Loạn thị trường thuốc thú y thủy sản: Có “vấn đề lớn” trong cơ chế quản lý!
Sự nhầm lẫn trong cách gọi tên, đồng thời, cơ chế quản lý “có vấn đề” đã khiến ngành thú y thủy sản chịu nhìu oan sai và tạo cơ hội cho những sản phẩm kém chất lượng dùng trong nuôi trồng dễ dàng lưu thông trên thị trường.
Nhập nhằng tên gọi
Ông Dương Tiến Thể – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết, thực tế hiện nay, phần lớn người dân nuôi trồng thủy sản dùng tên gọi thuốc thú y thủy sản để chỉ chung cho hàng ngàn loại sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản. Cách hiểu như vậy khiến ta thấy có quá nhiều loại thuốc thú y thủy sản.
Nông dân Cần Giờ mù mờ về chính những sản phẩm lâu nay họ vẫn sử dụng.
Tuy nhiên, theo Luật Thú y quy định, chỉ có các loại dùng để phòng bệnh, chuẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật thủy sản mới gọi là thuốc thú y thủy sản.
Các loại khác như chất bổ sung thức ăn để bồi bổ cơ thể động vật thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản để xử lý cải tạo môi trường ao nuôi… không có tác dụng phòng bệnh, chuẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản thì không gọi là thuốc thú y thủy sản.
Cũng theo ông Thể, để sản xuất được thuốc thú y phải có nhà máy đạt chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP) và phải đủ điều kiện theo quy định thì mới được cấp phép sản xuất. Các nhà máy sản xuất thuốc thú y thủy sản thường phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Hiện Cục Thú y cũng chỉ cấp phép lưu hành cho 940 sản phẩm thuốc thú y thủy sản. Trong đó, có 8 loại hoạt chất kháng sinh được để trị bệnh cho động vật thuỷ sản với 233 sản phẩm và 707 sản phẩm thuốc thú y thủy sản khác.
Trong khi đó, một chuyên gia trong ngành tiết lộ, các chế phẩm sinh học chỉ cần đăng ký là được thông qua mà chẳng cần có cơ sở sản xuất hay nhà máy gì cả. Thành phần, công thức sản phẩm cũng rất mập mờ, người trong ngành hay gọi là hàng “cuốc xẻng”. Do đó, có đến hàng ngàn sản phẩm loại này trên thị trường.
Các sản phẩm này không thuộc Cục Thú y quản lý. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm trôi nổi lưu hành trên thị trường đã ghi trên nhãn mác với tác dụng như là một loại thuốc phòng chữa được nhiều bệnh mà người nuôi trồng đang gặp phải. Do đó, khiến người dân hiểu nhầm đó là thuốc rất tốt. Ngoài việc ghi nhãn quảng cáo đánh vào nhu cầu một cách quá mức thì những sản phẩm trôi nổi đó về thành phần, chất lượng cũng có thể không đúng như ghi trên nhãn.
Video đang HOT
“Cơ chế quản lý có vấn đề!”
Theo phân tích của vị chuyên gia này, việc hướng dẫn để nông dân phân biệt các sản phẩm thú y thủy sản và sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản khác chưa “tới”. Hơn nữa, hiện nay khâu quản lý chưa được chặt chẽ, dẫn tới chuyện nhầm lẫn và núp bóng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Một người muốn bán thuốc thú y phải có cửa hàng, có giấy phép hành nghề được cơ quan chức năng cấp… Thuốc thú y bày bán phải là sản phẩm có thông tin rõ ràng, do các nhà máy đã được cấp phép sản xuất.
Trong khi đó, theo phân tích của chuyên gia, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm như chế phẩm sinh học, chất xử lý ao nuôi…. thì không cần điều kiện gì cả. Các cá nhân, đơn vị “muốn là đưa hồ sơ lên và được cho phép lưu hành.
“Còn nếu quy trình có trắc trở, nhiêu khê thì doanh nghiệp cho thêm tí tiền là xong chuyện. Chính vì vậy mới xảy ra chuyện có hơn 800 sản phẩm được đưa vào danh mục không đúng quy định vừa bị Tổng cục Thủy sản phát hiện”, vị này dí dỏm.
Theo đó, chuyên gia cho rằng, quản lí các sản phẩm này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm trách nhiệm. Còn như hiện nay, việc này được giao cho một trung tâm sự nghiệp là Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản. Một trung tâm sự nghiệp thì làm sao tham mưu cho quản lý nhà nước được?
Các sản phẩm này muốn lưu thông trên thị trường phải thông qua cơ quan nhà nước cấp phép. Còn các trung tâm chỉ nên đóng vai trò là cơ quan kiểm nghiệm, kiểm chứng. Khi nhà nước xã hội hóa công tác chứng nhận, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm trước khi ra thị trường thì các trung tâm, phòng thí nghiệp có thể tham gia vào quy trình này nhưng không được thực hiện trực tiếp mà phải do cơ quan nhà nước chỉ định. Họ làm nhiệm vụ phân tích, kiểm định các sản phẩm đã được mã hóa.
Còn như hiện nay, Tổng cục Thủy sản sử dụng Trung tâm này thay cho cơ quan quản lý nhà nước là hoàn toàn sai! Do đó, mới dẫn tới chuyện lộng quyền. Một trung tâm sự nghiệp thì không có chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc cấp chứng nhận hoặc đưa tên sản phẩm của một doanh nghiệp vào danh mục lưu hành trên toàn quốc được.
Nông dân hứng chịu đủ rồi! “Về chất lượng các sản phẩm ngoài thuốc thú y thủy sản, ai cũng biết là không ra gì. Vì đó mà nông dân cũng đã gánh chịu nhiều rồi! Cái cần bây giờ là nhìn thấy nguyên nhân của việc này để chỉnh sửa ngay”, ông Dương Tiến Thể – Phó Cục trưởng Cục Thú y.
Theo Danviet
Loạn thị trường thuốc thú y thủy sản: Cơ chế quản lý "có vấn đề"
Sự nhầm lẫn trong cách gọi tên, đồng thời, cơ chế quản lý "có vấn đề" đã khiến ngành thú y thủy sản chịu nhiều oan sai và tạo cơ hội cho những sản phẩm kém chất lượng dùng trong nuôi trồng dễ dàng lưu thông trên thị trường.
Ông Dương Tiến Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) khẳng định như vậy khi phản hồi về loạt bài "Loạn thị trường thuốc thú y thủy sản", đăng trên báo NTNN/Dân Việt.
Nhập nhằng tên gọi
Nông dân nuôi tôm ở Cần Giờ (TP.HCM) đang sử dụng một số sản phẩm nhưng không rõ
thông tin về sản phẩm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về chất lượng các sản phẩm ngoài thuốc thú y thủy sản, ai cũng biết là không ra gì. Vì đó mà nông dân cũng đã gánh chịu nhiều rồi! Cái cần bây giờ là nhìn thấy nguyên nhân của việc này là do quản lý nhà nước có vấn đề, từ đó phải chỉnh sửa ngay". Ông Dương Tiến Thể
Báo NTNN đã có loạt bài phản ánh tình trạng loạn thị trường thuốc thú y thủy sản, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
- Thực tế, hiện phần lớn người dân nuôi trồng thủy sản dùng tên gọi thuốc thú y thủy sản để chỉ chung cho hàng ngàn loại sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản. Cách hiểu như vậy khiến ta thấy có quá nhiều loại thuốc thú y thủy sản. Tuy nhiên, Luật Thú y quy định, chỉ có các loại dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật thủy sản mới gọi là thuốc thú y thủy sản.
Các loại khác như chất bổ sung thức ăn để bồi bổ cơ thể động vật; thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản để xử lý cải tạo môi trường ao nuôi... không có tác dụng phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản thì không gọi là thuốc thú y thủy sản.
Vậy, có sự khác nhau nào giữa sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản và các sản phẩm bổ sung dùng trong nuôi trồng thủy sản?
- Để sản xuất được thuốc thú y phải có nhà máy đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) và phải đủ điều kiện theo quy định mới được cấp phép sản xuất. Các nhà máy sản xuất phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, các chế phẩm sinh học chỉ cần đăng ký là được thông qua mà chẳng cần có cơ sở sản xuất hay nhà máy gì cả. Thành phần, công thức sản phẩm cũng rất mập mờ, người trong ngành hay gọi là hàng "cuốc xẻng".
Việc phân chia quản lý thuốc thú y thủy sản và các sản phẩm bổ sung khác như thế nào, thưa ông?
- Hiện Cục Thú y chỉ quản lý thuốc thú y thủy sản. Trong khi đó, các sản phẩm khác do Tổng cục Thủy sản quản lý. Cục Thú y cũng chỉ cấp phép lưu hành cho 940 sản phẩm thuốc thú y thủy sản. Trong đó, có 8 loại hoạt chất kháng sinh được để trị bệnh cho động vật thuỷ sản với 233 sản phẩm và 707 sản phẩm thuốc thú y thủy sản khác.
Các loại chất bổ sung thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản không thuộc Cục Thú y quản lý. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm trôi nổi lưu hành trên thị trường đã ghi trên nhãn mác với tác dụng như là một loại thuốc phòng chữa được nhiều bệnh mà người nuôi trồng đang gặp phải. Do đó, khiến người dân hiểu nhầm đó là thuốc rất tốt. Ngoài việc ghi nhãn quảng cáo đánh vào nhu cầu một cách quá mức thì những sản phẩm trôi nổi đó về thành phần, chất lượng cũng có thể không đúng như ghi trên nhãn.
"Cơ chế quản lý có vấn đề!"
Theo ông phân tích thì chỉ có người trong ngành phân biệt được đâu là sản phẩm thuốc thú y, đâu là sản phẩm bổ sung, không thuộc Cục Thú y quản lý?
- Vấn đề hiện nay là ở khâu quản lý chưa chặt chẽ, dẫn tới chuyện nhầm lẫn và núp bóng. Trong khi đó, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm như chế phẩm sinh học, chất xử lý ao nuôi... thì không cần điều kiện gì cả. Các cá nhân, đơn vị "muốn là đưa hồ sơ lên và được cho phép lưu hành. Còn nếu quy trình có trắc trở, nhiêu khê thì doanh nghiệp cho thêm tí tiền là xong chuyện. Chính vì vậy mới xảy ra chuyện có hơn 800 sản phẩm được đưa vào danh mục không đúng quy định vừa bị Tổng cục Thủy sản phát hiện.
Ở đây cái chính là cơ chế quản lý có vấn đề. Quản lý các sản phẩm này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm trách nhiệm. Còn như hiện nay, việc này được giao cho một trung tâm sự nghiệp là Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm và kiểm định nuôi trồng thủy sản. Một trung tâm sự nghiệp thì làm sao tham mưu cho quản lý nhà nước được?
Vậy theo ông, phải xử lý những sản phẩm bổ sung, hóa chất, hoạt chất cải tạo môi trường... này như thế nào?
- Các sản phẩm này muốn lưu thông trên thị trường phải thông qua cơ quan nhà nước cấp phép. Còn các trung tâm chỉ nên đóng vai trò là cơ quan kiểm nghiệm, kiểm chứng. Khi nhà nước xã hội hóa công tác chứng nhận, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm trước khi ra thị trường thì các trung tâm, phòng thí nghiệm có thể tham gia vào quy trình này nhưng không được thực hiện trực tiếp mà phải do cơ quan nhà nước chỉ định. Họ làm nhiệm vụ phân tích, kiểm định các sản phẩm đã được mã hóa.
Còn như hiện nay, Tổng cục Thủy sản sử dụng trung tâm này thay cho cơ quan quản lý nhà nước là hoàn toàn sai. Do đó, mới dẫn tới chuyện sai phạm. Một trung tâm sự nghiệp thì không có chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc cấp chứng nhận hoặc đưa tên sản phẩm của một doanh nghiệp vào danh mục lưu hành trên toàn quốc được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Loạn thị trường thuốc thú y thủy sản: Ai bồi thường cho nông dân? Theo chia sẻ của một số cán bộ quản lý ngành nông nghiệp địa phương, việc quản lý các sản phẩm thú y thủy sản không hề đơn giản. Và vấn đề lớn nhất hiện nay là, ai sẽ bồi thường cho nông dân những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí gây hại cho người nuôi trồng thủy sản? Vô lý: Thanh...