“Loạn” thông tin xuất khẩu lao động trên mạng
Gần đây, nhiều đơn vị, cá nhân liên tiếp đăng tải các thông tin tuyển dụng lao động sang các thị trường Qatar, Algeria, Angola… Trong khi đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định chưa có hợp đồng nào ở những thị trường trên được thẩm định.
Viêm gan B vẫn được đi xuất khẩu lao động
Trên các trang rao vặt trực tuyến như: vatgia.com, webraovat.vn, vieclam.24h.com, raovatngay.com…, các thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động (XKLĐ) liên tục được cập nhật hằng ngày, hằng giờ. Phần lớn trong đó là tuyển lao động phổ thông, làm việc trong ngành xây dựng như: hàn, nhôm kính, điện nước, thợ mộc, thợ xây (trát, ốp lát, hoàn thiện), thợ nề, thợ sắt, thợ cửa kính, cửa cuốn… tại các thị trường Trung Đông, gần đây là thị trường châu Phi.
Trên trang vatgia.com, từ cuối tháng 11, một công ty XKLĐ ở Ninh Bình đăng tải thông tin tuyển dụng 40 thợ ốp lát sang làm việc tại Qatar, tổng thu nhập 500 – 550 USD/tháng (khoảng 12 triệu đồng/tháng) chi phí xuất cảnh 1.750 USD hợp đồng 2 năm, có thể kéo dài 3-5 năm tùy thuộc vào nhu cầu của chủ sử dụng. Người lao động (NLĐ) được cấp vé máy bay về nước, được hưởng nguyên lương phép một tháng cho một năm làm việc, được chủ sử dụng cung cấp nơi ở, xe đưa đón đến nơi làm việc…
Video đang HOT
Trang web rao tuyển người đi XKLĐ, trong đó có ghi người nhiễm viêm gan B vẫn đi được – Ảnh: Thu Hằng
Không chỉ tuyển dụng đi Qatar, trên các trang rao vặt còn có hàng loạt thông tin tuyển dụng các thị trường khác, như tuyển gấp gần 300 lao động đi Algeria với mức lương khá hấp dẫn, thợ mộc, thợ xây, trát, lương 900 – 1.400 USD (khoảng 19 – 29 triệu đồng/tháng…), chưa kể làm thêm, nhằm “câu kéo” NLĐ. Trên webraovat.vn, một người tên Xưởng, ở Hà Nội, đăng thông tin tuyển NLĐ đi Angola, bay ngay trong tháng 1.2013 với số lượng không hạn chế mức lương bình quân khoảng 800 – 12.000 USD/tháng hợp đồng 3 năm, có thể gia hạn tiếp tiền đặt cọc 1.500 USD. Đáng chú ý, trong khi theo quy định đi XKLĐ phải đảm bảo sức khỏe và không bị mắc các bệnh kinh niên, truyền nhiễm, giang mai, viêm gan, HIV, lao phổi… thì thông tin tuyển dụng trên lại khá dễ dãi: “Chiều cao và cân nặng không hạn chế, không mù màu, không nhiễm HIV”… và nhấn mạnh với dòng chữ in đậm “viêm gan B vẫn đi được (!?)”.
Công an vào cuộc
Theo ông Hải, ngày 18.12 vừa qua, Cục vừa đưa trang web www.hotrolaodongngoainuoc.org vào hoạt động. NLĐ có thể truy cập rất đơn giản vào trang web, sẽ được các chuyên gia tư vấn sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp những thông tin chính xác về các thị trường XKLĐ, những nhận biết để lường được các rủi ro có thể gặp… Ông Hải cũng cho biết trong tuần tới Cục sẽ phối hợp công an “dẹp loạn” tuyển dụng lừa đảo trên mạng.
Mới nhất, trong ngày 22.12, trên trang raovatngay.com, một cá nhân cũng đăng tuyển gấp 200 LĐ đi Angola. Ngoài những thông tin đăng tải tương tự như trên, người này còn cho biết: “Chúng tôi sẽ giảm phí cho người nào kéo theo người thân, đi làm cùng với số lượng từ 3 người trở lên”.
NLĐ cần cảnh giác
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), thị trường Qatar “đóng cửa” từ 2 năm nay và “gần đây, Cục cũng không thẩm định hợp đồng nào đi Qatar, do đó, thông tin tuyển lao động là không đúng sự thật”.
Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết Việt Nam chưa ký kết thỏa thuận hợp tác lao động với Algeria và Angola. Ở Algeria chỉ có những đơn hàng chính thống của các đơn vị trúng thầu đưa NLĐ qua theo công trình, hoặc cung cấp NLĐ cho các nhà thầu nước thứ ba trúng thầu. Còn Angola chưa có doanh nghiệp nào khai thác, đăng ký đưa NLĐ sang thị trường này. Nếu có, phần lớn đi theo con đường XKLĐ “chui”.
Ông Đào Công Hải khẳng định: “Không thể có chuyện mắc bệnh viêm gan B, không giới hạn cân nặng, chiều cao mà vẫn đi XKLĐ. NLĐ cần hết sức cảnh giác với những dạng thông tin trên. Thực tế cho thấy, thiếu thông tin chính xác, nhiều NLĐ đã bị trung gian cò mồi lợi dụng, lừa gạt khi đi XLKĐ, khiến tiền mất, nợ mang hoặc phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt không như hứa hẹn”.
Theo TNO
Lao động Việt ở Malaysia được tăng lương
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), quy định mới về tiền lương tối thiểu của Malaysia sẽ có hiệu lực từ 1.1.2013. Theo đó, mức lương tối thiểu ở khu vực
Tây Malaysia là 900 RM/tháng (khoảng 6,1 triệu đồng) hoặc 4,33 RM/giờ (khoảng 29.000 đồng), ở Sabah, Sarawk và Labuan là 800 RM/tháng (khoảng 5,5 triệu đồng) hoặc 3,85 RM/giờ (khoảng 26.000 đồng). Những mức lương này tăng gần gấp đôi so với trước.
Đối với các doanh nghiệp có từ 5 lao động trở xuống thì quy định này được áp dụng từ 1.7.2013. Ngoài ra, người lao động đang trong thời gian thử việc được trả lương tối thiểu không thấp hơn 70% mức lương nói trên (không dưới 4,2 triệu đồng hoặc 3,8 triệu đồng/tháng). Thời gian thử việc không quá 6 tháng. Chế độ tiền lương tối thiểu này không áp dụng cho loại hình lao động giúp việc nhà.
Malaysia là thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ, văn hóa hay tay nghề. Tuy nhiên, bản thân người lao động phải chịu khó làm thêm giờ mới có thu nhập cao. Theo Công ty xuất khẩu lao động và chuyên gia (SULECO) thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, lương tối thiểu tăng kéo theo tiền làm thêm giờ cũng tăng lên. Lao động chịu khó tăng ca thêm 2 - 4 tiếng/ngày, thu nhập cũng hơn 10 triệu đồng/tháng. Nếu địa phương có chính sách hỗ trợ tốt đối với lao động nghèo thì cơ hội để họ đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo là rất lớn.
Theo TNO
Giáp mặt kẻ đang tâm giết con 10 tháng tuổi "Là do tôi nghi vấn Bình không phải là con của tôi mà do vợ tôi đi lăng nhăng, cặp bồ có cháu Bình. Một phần nữa là do vợ tôi bỏ nhà đi đâu khoảng chục ngày trở lại đây..." Đọc những lời khai trong bản cung của Trần Mạnh Hà (SN 1981, trú tại tổ 20, phường Định Công, quận Hoàng...