Loạt ảnh Before – After tại các điểm du lịch nổi tiếng thế giới cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (Phần 2)
Từng luôn đông nghịt du khách, giờ đây các địa danh này trở nên vắng vẻ, thậm chí là không một bóng người.
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Các quốc gia đã có hàng loạt biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus, từ cách ly cho đến cấm nhập cảnh, ngừng cấp visa và cả phong toả đất nước. Vì vậy mà tại nhiều địa danh nổi tiếng thời điểm này, khung cảnh vắng vẻ đến đáng sợ:
Là một trong những địa điểm du lịch đông khách nhất thế giới, nhưng tháp Eiffel hiện giờ đang không-một-bóng-người vì lệnh phong toả toàn quốc được tiến hành từ trưa 17/03.
Đại lộ Khải Hoàn Môn – con đường đắt đỏ luôn tấp nập kẻ mua người bán và xe cộ đi lại trước đây (trái) với bây giờ (phải).
Lượng du khách đến tham quan đền Taj Mahal giảm rõ rệt. Hai bức ảnh được chụp vào 01/2018 (trái) và 16/03/2020 (phải).
Video đang HOT
“Thánh đường” mua sắm trong trung tâm thương mại Galleria Vittorio Emanuele II ở Milan, Ý đã đóng cửa toàn bộ các cửa hàng, không một khách ghé đến.
Giao lộ Shibuya (Tokyo, Nhật Bản) được xem là ngã tư đông đúc nhất thế giới thì cũng vắng người đi đáng kể trong thời điểm này. Ảnh bên phải được chụp vào 09/03.
Là công trình mang tính biểu tượng của nước Anh và cũng là nơi ở của Nữ hoàng Anh – Cung điện Buckingham trong ảnh chụp vào 08/2019 (trái) và 18/03/2020 (phải). Hoàng gia Anh cũng đã rời khỏi Cung điện Buckingham để tránh dịch Covid-19.
Hàng người xếp hàng dài để vào chơi ở Disneyland California Adventure đã không còn. Hiện chuỗi công viên giải trí này cũng đã đóng cửa các cơ sở trên toàn cầu.
Biểu tượng chính của thành phố Berlin, Đức – Brandenburg Gate trước đây (trái) và trong ảnh chụp hôm 16/03 (phải).
Quảng trường Thời đại Times Square (New York, Mỹ) vắng vẻ hơn hẳn, ảnh bên phải chụp hôm 18/03 vừa qua.
Nguồn: Buzzfeed
Theo Trí Thức Trẻ
EU kêu gọi cấm nhập cảnh với người ngoài khối để kiềm chế dịch bệnh
Chủ tịch Ủy ban châu Âu kêu gọi các nước cấm nhập cảnh "không cần thiết" đối với công dân của mọi quốc gia nằm bên ngoài khối, trong nỗ lực ngăn dịch bệnh lan rộng.
Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), tuyên bố đây là những biện pháp cần thiết để giảm tốc độ phát triển của dịch Covid-19, căn bệnh gây nên bởi chủng virus corona mới (SARS-CoV-2). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần qua đã tuyên bố châu Âu là tâm điểm mới của đại dịch với số ca nhiễm và ca tử vong cao hơn tất cả những nước khác, trừ Trung Quốc đại lục, gộp lại.
"Chúng ta cần hành động nhiều hơn nữa để giảm sức ép lên hệ thống y tế", bà phát biểu sau khi dự một cuộc họp trực tuyến của lãnh đạo các nước G7.
"Chúng ta biết mọi biện pháp giảm giao tiếp xã hội cũng đồng thời giảm lây lan virus. Đi lại càng ít, chúng ta càng nhanh khống chế được virus này", bà nhấn mạnh.
Theo lệnh hạn chế được đề xuất này, chỉ những người đang sinh sống ở các nước thành viên, người thân của họ và nhân sự thiết yếu như nhân viên y tế và chuyên gia y khoa được miễn lệnh cấm. Biện pháp này sẽ có hiệu lực trong vòng 30 ngày.
Brussels cũng tuyên bố kế hoạch thiết lập những "tuyến đường đèn xanh" trên các cao tốc quan trọng ở châu Âu. Biện pháp nhằm tăng tốc vận chuyển hàng hóa y tế, thực phẩm và cấp cứu.
Dù thỏa thuận Brexit đã được thông qua, lệnh cấm nhập cảnh với người ngoài khối EU sẽ không được áp dụng cho công dân Anh. Bàn Von der Leyen nhấn mạnh công dân Anh vẫn là công dân châu Âu và "sẽ không có hạn chế nào đối với công dân châu Âu đến lục địa".
Theo news.zing.vn
Những ảnh hưởng do quyết định gia hạn cấm nhập cảnh của Australia Quyết định gia hạn cấm nhập cảnh của Australia do dịch COVID-19 khiến hàng nghìn du học sinh quốc tế không thể tới Australia và ngành du lịch nước này bị ảnh hưởng nặng nề. Australia kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với khách đến từ Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) Ngày 13/2 Chính phủ Australia thông báo kéo dài bảy ngày lệnh...