Loạn giá xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2
Bộ Y tế khẳng định xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 chủ yếu phục vụ nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị và cơ sở thực hiện xét nghiệm này phải được cấp phép.
“Tôi thấy hiện nay nhiều phòng khám và bệnh viện (BV) trên địa bàn TP.HCM quảng cáo dịch vụ xét nghiệm kháng thể để xác định cơ thể đã sản sinh kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 hay chưa” – ông THM (48 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) nói.
Cứ xét nghiệm kháng thể cho an tâm
Sau khi liên hệ một BV, ông M được biết xét nghiệm kháng thể chỉ dành cho người bệnh COVID-19 đã chữa khỏi hoặc người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 với chi phí 380.000 đồng/người.
Xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh COVID-19. Ảnh: TRẦN NGỌC
“Tôi đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 2 được hơn tháng. BV khẳng định kết quả xét nghiệm kháng thể giúp đánh giá được cơ thể có đáp ứng miễn dịch hay không nên tôi đăng ký xét nghiệm cho an tâm” – ông M cho biết.
Tương tự, bà NTH (46 tuổi, huyện Hóc Môn, TP.HCM) cũng liên hệ một phòng khám để xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2.
“Vợ chồng tôi cùng con trai bị COVID-19 đã chữa khỏi được hơn tháng. Thấy một phòng khám có dịch vụ xét nghiệm kháng thể để đánh giá khá năng miễn dịch của cơ thể với giá 350.000 đồng/người nên tôi đăng ký. Sau khi xét nghiệm, phòng khám nói vợ chồng tôi cùng con trai đáp ứng được miễn dịch nên hết sức yên tâm” – bà H. cho biết.
Đủ mức giá xét nghiệm
Tài khoản Facebook có tên Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard đăng tải thông tin “Dịch vụ xét nghiệm định lượng kháng thể SARS-CoV-2″.
Trong vai người mắc COVID-19 đã điều trị hết, phóng viên (PV) liên hệ số điện thoại 02835352xxx. Xưng là nhân viên Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard, người nghe điện thoại cho biết xét nghiệm kháng thể để xem cơ thể có miễn dịch với SARS-CoV-2 hay không. Chi phí xét nghiệm mỗi người tại phòng khám là 500.000 đồng, khoảng 6-8 tiếng có kết quả. Nếu nhân viên phòng khám tới nhà lấy mẫu, giá vẫn 500.000 đồng/người nhưng thu thêm phí 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Người nghe điện thoại còn khẳng định phòng khám đã được Sở Y tế TP.HCM cho phép thực hiện dịch vụ xét nghiệm kháng thể.
Trang điện tử có tên hongduchospital.vn cũng đăng tải thông tin “Dịch vụ xét nghiệm định lượng kháng thể sau tiêm vaccine ngừa COVID-19. Áp dụng cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp”.
Nội dung đăng tải trên trang điện tử này cho biết BV đa khoa Hồng Đức tiên phong áp dụng xét nghiệm định lượng kháng thể giúp khách hàng biết được nồng độ kháng thể sau tiêm.
PV gọi điện thoại 0968642xxx và gặp bà Duyên, người xưng là nhân viên BV đa khoa Hồng Đức. Bà Duyên cho biết BV có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm kháng thể tại BV hoặc tại nhà với giá 450.000 đồng/người, tầm 1 tiếng có kết quả. “Nếu tới nhà lấy mẫu, 1-2 người thì mỗi người 1,2 triệu đồng, 3-5 người thì mỗi người 1 triệu đồng, chưa tính tiền xe. Kết quả được mang tới nhà” – bà Duyên cho biết thêm.
Phải được Bộ Y tế cấp phép
ThS-BS Nguyễn Hiền Minh, Phó Trưởng Đơn vị tiêm chủng BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết hệ miễn dịch cơ thể sẽ tạo ra kháng thể sau khi mắc COVID-19 tự nhiên hoặc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
“Hiện chưa phải lúc để có thể chắc chắn về mối tương quan của mức đáp ứng kháng thể với sinh miễn dịch của cơ thể với bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, không phải phòng xét nghiệm dịch vụ nào cũng đủ năng lực chuyên môn và máy móc để thực hiện xét nghiệm kháng thể. Chưa hết, xét nghiệm kháng thể hiện nay là không cần thiết bởi cho dù có kháng thể sau khi khỏi bệnh không có nghĩa được bảo vệ vĩnh viễn mà vẫn cần tiêm vaccine ngừa COVID-19″ – ThS-BS Minh cho biết thêm.
Hơn nữa, việc hiểu sai xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 có thể dẫn đến tình trạng coi thường những biện pháp phòng ngừa COVID-19, đồng thời đưa ra kết luận không chính xác về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19. “Điều này có thể khiến nhiều người từ chối tiêm vaccine, dễ có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh” – ThS-BS Minh nói.
Theo BS Trần Thành Vinh, Trưởng khoa Sinh hóa BV Chợ Rẫy, xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 có thể xác định từng bị nhiễm COVID-19 hay không. Xét nghiệm này không thể xác định đang nhiễm COVID-19 hoặc nhiễm ở mức độ nặng hay nhẹ. “Cơ sở y tế muốn thực hiện xét nghiệm kháng thể phải được Bộ Y tế cấp phép” – BS Vinh cho biết.
TP.HCM lấy ý kiến về việc đi lại và ra vào TP sau ngày 1-10
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa gửi văn bản tới sở ngành và đơn vị về việc góp ý dự thảo phương án tổ chức giao thông từ ngày 1-10, trong đó phương án đi lại của người dân ở các khu vực TP và người có nhu cầu đến TP.HCM.
Phương án trở lại TP.HCM làm việc từ 1-10, người lao động cần điều kiện gì? TP.HCM: Kiến nghị cho phép cơ sở thẩm mỹ hoạt động trở lại từ 1-10 Từ 1-10, quận 7 mở lại câu lạc bộ thể thao, sân bóng đá, công viên an toàn
Người dân lưu thông trên đường Hòa Bình, quận Tân Phú, TP.HCM, ngày 16-9 - Ảnh: TỰ TRUNG
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc xây dựng phương án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xe chở hàng hóa và vận chuyển một số đối tượng cần thiết, có nhu cầu lưu thông thường xuyên giữa TP.HCM và các tỉnh để áp dụng từ ngày 1-10.
Về nguyên tắc tổ chức giao thông sau 1-10, người ngồi trên xe phải đảm bảo các điều kiện được phép lưu thông của ngành y tế, tuân thủ quy định 5K, khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn (hoặc ứng dụng VNEID) và đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch theo quy định.
Đối với vận tải bằng xe ôtô, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo dự thảo, việc tổ chức giao thông sau ngày 1-10 được chia thành 3 khu vực: phong tỏa, nguy cơ và bình thường mới, mỗi khu vực có một quy định cụ thể.
Đối với khu phong tỏa: chỉ cho phép các loại xe sau được hoạt động: xe công vụ, xe chống dịch, xe chở hàng hóa (lương thực; thực phẩm, gas; dược phẩm, thiết bị y tế, thiết bị hỗ trợ ngành y tế; điện, nước; xe xử lý sự cố hệ thống hạ tầng đô thị; xe tang lễ; xe vận chuyển (có giấy phép), nhân viên y tế, người phục vụ phòng chống dịch, người kết thúc thời gian cách ly, người bệnh COVID-19, người xuất viện về nơi cư trú.
Trường hợp khu vực phong tỏa có những tuyến đường liên quận lưu thông cắt ngang, bắt buộc có lộ trình cho tất cả các loại xe quá cảnh đi ngang qua và không được dừng đỗ xe trên đoạn đường qua khu phong tỏa.
Đối với khu vực nguy cơ: ngoài các xe được phép hoạt động tại khu vực phong tỏa, bổ sung thêm: shipper, xe chở hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán; bưu chính; viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa; khám chữa bệnh.
Xe chở thiết bị, vật liệu phục vụ xây dựng, sửa chữa các công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật được phép thi công; dịch vụ bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư...; xe taxi được cấp phép hoạt động (có mã QR).
Xe đưa người dân TP về quê và xe đón người dân trở lại TP theo kế hoạch; xe vận chuyển công nhân, chuyên gia được cấp phép hoạt động. Trường hợp khu vực nguy cơ có những tuyến đường liên quận cắt ngang, bắt buộc có lộ trình cho tất cả các loại xe quá cảnh đi qua.
Khu vực bình thường mới: Ngoài các loại xe được phép đi lại tại khu vực nguy cơ, bổ sung thêm xe buýt và xe khách hợp đồng; bến khách ngang sông, bến thủy nội địa và tuyến du lịch đường thủy. Đối với xe khách hợp đồng sẽ được cấp phép hoạt động (có mã QR) để kiểm soát số lượng. Đối với xe buýt sẽ được hoạt động trên từng tuyến cụ thể qua các thông báo của Sở Giao thông vận tải TP.
Về hoạt động hàng hóa, đối vớikhu vực nguy cơ, bình thường mới: xe tải nhẹ chở hàng hóa được phép hoạt động 24/24h cho đến khi có thông báo mới. Xe tải nặng hoạt động theo quyết định số 23/2018/QĐ-UBND năm 2018. Việc vận chuyển hàng hóa từ các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa vào các điểm phân phối phải tuân thủ theo phương án điều phối của Sở Công thương TP, Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp theo thẩm quyền quản lý.
Về hoạt động vận tải khách: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng đến 9 chỗ (xe công nghệ), xe hợp đồng và xe du lịch phục vụ hoạt động du lịch được phép hoạt động với số lượng, tần suất hoạt động phù hợp với thực tế theo công bố của Sở Giao thông vận tải và được kiểm soát thông qua mã QR.
Xe vận chuyển công nhân, chuyên gia phải được Sở Giao thông vận tải cấp giấy nhận diện có mã QR thông qua các đơn vị đầu mối.
Cho phép trạm thu phí đường bộ hoạt động trở lại đối với khu vực bình thường mới.
Đối với đi lại giữa TP.HCM và các tỉnh: tổ chức cho một số đối tượng có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa TP và các tỉnh như tạo điều kiện cho xe chở hàng hóa (có mã QR) đi, đến TP và đi qua TP có mã QR.
Xe đưa rước công nhân, chuyên gia được hoạt động với điều kiện: người trên xe đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 đủ 14 ngày sau khi tiêm hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 có xác nhận của cơ quan y tế, có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định.
Người dân từ các tỉnh vào TP.HCM để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực 72 giờ. Đồng thời, phải đảm bảo một trong các điều kiện: có giấy chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám; xác nhận của chính quyền địa phương (cấp phường, xã) về cho phép di chuyển đến TP để khám chữa bệnh. Giấy xác nhận có thể hiện đầy đủ thông tin về: người đi khám bệnh, người chạy xe và phương tiện.
Về hoạt động đi, đến sân bay Tây Sơn Nhất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải đã công bố trước đó.
Cùng với việc lấy ý kiến dự thảo về tổ chức giao thông tại TP.HCM, cùng ngày Sở Giao thông vận tải TP cũng gửi dự thảo về phương án tổ chức giao thông cho một số đối tượng có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa TP.HCM và các tỉnh thành đến các đơn vị tại TP để có ý kiến góp ý. Trên cơ sở hoàn thiện dự thảo, UBND TP sẽ gửi dự thảo này tới UBND các tỉnh, thành góp ý, thống nhất.
Lập bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 UBND tỉnh Hà Nam vừa có Quyết định thành lập viện dã chiến số 1 tỉnh Hà Nam với quy mô 300 giường bệnh để tổ chức thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh Covid-19. UBND tỉnh Hà Nam vừa có Quyết định số 1692/QĐ-UBND về việc thành lập bệnh viện dã chiến số 1 tỉnh Hà Nam. Theo đó,...