Loạn giá vàng nhẫn
Cũng là vàng 9999, nhưng giá bán nhẫn tròn trơn tại các cửa hàng khác nhau chênh lệch đến vài triệu đồng mỗi lượng.
Năm nay, chị Hồng Thu ở Hà Nội dự định mừng tuổi bố mẹ chồng bằng vàng nhẫn thay vì tiền như thường lệ. Tuy nhiên khi đi tìm hiểu để mua, chị không biết nên chọn loại nào vì giá mỗi nơi một khác. Tại 4 cửa hàng mà chị đã hỏi thăm, nơi đắt nhất chênh tới hơn 2 triệu đồng so với nơi bán rẻ nhất, trong khi cửa hàng đều báo là vàng nhẫn loại 9999.
Ví dụ tại thời điểm 16h30 ngày 18/1, vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) có giá bán 43,70 triệu đồng một lượng. Cùng lúc đó, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) bán giá 44,20 triệu đồng, rẻ hơn 1,6 triệu đồng mỗi lượng so với vàng miếng SJC của chính đơn vị này.
Tương tự hai doanh nghiệp trên, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng đang niêm yết giá vàng nhẫn rẻ hơn nhiều so với vàng miếng. Cụ thể, vàng miếng SJC đang được bán ra với giá 45,90 triệu đồng, trong khi giá vàng nhẫn ép vỉ tại đây là 44,35 triệu đồng.
Nhẫn tròn trơn của DOJI đang có giá cao nhất ở 45,80 triệu đồng, tương đương với giá vàng miếng SJC ở cùng thời điểm. Vàng miếng SJC do DOJI mua vào – bán ra lúc đó lần lượt ở 45,70 – 45,80 triệu đồng mỗi lượng. Trong thời gian qua, chênh lệch giá vàng SJC với quốc tế leo thang cũng kéo theo việc vàng nhẫn của DOJI cao hơn quốc tế khoảng 2 đến 3 triệu đồng, có lúc đến 4,9 triệu đồng như cuối năm 2012.
Trên thị trường đang có ít nhất 4 sản phẩm vàng nhẫn khác nhau, tuy nhiên giá mỗi nơi một khác. Ảnh: AQ
Video đang HOT
Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), có nhiều lý do khiến giá vàng nhẫn PNJ rẻ hơn vàng miếng. Thứ nhất, việc gia công, sản xuất vàng nhẫn trơn đơn giản hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nguyên liệu để sản xuất nhẫn là vàng nguyên liệu các loại do doanh nghiệp thu mua, sau đó phân kim để cho ra vàng 9999 để sản xuất nhẫn. Điều này khác với vàng miếng, cũng là tiêu chuẩn 9999 nhưng nguyên liệu sản xuất được nhập thẳng từ nước ngoài về, có độ tinh chất gần như hoàn hảo.
Còn Tập đoàn DOJI lại có nhiều nguyên nhân áp giá nhẫn ngang bằng với vàng miếng. Đại diện tập đoàn cho biết đã chọn giá vàng miếng SJC làm tiêu chuẩn tham chiếu.
“Chúng tôi làm vậy nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Khi khách mua vàng nhẫn tại DOJI, chúng tôi bán theo niêm yết vàng miếng SJC ở cùng thời điểm. Sau một thời gian khi khách mang nhẫn đến bán lại, chúng tôi cũng sẽ mua theo giá của SJC”, đại diện của DOJI cho hay. Theo ông, nếu niêm yết giá vàng nhẫn không theo một tham chiếu nào, khách hàng có thể bị thiệt hay ép giá khi muốn bán lại.
Ngày đầu kinh doanh vàng miếng theo phương thức mới (10/01) Chủ cửa hàng nhỏ bình thản &’chia tay’ vàng miếng (10/01) Hàng nghìn cửa hàng dừng bán vàng miếng (10/01) Thêm 5 ngân hàng được cấp phép kinh doanh vàng miếng (09/01) Cửa hàng nhỏ ‘chán’ vàng miếng (07/01)
Nhìn nhận hiện nay giá vàng SJC đang chênh lệch cao so với quốc tế, nhưng đại diện DOJI dự báo về lâu dài, thị trường sẽ sớm ổn định trở lại. Do lấy SJC làm tham chiếu, nếu giá vàng miếng SJC giảm, giá vàng nhẫn DOJI cũng giảm theo và ngược lại.
Ông cũng cho hay nhẫn tròn trơn tại DOJI được sản xuất từ vàng phân kim, nguyên liệu thu mua trong nước. “Loại vàng nhẫn này đảm bảo đạt tiêu chuẩn 9999, đã được tinh chế và giám định bởi DOJI”, đại diện doanh nghiệp nói thêm.
Trào lưu vàng nhẫn ép vỉ được DOJI khởi xướng từ đầu năm 2011, với mục đích chống trầy xước và chống giả, phục vụ nhu cầu tích trữ, mua làm quà tặng và mua để đeo. Đến giữa năm ngoái, PNJ cũng tham gia thị trường, đưa ra nhẫn ép vỉ các loại từ 1 đến 5 chỉ. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tung ra sản phẩm của riêng mình vào cuối 2012. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nổi tiếng với vàng nhẫn khác như Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội vẫn đang trung thành với sản phẩm không cần bao bì.
Vàng nhẫn có nhiều ưu điểm như phù hợp để tiết kiệm, có thể vừa tích trữ vừa làm trang sức. Tuy nhiên, chính bản thân các doanh nghiệp trên đều thừa nhận vàng nhẫn có nhược điểm là tính thanh khoản không cao. Còn bà Nguyễn Thị Cúc từ PNJ cho biết khi khách đem vàng nhẫn của doanh nghiệp này sang nơi khác bán thì có thể bị ép giá.
Mặc dù vậy, vàng nhẫn vẫn được lòng nhiều khách hàng và cả các doanh nghiệp sản xuất. Một đại diện khác của DOJI cho biết doanh số bán vàng nhẫn khá chạy trong thời gian vừa rồi. Trong đó, được ưa chuộng nhất là vàng nhẫn loại một chỉ, hai chỉ. Để hút khách, PNJ cũng đang có khuyến mãi cho sản phẩm vàng nhẫn. Ví dụ như khách mua vàng nhẫn các loại sẽ được tặng phong bao lì xì để mừng tuổi trong dịp Tết.
Không còn tiếp tục được sản xuất vàng miếng từ năm ngoái, Bảo Tín Minh Châu nay chuyển hướng hoàn toàn sang trang sức và vàng nhẫn cũng sẽ là một mũi nhọn. Mới đây, một đại diện của Bảo Tín Minh Châu cho hay trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ có những chương trình kích cầu sản phẩm này.
Theo VNE
Chênh lệch vàng nội ngoại còn 4 triệu đồng
Giá vàng quốc tế tăng khá mạnh còn trong nước hầu như giữ nguyên sau phiên giảm bất ngờ hàng trăm nghìn đồng vào chiều qua.
Mở cửa sáng nay, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC ở 45,95 - 46,07 triệu đồng. Giá thu mua giữ nguyên và bán ra nhích nhẹ 20.000 đồng so với đóng cửa hôm qua. Còn công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng chỉ điều chỉnh tăng 50.000 đồng ở chiều bán ra, lên 46,15 triệu đồng, đồng thời giữ nguyên niêm yết mua vào tại 45,95 triệu đồng mỗi lượng.
Đây là mức tăng khiêm tốn nếu so với quốc tế, vì thị trường thế giới vừa tăng 15 USD mỗi ounce, tương đương gần 380.000 đồng mỗi lượng. Sự bất cân xứng này kéo chênh lệch giữa vàng trong và ngoài nước còn 4 triệu đồng. Trước đó, hôm đầu tuần có lúc các doanh nghiệp để giá vàng đắt hơn tới 4,9 triệu đồng so với quốc tế.
Còn chiều qua, thị trường vàng trong nước cũng chứng kiến "sự lạ" khi giá lao dốchàng trăm nghìn đồng, trong khi vàng quốc tế đang tăng. Có những thông tin cho thấy Ngân hàng Nhà nước sắp vào cuộc để đưa giá vàng trong nước về gần với thực tế, theo chỉ đạo từ Chính phủ.
Đã giảm khá mạnh nhưng chênh lệch vàng trong và ngoài nước vẫn cao gấp 10 lần so với mức được coi là phù hợp ở 400.000 đồng một lượng. Ảnh: AQ
Còn trên thị trường quốc tế, giá vàng tăng 1% lên 1.675 USD một ounce trong ngày hôm qua. Có lúc giá còn chạm mức cao nhất trong một tuần ở 1.678,6 USD một ounce. Đây là ngày tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2013 đến nay, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản.
Tuần trước, giá vàng có lúc rơi xuống đáy của 4 tháng rưỡi ở 1,625 USD, nhưng đến nay hồi phục được khoảng 3%. Đến sáng nay, giá đi xuống nhẹ, đứng ở 1.673,9 USD, hạ 0,9 USD so với mở cửa.
Kinh tế châu Âu có chưa thể phục hồi trong năm nay, Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi tuyên bố. Theo dự báo của ECB, kinh tế khu vực sẽ chỉ tăng trưởng vào cuối 2013.
Theo VNE
Giá vàng rớt mạnh Giá trong nước xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng dù thị trường quốc tế vẫn đang tăng trong chiều nay. Tính đến 13h20 chiều nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán ra vàng miếng SJC ở 45,86 triệu đồng. Giá rớt mạnh 440.000 đồng một lượng so với mở cửa đầu ngày. Chiều thu mua cũng mất 420.000 xuống 45,78...