu đạn động năng để tiêu diệt tên lửa tấn công nhằm hạn chế sự thiệt hại về người và môi trường do các vụ nổ hạt nhân.
Theo Đặng Vũ/ RBTH
An ninh thủ đô
Cậu bé 15 tuổi phát hiện thành cổ Maya bị mất tích từ phòng ngủ Một cậu bé 15 tuổi đã phát hiện ra thành cổ mất tích của người Maya ở Mexico ngay tại phòng ngủ cách đó hơn 3.500 km. Theo Daily Mail, William Gadoury, 15 tuổi, đến từ Saint Jean de Matha, Quebec (Canada), khám phá ra thành cổ Maya hoàn toàn tình cờ khi tiến hành dò tìm địa điểm bằng cách so sánh...