Loạt ảnh cực độc về lính Pháp tại Điện Biên Phủ
Máy ủi nhảy dù, người phụ nữ bí ẩn, cứ điểm Dominique là những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp H. Mauchamp chụp tại Điện Biên Phủ cuối năm 1953.
Tháng 11/1953, thung lũng Điện Biên Phủ
vẫn khá yên tĩnh. Tại các làng bản quanh đó người dân vẫn sống một cuộc sống bình thường, dù hai tiểu đoàn Pháp đang đóng quân ở đây. Nhưng mọi thứ nhanh chóng bị xáo trộn khi những chiếc dù màu trắng phủ kín bầu trời. Hàng nghìn lính Pháp đã đổ bộ xuống Điện Biên Phủ. Ảnh: Lính Pháp đóng quân tại cứ điểm Dominique.
Dù của lính Pháp phủ trắng lòng chảo Điện Biên Phủ.
Không chỉ binh sĩ, các trang thiết bị cỡ lớn cũng được thả xuống. Trong ảnh là một chiếc máy ủi được thả xuống bằng 5 chiếc dù.
Lính Pháp và các trang thiết bị vừa đổ bộ.
Những người dân tộc Thái được thuê để thu nhặt dù của quân Pháp.
Video đang HOT
Lính Pháp nhanh chóng dựng trại và tiến hành đào hầm, hào, dựng công sự.
Hai sĩ quan Alibert (đứng) và Durrafour (ngồi) trên một cao điểm đang được dọn dẹp để bố trí các tiểu đoàn súng cối.
Căn cứ của Pháp tại Điện Biên Phủ nằm sát bờ sông Nậm Rốn.
Khu vực đặt các loại vũ khí tự động.
Sĩ quan Pháp nghỉ ngơi trên cứ điểm Dominique.
Tướng Gilles, một sĩ quan cao cấp của Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ.
Máy bay Pháp đỗ trên sân bay dã chiến.
Đơn vị trinh sát của Pháp trở về căn cứ.
Một người phụ nữ hiếm hoi có mặt trong đoàn quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Có thể bà là nữ phóng viên nổi tiếng Brigitte Friang.
Theo_Kiến Thức
Chứng tích vụ Pháp thảm sát 444 người ở Điện Biên Phủ
Xảy ra ngày 25 4 1954, vụ thảm sát Noong Nhai là sự kiện được ví như vụ Mỹ Lai ở Điện Biên Phủ do mức độ cực kỳ đẫm máu.
Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 5km theo Quốc lộ 279, bản Noong Nhai (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) năm 1954 là nơi đã xảy ra vụ thảm sát Noong Nhai
, sự kiện được ví như vụ "Mỹ Lai ở Điện Biên Phủ" do mức độ cực kỳ đẫm máu.
Noong Nhai từng là một bản trù phú bậc nhất của lòng chảo Mường Thanh. Vào tháng cuối năm 1953, sau khi nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ, Pháp đã biến bản này thành một trại tập trung có quy mô lớn, nơi giam giữ hơn 3.000 người của các bản khác nhau trong vùng.
Mục đích của quân Pháp là cắt đứt sự hỗ trợ của người dân dành cho Việt Minh, lấy người dân làm bia đỡ đạn một khi cuộc chiến nổ ra.
Vào ngày 25/4/1954, giai đoạn cuộc chiến Điện Biên Phủ đã gần ngã ngũ, vào khoảng 14h trưa, quân Pháp bất ngờ cho nhiều tốp máy bay bổ nhào cắt bom, giội thẳng xuống đầu người dân vô tội ở trại tập trung Noong Nhai.
Trận ném bom chỉ kéo dài chừng 30 phút nhưng đã khiến cho 444 người dân bản, chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em thiệt mạng.
Tại một địa điểm nằm trong khu vực trại tập trung cũ, một khu tưởng niệm những người dân vô tội bị giặc Pháp thảm sát đã được xây dựng.
Trung tâm khu tưởng niệm là bức tượng người phụ nữ dân tộc Thái bế đứa con đã bị bom giặc giết chết trên tay, qua đó, gửi thông điệp, nhắc nhở đến thế hệ con cháu hôm nay mãi nhớ về lịch sử.
Hơn 6 thập kỷ qua đi, bản Noong Nhai đã vượt qua nỗi đau chiến tranh để thay đổi mọi mặt về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội.
Ngày nay, bản Noong Nhai là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, phong tục bản địa rất độc đáo của gần 80 hộ dân tộc Thái và trở thành địa chỉ thu hút du khách trong, ngoài nước đến ghé thăm mỗi khi đặt chân lên đất Điện Biên.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc cảnh báo hậu quả tiêu cực nếu Philippines thắng kiện Trung Quốc nói vụ kiện tại tòa trọng tài quốc tế ở The Hague là quyết định đơn phương của Philippines và cảnh báo "hậu quả tiêu cực" mà nó mang lại. Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: AFP "Sự phân xử này không phải là một tòa án quốc tế. Đó là quyết định đơn phương của Philippines...