‘Loạn’ facebook mạo danh sao Việt
Dạo một vòng quanh , hàng chục trang cá nhân mang tên Mai Phương Thúy, Hoài Linh, Bảo Thy… không chỉ khiến người hâm mộ “loạn cào cào” mà còn khiến nghệ sĩ nhiều phen khốn đốn vì bị mạo danh.
Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm và thống kê đơn giản, có thể thấy cái tên “hot” như Mai Phương Thúy, Bảo Thy, Hoài Linh… có trên dưới 50 trang Facebook.
Thật giả lẫn lộn
Điều đáng nói là ngoài những trang lập ra để đó thì có những trang Facebook giả mạo đầu tư công phu, thu hút lượng lớn người hâm mộ theo dõi.
Người lập ra những trang Facebook này rất “chịu khó” cập nhật thông tin, hình ảnh từ trang Facebook gốc hoặc tự đưa ra những chia sẻ cá nhân khiến công chúng tưởng rằng đó là những dòng chia sẻ của nghệ sĩ thật.
Có gần 50 trang mang tên hoa hậu Mai Phương Thúy trên Facebook
Đặc biệt, có những trường hợp Facebook “giả” còn “hot” hơn cả trang Facebook thật khiến nghệ sĩ dở khóc dở cười. Đơn cử như trường hợp của .
Nhiều người nghĩ rằng những trang Facebook càng đông người theo dõi thì độ tin cậy càng cao. Cũng chính vì thế mà trang Facebook mang tên Mi du (Đặng Thị Mỹ Dung) với hơn 70.000 người theo dõi đã lập tức chiếm được lòng tin của người hâm mộ trong khi Facebook thật của Midu (tên Mi Du) chỉ được trên 40.000 người theo dõi trong cùng thời điểm.
Video đang HOT
Không những vậy, trang Facebook giả còn rất chăm chỉ cập nhật thông tin, trang thái, bài viết từ Facebook thật của người đẹp này. Chính vì thế khi Midu đưa ra lời cảnh cáo trên Facebook thật của mình lại bị tưởng nhầm là… người giả mạo.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, Midu cho biết: “Thực tế những trang Facebook giả chưa làm việc gì ảnh hưởng nghiêm trọng đến Midu. Tuy nhiên, việc nhiều người tưởng nhầm trang Facebook giả là Facebook của Midu đã dẫn đến việc những phát ngôn trên trang này bị đánh đồng là phát ngôn của Midu. Có lần, trang này đăng hình ảnh một nhóm nhạc (nhóm HKT – PV) và bình luận gây sốc, khiến mọi người có cái nhìn không đúng về Midu”.
Midu cũng cho biết hiện tại cô chỉ có hai trang Facebook chính thức là một trang cá nhân mang tên Mi Du và một trang Fanpage (trang dành cho người hâm mộ) do chính Midu tự quản lý.
Facebook giả gây “sóng gió”
Không may mắn như Midu, nhiều sao Việt từng “xấc bấc xang bang” khi Facebook giả mạo gây “sóng gió” trên mạng xã hội. Vân Trang, … từng bị những trang Facebook giả đăng thông tin có ý bôi nhọ.
Dương Triệu Vũ đã rất đau đầu khi Facebook giả của anh đăng những lời lẽ tục tĩu có liên quan đến Cao Thái Sơn và Adam Nguyễn. Trong khi đó, Hồ Quỳnh Hương cũng bị kẻ nào đó mạo danh trên Facebook để nói xấu Bảo Thy. Facebook giả của Hoàng Thùy Linh cũng từng có những lời lẽ “đá xoáy” Vũ Hạnh Nguyên…
Uyên Linh từng lên tiếng cảnh báo fan vì bị mạo danh trên Facebook
Tuy nhiên, đến nay, một trong những trang Facebook mạo danh từng bị Uyên Linh vạch trần vẫn nhởn nhơ tồn tại với hơn 3.000 người theo dõi
Một trong những người nhiều lần gặp rắc rối vì Facebook giả mạo là Ưng Hoàng Phúc. Những trang Facebook giả này từng có những lời lẽ không hay liên quan đến ca sĩ Thủy Tiên và Cao Thái Sơn khiến Ưng Hoàng Phúc phải vất vả giải thích với báo chí và người hâm mộ vì chuyện… từ trên trời rơi xuống.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, Ưng Hoàng Phúc cho biết: “Rất may là trong những trường hợp như vậy, bạn bè trong giới đều biết rõ tính của tôi nên không hề hoang mang trước những lời lẽ trên Facebook giả. Tôi chỉ lo những khán giả chưa tìm hiểu kỹ sẽ nhầm tưởng phát ngôn trên những trang giả mạo này là của tôi. Trước nay tôi chỉ có một trang cá nhân tên Thanh Quốc Nguyễn và một trang fanpage với hơn 140.000 người theo dõi”.
Khán giả cũng bị lừa
Không chỉ khiến các nghệ sĩ đau đầu, chính khán giả cũng đã phải nếm trải sự “lợi hại” của những trang Facebook giả.
Còn nhớ vào tháng 6.2011, không ít khán một cách ngoạn mục. Kẻ mạo danh này đã lập ra một trang Facebook giả, cập nhật thường xuyên thông tin và hình ảnh đời thường của thành viên The Men khiến nhiều người tưởng rằng đây là trang Facebook thật của nhóm.
Sau khi tạo dựng được lòng tin của khán giả, kẻ mạo danh này đã đăng thông tin cho biết một thành viên đi diễn xa quên mang theo tiền và ngỏ ý… mượn tiền của người hâm mộ.
Một số người nhẹ dạ đã nhanh chóng bị lừa, gửi tiền vào tài khoản kẻ giả danh. Trong khi đó, những người tỉnh táo hơn đã lập tức liên lạc với nhóm The Men. Lúc này hai chàng trai của nhóm mới tá hỏa, lập tức đính chính trên báo chí.
Không chỉ các “sao” mà ngay cả những nhân vật nổi tiếng khác như MC Lại Văn Sâm, cầu thủ bóng đá Minh Phương… cũng từng lên báo khẳng định mình không tham gia Facebook thì làm gì có chuyện “phát ngôn ầm ầm” trên .
Theo Thanh Niên
Điều tra vụ "ép" mua sách
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chánh thanh tra Sở VH-TT-DL Lâm Đồng cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ một số tổ chức, cá nhân gọi điện thoại đến nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn mạo danh là người ở các cơ quan quản lý nhà nước hù dọa ép mua sách.
Theo ông Hùng, những người này tìm hiểu tên tuổi, số điện thoại của các cá nhân, DN, sau đó gọi điện nói mình ở "cơ quan này nọ" và hăm dọa: sao mời mà không đi tập huấn (thực tế không mời), rồi yêu cầu phải mua sách, nếu không sẽ bị kiểm tra, xử phạt từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng (!). Sau đó vài hôm, tự dưng những "khổ chủ" này được các nhân viên bưu điện đến nhà (hoặc cơ quan) giao bưu phẩm. Thấy có ghi tên và địa chỉ của mình đầy đủ nên nhiều người không để ý, vội mở ra (chỉ có quyển sách) và bị bắt trả tiền (tùy nội dung sách nói về luật, kế toán, công đoàn... mà có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/quyển).
Những tài liệu trong một gói bưu phẩm được Thanh tra Sở VH-TT-DL Lâm Đồng tạm giữ - Ảnh: G.B
Cũng theo ông Hùng, họ dùng dịch vụ phát hàng và thu tiền qua bưu điện (COD) nên những nạn nhân không để ý và "trúng kế", bởi theo quy định, một khi gói bưu phẩm đã mở bì thì không thể trả lại được. Nhiều người đã mở bưu phẩm, vì không muốn phiền phức nên đành "ngậm đắng, nuốt cay" chịu mất tiền. Đáng nói hơn, cách đây mấy tháng, ngay cả ông Lưu Tuấn Tú, Phó chánh thanh tra Sở VH-TT-DL cũng nhận được bưu phẩm ghi tên mình gửi theo đường công văn. Ông Tú mở ra xem thấy có quyển sách và vài hôm sau thì bị gọi điện đòi tiền, ông cự cãi và yêu cầu đến cơ quan thì người gọi cúp máy. "Thế mà sau đó, họ gửi văn bản đến giám đốc Sở nói tui này nọ, đã mua sao không trả tiền..." - ông Tú cho biết.
Mới đây, Thanh tra Sở VH-TT-DL đã làm việc với Bưu điện Đà Lạt - Lạc Dương để xác nhận gói bưu phẩm được đơn vị nhận chuyển phát theo hình thức COD từ Bưu cục của TP.HCM để giao cho một chủ khách sạn ở Đà Lạt. Trong gói bưu phẩm này có quyển sách: Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định mới nhất về xử lý vi phạm trong các lĩnh vực, và một đĩa CD: Văn bản và phần mềm Thuế - Lao động - xử lý vi phạm hành chính (cả hai đều không có tem, nhãn chống hàng giả) và dĩ nhiên có kèm hóa đơn thanh toán 390.000 đồng (hóa đơn do một đơn vị ở TP.HCM xuất). Chủ khách sạn này xác nhận không đặt hàng mua các tài liệu này, nhưng trước đó có nhận được điện thoại hù dọa và yêu cầu mua tài liệu "do không đi tập huấn...".
Ông Đặng Văn Công, Phó giám đốc Bưu điện Lâm Đồng cho biết dịch vụ COD đang bị kẻ xấu lợi dụng, vì vậy trước khi nhận hàng, người nhận nên kiểm tra cẩn thận, nếu không phải người quen hay đối tượng mình đã giao dịch thì có quyền từ chối nhận hàng.
Theo TNO
Lắp camera chống tiêu cực trong thi tuyển Dù chưa phát hiện hành vi đưa - nhận tiền, song đợt kiểm tra vừa qua cũng chỉ ra nhiều khâu dễ xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng công chức, viên chức ở Hà Nội. Ý kiến phản hồi từ nhiều quận, huyện cho biết, cần khẩn trương áp dụng các thiết bị công nghệ giám sát hiện đại để chống tiêu...