Loạt ảnh chứng minh: Giống bố đôi khi là 1… thiệt thòi!
Con gái không biết nên khóc hay khóc thật to đây…
Người ta thường nói có bố mẹ cực phẩm chính là bảo hiểm nhan sắc trọn đời cho các con. Bởi lẽ kiểu gì con cái cũng phải ké được vài phần nét đẹp từ nhị vị phụ huynh, không sắc nước hương trời như bố mẹ thì cũng phải thuộc hàng “oke oke”. Nhưng đôi khi đời không như là mơ vì mẹ đẹp mà con lại giống bố.
Đây cũng chính là nội dung bài đăng đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ mới đây. Theo đó, bài đăng là một chùm ảnh gia đình Trung Quốc gồm bố mẹ và một cô con gái được chụp theo phong cách những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Kèm theo chùm ảnh là dòng chú thích:
“Khi nhà có mẹ xinh đẹp tuyệt vời nhưng gặp ai cũng bảo cháu nó giống bố quá”.
Bộ ảnh gia đình đang viral trên MXH
Quả thực trong bộ ảnh này, người mẹ có ngoại hình làm sáng bừng cả khung hình. Ở người mẹ hội tụ đầy đủ yếu tố làm nên diện mạo một mỹ nhân với làn da trắng mịn, nụ cười ngọt ngào, đôi mắt 2 mí tròn xoe và chiếc răng khểnh duyên dáng. Thậm chí có thể dự đoán rằng khi còn độc thân, cô đã có rất nhiều người theo đuổi.
Cô con gái dù rất dễ thương lại không được thừa hưởng những nét đẹp này của mẹ. Thay vào đó, c.ô b.é giống bố nhiều hơn, từ làn da ngăm đen đến đôi mắt một mí như được đúc ra cùng một khuôn với bố.
Cận cảnh nhan sắc xinh đẹp của người mẹ.
Gia đình nhỏ dễ thương
Video đang HOT
Hiện tại dù chưa rõ danh tính những nhân vật trong chùm ảnh này nhưng bài đăng đã viral trên Threads. Chỉ sau khoảng 11 tiếng đăng tải, bài đăng đã có 105k lượt xem cùng hàng nghìn lượt yêu thích.
Cư dân mạng cũng để lại rất nhiều bình luận thích thú, vừa khen người mẹ xinh vừa an ủi b.é gá.i rằng “con gái giống cha giàu ba họ”. Ngoài ra nhiều người cũng bày tỏ nỗi niềm tương tự khi có mẹ xinh đẹp nhưng mình lại được khen giống bố. Hóa ra không chỉ một vài người mà rất nhiều cư dân mạng có chung tiếng lòng đấy!
Một số bình luận từ cư dân mạng:
- Nhà tui cũng thế. Mẹ tui xinh lắm nhưng mà ai cũng bảo giống bố.
- Mẹ như minh tinh Hong Kong, quá đẹp! Đúng là bạn giống ba thật nhưng đừng lo, ông bà có câu con gái giống cha giàu ba họ.
- Mẹ bạn này nhìn cứ na ná Củng Lợi ý. Xinh quá.
- Gặp mình và mẹ, ai cũng hỏi “Con dâu hả?” chứ không ai nghĩ con gái ruột luôn đó
- Nhưng mà bạn giống ba thật. Nhất là tấm đầu tiên.
- Ê mẹ bạn này xinh thật nha!
Cô gái giống bố thật sự!
Lớp học '0 đồng' 20 thầy cô chắt chiu lương hưu mua sách, vở cho trò
12 năm qua, lớp học 0 đồng có 20 thầy cô nghỉ hưu luân phiên đứng lớp. Họ đến với lớp học bằng lòng trắc ẩn, với mong muốn giúp các em học sinh vơi đi những thiệt thòi, bất hạnh.
Lớp học của những yêu thương
Sáng đầu tuần, nhà văn hóa thôn Thọ Trung mở cửa sớm để đón các em khuyết tật theo học lớp 0 đồng do Hội cựu giáo chức xã Tịnh Thọ (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) tổ chức. Lớp học diễn ra vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần, và duy trì suốt 12 năm qua.
Thầy Trần Đình Vương (70 tuổ.i), Chủ tịch Hội chia sẻ, bản thân có gần 40 năm làm giáo viên. Năm 2012, sau khi về hưu, thương nhiều tr.ẻ e.m nghèo, khuyết tật ở địa phương không biết chữ, thầy mở lớp học tình thương này.
Việc làm của thầy Vương được nhiều đồng nghiệp nhiệt tình ủng hộ, tham gia. 12 năm qua, lớp học có 20 thầy, cô giáo nghỉ hưu luân phiên giảng dạy. Họ đến với lớp học bằng lòng trắc ẩn và mong muốn giúp các em vơi đi những thiệt thòi, bất hạnh.
Các thầy cô giáo đều từng giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS tại huyện Sơn Tịnh.
Ban đầu, sĩ số của lớp là 16 em, từ 7 đến 22 tuổ.i. Để có được lớp học này, các thầy, cô phải đến tận nhà thuyết phục phụ huynh cho con mình đi học.
"Mỗi em mang một khiếm khuyết riêng, có em bị câm điếc, có em bệnh thiểu năng... nên việc dạy các em cũng phải linh động và có giáo trình riêng, em học nói, học hát, em học chữ, có em đến chỉ để chơi với bạn. Nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu giúp các em hòa nhập với cộng đồng", thầy Vương trải lòng.
Thầy Vương từng là du kích tại địa phương, thương binh 3/4. Năm 1975, thầy được nhà nước cho đi học và về làm giáo viên tại xã Tịnh Thọ.
Đồng hành với lớp học 3 năm nay, cô Nguyễn Thị Bích (57 tuổ.i) chia sẻ, học trò ở đây dù bao nhiêu tuổ.i vẫn như con nít và rất dễ bị kích động. Có những phép tính, con chữ mà các thầy, cô giáo phải dạy đi, dạy lại cả tháng để các em nhớ. Vì vậy, thầy cô phải rất nhẫn nại, dỗ dành và xuề xòa, bỏ qua cho những hành vi bất nhã, giận dữ của trò.
Để dạy được những học trò đặc biệt, thầy cô phải đến từng bàn ân cần chỉ bảo từng em.
"Trước khi đến lớp, tôi đều mua thêm kẹo để thưởng cho các em. Thầy cô luôn tạo sự gần gũi và khích lệ để các em thích thú đi học và không đặt nặng thành tích. Niềm vui nhiều khi chỉ đơn giản là thấy một chuyển biến nhỏ từ các em như thuộc mặt chữ, viết được tên của mình, biết chào hỏi ông bà, cha mẹ và giữ gìn vệ sinh...", cô Bích tâm sự.
Món quà quý nhất là khi học trò biết đọc, biết viết
Trải qua 12 năm, đến nay đã có 9 em "tốt nghiệp" và hòa nhập xã hội, có em làm công nhân tại các khu công nghiệp, có em đã lập gia đình.
Hiện, lớp còn 7 em theo học. Em nhỏ nhất 13 tuổ.i, em lớn nhất đã 26 tuổ.i. Nhờ sự tận tình của các thầy cô, từ những đứ.a tr.ẻ khờ khạo nay hầu hết đã biết đọc, viết, làm toán... và giao tiếp với mọi người xung quanh.
Em Trần Văn Quý, 26 tuổ.i, bị bệnh down nặng, mồ côi cha, được thầy cô dạy học miễn phí 12 năm nay.
Hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề "đưa đò", thầy Đoàn Thanh Lên (68 tuổ.i) khẳng định sẽ đồng hành với lớp học này tới khi nào "nhắm mắt xuôi tay".
Em Đinh Thị Nhi, 13 tuổ.i, học sinh nhỏ tuổ.i nhất bị mắc thiểu năng trí tuệ. Suốt 6 năm qua, Nhi được mẹ đưa, đón đến trường trên chiếc xe đạp cà tàng. Hiện, Nhi đã viết được dần các chữ cái, tự ăn cơm và vệ sinh cá nhân...
Hằng ngày, Nhi được mẹ chở đi học bằng xe đạp.
"Từ khi được đi học, con tôi rất vui. Mỗi buổi sáng đi học là con bé dậy rất sớm, chuẩn bị sách vở và giục tôi chở đến lớp. Tôi thấy mừng khi con có bạn mới, hòa nhập tốt, thể hiện tình cảm...", bà Phạm Thị Liễu (40 tuổ.i, mẹ của Nhi) bày tỏ.
Ngồi ngoài hành lang theo dõi con suốt cả buổi học, bà Nguyễn Thị Bích Thủy (57 tuổ.i), phụ huynh em Đỗ Thị Cẩm Tiên (20 tuổ.i) xúc động: "Tôi đưa con gái út mắc bệnh down đến lớp học từ những ngày đầu được mở. 12 năm qua, cháu tiến bộ rõ rệt. Không chỉ dạy miễn phí, các thầy cô còn thường xuyên góp tiề.n lương hưu để mua sách, vở, bút tặng cho học trò. Tôi thật sự rất biết ơn các thầy cô".
Niềm vui của phụ huynh sau mỗi buổi học thấy con mình tiến bộ hơn.
Vào các ngày lễ Tết các thầy cô ở lớp học đặc biệt này không có hoa và quà. Niềm vui của họ chỉ giản đơn là được dạy học và chứng kiến học trò của mình ngày càng tiến bộ.
"Với nghề giáo, khi nghỉ hưu mà vẫn được dạy học, đóng góp công sức cho xã hội, sự nghiệp cầm phấn có ý nghĩa lắm! Tôi rất hạnh phúc khi các em bước ra từ lớp học này đã có thể hòa nhập và tìm được việc làm để tự nuôi sống bản thân. Đó chính là món quà ý nghĩa nhất...", thầy Lên bộc bạch.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An Mặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự. Căn nhà nhỏ của gia đình em Trần Phúc Trung (SN 2006) nằm ở cuối xóm Làng Nghè, xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Thấy em làm đơn tình nguyện...