Loạn rượu ‘nút lá chuối’: Chuyên gia công bố 770 triệu lít, Bộ thống kê 47 triệu lít
Từ số liệu chênh lệch lớn, đến các quy định của pháp luật không đi vào đời sống, có thể nói, đến nay việc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu thủ công vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi.
Đâu là con số tin cậy?
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế TƯ (CIEM) công bố vào năm 2020, ước lượng tổng lượng cồn nguyên chất thị trường cả nước năm 2016 khoảng 610,865 triệu lít.
Trong đó, khu vực phi chính thức ước 385,426 triệu lít, chiếm 63% tổng lượng thị trường (bao gồm cả nhập lậu). Rượu thủ công chiếm khoảng 70-90% thị trường khu vực phi chính thức, ước tính lượng cồn nguyên chất tiêu thụ vào khoảng 308,341 triệu lít, tương đương với 770 triệu lít rượu.
Còn theo Báo cáo số 916/BC của Bộ Y tế ngày 6/9/2018, tổng sản lượng rượu thủ công cả nước là 280.000 triệu lít/năm. Tuy nhiên, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) thống kê dựa trên số liệu của 54 trong tổng số 63 Sở Công Thương các tỉnh gửi về năm 2020, tổng số rượu thủ công cả nước chỉ có 47,89 triệu lít.
Nhiều hộ gia đình nấu rượu tại vị trí không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, đã có những con số rất khác nhau và chênh lệch lớn về rượu thủ công trên cả nước. Theo bà Nguyễn Hương Giang, Cục Công nghiệp, khi cơ quan này gửi yêu cầu các Sở Công Thương thống kê thì chỉ có 54 Sở gửi số liệu về, còn 9 Sở thì không.
Video đang HOT
Nói về sự chênh lệch giữa các số liệu thống kê, bà Giang cho rằng, có thể do thống kê từ các Sở Công Thương chưa chính xác, hoặc những số liệu của các cơ quan khác trước đây đã lạc hậu, cũng có thể người dân giờ giảm sử dụng rượu thủ công, chuyển sang dùng rượu sản xuất công nghiệp có thương hiệu.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Minh Kim, Phó giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình, khi thực hiện thống kê các cơ sở sản xuất rượu thủ công của tỉnh, số liệu từ Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện gửi về chỉ có 2.800 cơ sở. Nhưng qua khảo sát thực tế lên đến 4.500 cơ sở.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, để quản lý được thị trường rượu thủ công, cần có những số liệu chính xác. Số liệu có sự chênh lệch lớn giữa các cơ quan, sẽ khiến nhà quản lý không biết đường nào mà lần, rất khó trong việc xây dựng chính sách và có những giải pháp phù hợp với thực tế.
Sợ bị quản lý
Luật “Phòng chống tác hại của rượu bia” do Bộ Y tế soạn thảo, được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 có quy định về quản lý rượu thủ công.
Theo đó, các cơ sở sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh phải được cấp phép. Với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở được cấp phép để chế biến lại phải có hợp đồng mua bán và có đăng ký với UBND cấp xã. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh, phải có bản kê khai gửi UBND cấp xã, về lượng rượu được sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và không bán rượu ra thị trường.
Loạn số liệu rượu “nút lá chuối” không biết đâu mà lần.
Tuy nhiên, trên thực tế các quy định này vẫn chưa đi vào đời sống. Chẳng hạn, tại Ninh Bình có khoảng 4.500 hộ sản xuất rượu thủ công, nhưng chỉ có 14 hộ được cấp phép. Trong đó, hơn 450 hộ sản xuất từ 1.000 lít/năm trở lên, còn gần 4.000 hộ sản xuất dưới 1.000 lít/năm. Điều đáng nói là ngay cả các hộ sản xuất rượu thủ công (453 hộ) có sản lượng hàng năm từ 1.000 lít trở lên, lại kê khai “không nhằm mục đích kinh doanh”. Đây là sản lượng rất lớn, vượt quá khả năng tiêu dùng trong gia đình.
Trong khi đó, theo số liệu của Cục Công nghiệp, đối với sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, số lượng giấy phép đã cấp trên cả nước, cộng dồn từ trước đến hết năm 2020 là 3.529 cơ sở. Sản xuất rượu để bán cho DN chế biến lại, có 370 cơ sở đăng ký với chính quyền địa phương. Sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh, có kê khai là 36.510 cơ sở.
Việc cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, bán lẻ, chủ yếu là các cơ sở ở thành phố, thị xã, các địa phương khác có nơi chỉ cấp được 1-2 giấy phép, có địa phương chưa cấp được giấy phép nào.
Không những thế, theo Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát Việt Nam, do điều kiện nấu rượu tại nông thôn hầu hết đều bằng phương pháp thủ công, trang thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng chưa đáp ứng yêu cầu, nên chất lượng không đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Nhiều hộ gia đình sản xuất gần chuồng lợn, hoặc tại vị trí không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên không đủ điều kiện cấp Giấp phép.
Hơn nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thủ công đều chưa nắm rõ các quy định trong sản xuất kinh doanh rượu. Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật chưa cao. Khi lực lượng chức năng vào kiểm tra, hộ gia đình sản xuất khai là chỉ nấu để lấy bã nuôi lợn, đa số kê khai không đúng so với thực tế vì lo ngại phải làm giấy phép, hoặc đăng ký với chính quyền địa phương, phải nộp thuế hoặc ngại bị quản lý,… Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh rượu thủ công cũng thấy không cần thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật mà vẫn bán được hàng, không bị sao.
Từ số liệu chênh lệch lớn, đến các quy định của pháp luật không đi vào đời sống, có thể nói, đến nay việc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu thủ công vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi.
Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực trong những tháng cuối năm
Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tại nhiều địa phương đã có những dấu hiệu phục hồi nhanh so với những tháng trước đó góp phần "tăng tốc" sự phục hồi sản xuất công nghiệp của cả nước trong những tháng cuối năm.
Các ngành công nghiệp khôi phục, tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Theo Bộ Công Thương, sau nhiều tháng thực hiện giãn cách xã hội, triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước đã xây dựng và triển khai Kế hoạch an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 để từng bước phục hồi, phát triển công nghiệp trong trạng thái mới.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tại các tỉnh, thành phố tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của cả nước như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội... đã có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các địa phương, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sản xuất đã khôi phục trở lại, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết.
Cụ thể, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tại nhiều địa phương đã có những dấu hiệu phục hồi nhanh so với những tháng trước đó, điển hình như: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 11 của Quảng Ninh tăng 19,17%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Quảng Ngãi tăng 16,11%; Thừa Thiên - Huế tăng 9,12%; Cần Thơ tăng 6,77%; Đồng Nai tăng 6,9%... đã góp phần vào sự phục hồi sản xuất và kinh doanh của cả nước.
Bộ Công Thương cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 11 tăng 5,5% so với tháng trước, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ...
Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,2%)...
Nhìn nhận về sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2021, Cục công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, tuy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã từng bước phục hồi nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất ở trong khu, cụm công nghiệp trở lại hoạt động chiếm tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp. Tương ứng với đó thì tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc ở khu, cụm công nghiệp cũng cao hơn. Đơn cử như ở Đồng Nai, số doanh nghiệp trở lại hoạt động trong khu công nghiệp đạt 99% và người lao động trở lại làm việc đạt 88%. Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp con số này là 83,5% và 65,5%. Điều này cho thấy sự trở lại hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài khu công nghiệp đang rất khó khăn.
Để phát triển sản xuất công nghiệp tháng cuối năm, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Đồng thời triển khai các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nhằm bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, lao động trở lại phục vụ việc phục hồi các hoạt động sản xuất sau dịch bệnh, tránh tình trạng "cát cứ", không thống nhất gây khó khăn cho việc phục hồi các chuỗi cung ứng về hàng hóa và lao động cho sản xuất.
Bộ Công Thương tăng cường bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, Bộ cũng tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng. Hỗ trợ tối đa các nhà máy, doanh nghiệp khôi phục sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng tốc sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp cuối năm.
Bộ Công Thương: Duy trì sản xuất ở phía Nam thì phải ưu tiên vaccine Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng giải pháp căn cơ để trì sản xuất ở phía Nam là phải ưu tiên vaccine. Chính phủ cần giúp đỡ doanh nghiệp nhập khẩu vaccine khi có nguồn. Trao đổi với Zing về việc áp dụng mô hình "3 tại chỗ", cũng như duy trì sản xuất ở các tỉnh phía Nam, lãnh đạo...