Loạn gia vị lẩu “Tàu” trong quán ăn hạng sang
Không chỉ các quán lẩu vỉ hè mới là khách hàng của gia vị lẩu “Tàu” có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nữa mà nhiều nhà hàng lớn ở Hà Nội cũng đã nhập loại gia vị này để bán hàng.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương khi phát hiện tịch thu, tiêu hủy ngay phụ gia, gia vị không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác mà không cần chờ kết quả xét nghiệm, kiểm nghiệm.
Mới đây, vào ngày 5/1, Đội Quản lý thị trường số 11, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp bắt giữ hàng trăm hộp gia vị dùng để nấu lẩu bao gồm mù tạt, gia vị lẩu, sốt cà chua, dầu hào… không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Gia vị lẩu “Tầu” tràn lan trên thị trường gây nguy hại cho sức khỏe.
Đội Quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội 6 – Phòng Cảnh sát môi trường (PC49- Công an TP. Hà Nội) tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS 30P-6353 do Nguyễn Trọng Tâm, sinh năm 1977 (trú tại Gia Lâm, Hà Nội) điều khiển. Qua kiểm tra, Tổ Công tác phát hiện số hàng gồm 200 hộp mù tạt, 600 hộp gia vị lẩu, 120 hộp sốt cà chua, 320 hộp dầu hào… Phần lớn hàng hóa trên xe có nguồn gốc từ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ. Lái xe Nguyễn Trọng Tâm khai nhận đã nhận hàng của một người phụ nữ tên Thúy ở Lạng Sơn, chở hàng về Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 11, cho biết, số hàng trên đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu các đối tượng tuồn vào thị trường trót lọt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trong khi đó, ngay đầu năm 2013, Cơ quan Giám sát thị trường thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc cũng đã phát hiện nhiều nguyên liệu nấu lẩu chứa hóa chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. Kết quả kiểm tra tại các nhà hàng nổi tiếng và siêu thị trong thành phố Thâm Quyến cho thấy 38 mẫu gia vị cùng nhiều mẫu mì sợi, heo viên, bò viên và nấm chứa các chất bảo quản bị cấm như a xít benzoic, a xít sobic và benzoyl peroxide với hàm lượng cao. Các chuyên gia về y tế cho hay, những chất này có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận. Ngoài ra, ít nhất 2 loại gia vị lẩu đóng gói sẵn bị phát hiện chứa chất nhuộm Rhodamine B có thể gây ung thư.
Song theo tìm hiểu thực tế tại Việt Nam, việc mua bán gia vị lẩu “Tàu” hiện nay vẫn tiếp diễn và kín đáo hơn trước. Tuy nhiên, khác với cách đây vài năm, chỉ các quán lẩu vỉ hè ở phố Phùng Hưng (Hà Nội) nở rộ sử dụng loại gia vị này, thì đến nay, nhiều nhà hàng, quán ăn lớn cũng sử dụng.
Cụ thể, đầu tháng 11/2012 vừa qua, nhà hàng lẩu nấm Xiao, có địa chỉ tại số 34 Hoàng Cầu thuộc phường Trung Liệt (Q. Đống Đa, Hà Nội) từng bị lực lượng Quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện gần 70kg gia vị lẩu không có nguồn gốc xuất xứ. Ngay sau khi phát hiện thùng xốp được nhà hàng cất giấu kỹ trên tầng 5, chủ nhà hàng người Trung Quốc đã không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ của gia vị lẩu không có nhãn mác nói trên. Quản lý thị trường đã tiến hành lập biên bản, đồng thời tịch quyết định tịch thu số hàng để xử lý xử phạt theo quy định.
Nhà hàng VIETXIAO trước có tên A XIAO từng bị cơ quan chức năng phát hiện tàng trữ gia vị lẩu “Tàu” số lượng lớn.
Sau khi bị xử phạt, hiện nhà hàng A XIAO này đã đổi tên thành VIETXIAO và đầu tư thêm nhiều nhà hàng lẩu khác như: Hoàng Gia A, XIAO, CT5 Sông Đà (ở Mỹ Đình)…Đáng chú ý, theo điều tra của phóng viên thì tên nhà hàng AXIAO cũng chính là tên thường gọi của Xiao Zheng Lin (người Trung Quốc) là đầu bếp trưởng của nhà hàng này.
Mặc dù đã có quy định ráo riết về việc sử dụng gia vị lẩu tàu, một số đối tượng vẫn ngấm ngầm chào bán gia vị lẩu “Tàu” không rõ nguồn gốc cho các nhà hàng. Loại gia vị này được nhập qua đường tiểu ngạch từ biên giới tỉnh Lạng Sơn, Lao Cai rồi chuyển về Hà Nội. Do lợi nhuận cao, các nhà hàng vẫn bất chấp sức khỏe của thực khách để nhập loại gia vị này về chế biến lẩu.
Cho biết về tình hình kiểm tra gia vị lẩu không rõ nguồn gốc có xuất xứ từ Trung Quốc trên địa bàn TP Lạng Sơn, Lãnh đạo Ban Quản lý chợ Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn khẳng định, đã chỉ đạo anh em cơ quan phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn nhanh chóng vào cuộc để phát hiện và xử lý số gia vị lẩu không rõ nguồn gốc nếu có trên thị trường. Trước mắt, Ban quản lý chợ Tân Thanh đã thông báo và khuyến cáo rộng rãi đến các chủ cửa hàng, chủ buôn thực phẩm không kinh doanh, buôn bán vận chuyển loại gia vị “nguy hại” này.
Các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng liên tiếng, người tiêu dùng cần phải trở thành “người tiêu dùng thông thái”, tự bảo vệ sức khoẻ chính mình song với tình trạng buôn bán gia vị lẩu “Tàu” tràn lan như hiện nay, không ai biết được lúc nào mình sẽ trở thành nạn nhân của loại gia vị không nguồn gốc này.
Theo Dantri
Gần 7.000 vụ tai nạn lao động trong năm 2012
Năm 2012 đã xảy ra gần 7 nghìn vụ tai nạn lao động, làm 606 người chết, hơn 6.300 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản lên tới 11 tỷ đồng.
ảnh minh họa
Theo báo cáo từ Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), năm 2012, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) và số nạn nhân được thống kê đều tăng so với năm 2011. Cụ thể, năm 2012 đã xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, 6.361 người bị thương. Như vậy, số vụ TNLĐ tăng 881 vụ, số nạn nhân tăng 813 người, số vụ có người chết tăng 48 vụ, số người chết tăng 32 người, số người bị thương nặng tăng 156.
Thiệt hại do TNLĐ gây ra trong năm 2012 là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên tới hơn 85.600 ngày.Có 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người, dẫn đầu là TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng và Bình Thuận. Trong đó, ngành nghề để xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng nhất vẫn là lao động giản đơn trong ngành khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí. Cũng theo thông kế, nguyênnhân hàng đầu để xảy ra những vụ tai nạn đó là do người sử dụng lao động không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động và người lao động vi phạm các quy trình, biện pháp về an toàn lao động.
Theo ông Hà Tất Thắng, cùng với tình hình TNLĐ gia tăng, tình trạng"trốn" báo cáo về tai nạn lao động đã ở mức báo động, lên tới gần 95% doanh nghiệp,tỷ lệ đó tương ứng với khoảng 19.300 doanh nghiệp, chủ yếu là nhỏ và vừa.
Ngày 26/2, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) đã phát độngTuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 15. Tuần lễ sẽ diễn ra từ ngày 17 - 23/3 tại tỉnh Bắc Giang, với chủ đề "Tăng cường văn hóa An toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc".
Theo Dantri
Đặc sắc hội làng có trai giả gái, múa "đĩ đánh bồng" Thu hút nhất ở Lễ hội làng Triều khúc là điệu múa cổ "đĩ đánh bồng". Lễ hội làng Triều Khúc thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng. Mở đầu là lễ rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn thuộc làng Triều...