Loan “cá” trấn lột, “bảo kê” tiểu thương ở Đồng Nai sẽ bị xử lý thế nào?
Luật sư cho rằng, nếu có đủ căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội của băng nhóm do Loan “cá” cầm đầu thì mức phạt sẽ là khá nặng.
Như đã thông tin, chiều 5/5, Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt khẩn cấp băng nhóm thu tiền bảo kê hàng trăm tiểu thương, người bán tự phát trước cổng Khu công nghiệp (KCN) Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu.
Trong đó, 2 nghi can Lý Thị Loan (còn gọi là Loan “cá”, 39 tuổi) và Hoàng Thị Tuyết Nhung (35 tuổi, cùng ngụ TP.Biên Hòa) được xác định là người cầm đầu.
Đối tượng cầm đầu Lý Thị Loan (còn gọi là Loan “cá”, 39 tuổi).
Bước đầu, công an xác định băng nhóm trên hoạt động trên đường Đồng Khởi và tỉnh lộ 768, đoạn trước cổng Công ty TNHH Changshin VN (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu), nơi tập trung hàng trăm tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng thiết yếu cho công nhân trong KCN Thạnh Phú.
Loan “cá” cùng đồng phạm dùng vũ lực đe dọa, buộc các tiểu thương buôn bán tự phát tại đây phải nộp tiền “bảo kê” tháng từ 1 – 1,5 triệu đồng. Đối với những người buôn bán dạo nhóm của Loan thu theo ngày, với số tiền 50.000 đồng/ngày.
Dù rất bức xúc nhưng để “yên thân” buôn bán, các tiểu thương đành chấp nhận đóng tiền bảo kê cho nhóm của Loan “cá”.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với Dân Việt, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy, nhóm đối tượng do Loan cầm đầu đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản nên có thể cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can với một số đối tượng về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự.
Video đang HOT
Như vậy, căn cứ quan trọng để xác định các đối tượng này có thực hiện hành vi phạm tội hay không là việc chứng minh nhóm đối tượng này đã đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để chiếm đoạt tài sản. Chứng minh nhóm đối tượng này nhận tài sản của các tiểu thương ở chợ và người bán hàng rong bằng thủ đoạn đe dọa, uy hiếp tinh thần của họ.
Nếu cơ quan điều tra thu thập được đầy đủ những chứng cứ để chứng minh nội dung trên sẽ đủ căn cứ để kết tội nhóm đối tượng này về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 170 bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên.
Một số thành viên trong băng của Loan “cá” bị bắt.
Theo luật sư Cường, mức hình phạt cụ thể đối với đối tượng vi phạm sẽ phụ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội thông qua các tình tiết của vụ án, trong đó liên quan đến việc có tổ chức, có tính chuyên nghiệp hay không, số tiền chiếm đoạt là bao nhiêu … Nếu tiền chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên, các đối tượng này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm tù theo điều 170 bộ luật hình sự.
Vị luật sư thông tin, điều bất ngờ của vụ án này là những đối tượng cầm đầu những đường dây bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi thường là những đối tượng nam giới, côn đồ, hung hãn. Nhưng đối tượng được xác định chủ mưu trong vụ án này lại là một phụ nữ, bởi vậy yếu tố nhân thân của người này cũng sẽ được cơ quan điều tra làm rõ để chứng minh người này có đủ khả năng, bản lĩnh để đứng đầu, chỉ đạo điều hành các đối tượng khác thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Ngoài ra, thông tin dư luận cho biết nhóm của Loan “cá” còn thực hiện hoạt động cho vay nặng lãi và nhiều lần đánh người trong quá trình đòi nợ hoặc đòi tiền bảo kê. Những vấn đề này sẽ được cơ quan điều tra làm rõ và nếu có căn cứ cho thấy nhóm đối tượng đã cho vay với lãi suất vượt quá 5 lần mức lãi suất cao nhất do nhà nước quy định và hưởng lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, các đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015.
Còn đối với các hành vi cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ, nếu đủ căn cứ sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh này.
Luật sư Cường còn nêu quan điểm, thời gian gần đây địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra nhiều trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tình hình tội phạm băng ổ nhóm xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, khó kiểm soát gây mất an ninh trật tự.
Bởi vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật kiên quyết ra tay triệt phá các nhóm đối tượng tội phạm có tổ chức, tội phạm băng ổ nhóm là hết sức cần thiết để giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Việc điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là những giải pháp trong công tác phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả.
Ngày 6/5, đại tá Nguyễn Văn Kim, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đồng Nai đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản buôn bán tại khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai vừa được công an triệt phá.
Hiện nay cơ quan công an đang tập trung điều tra làm rõ vụ án, xử lý tội phạm về mức độ, phạm vi, phương thức cũng như thủ đoạn của các đối tượng bảo kê.
Theo Đại tá Kim, sau khi vụ án kết thúc, Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục có chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Trưởng Công an huyện Vĩnh Cửu, và Công an xã Thạnh Phú. Đồng thời việc có hay không sự bao che cho hoạt động bảo kê buôn bán tại Khu công nghiệp Thạnh Phú cũng được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Loan 'Cá' cầm đầu băng bảo kê ở Đồng Nai hoạt động thế nào?
Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe nẹt các tiểu thương.
Ngày 6/5, Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra, làm rõ hoạt động bảo kê buôn bán tại Khu công nghiệp Thạnh Phú (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) do băng nhóm của Lý Thị Loan (tức Loan "Cá", 41 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) cầm đầu.
Hiện công an đã bắt Loan cùng 8 người khác liên quan đến băng nhóm bảo kê.
Nhóm bảo kê Loan "Cá" bị công an bắt giữ. Ảnh: CTV.
Theo công an, băng nhóm của Loan hoạt động nhiều năm nay tại khu vực đường Đồng Khởi, đường Tỉnh lộ 768, đoạn cổng trước và cổng sau Công ty Chang Shin Việt Nam thuộc xã Thạnh Phú huyện Vĩnh Cửu.
Địa bàn băng nhóm hoạt động tập trung hàng trăm người buôn bán các mặt hàng như đồ may mặc quần áo lương thực, thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho công nhân các công ty thuộc Khu Công nghiệp Thạnh Phú tại huyện Vĩnh Cửu .
Theo một số cán bộ điều tra chuyên án, đây là nhóm bảo kê có "số má" tại Đồng Nai. Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe nẹt các tiểu thương.
Ngoài hoạt động bảo kê, băng nhóm của Loan còn cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê. Ảnh: CTV.
Phương thức hoạt động của băng nhóm thường sẽ cắt cử 1 đến 2 người hàng ngày điều khiển xe máy dạo quanh khu vực các tiểu thương bán hàng nhắc nhở không được lấn chiếm lòng lề đường. Việc làm này thực chất là họ thay phiên nhau theo dõi tình hình buôn bán và đe dọa tiểu thương. Nếu phát hiện những tiểu thương bán dạo không ổn định sẽ thu luôn tiền bảo kê theo ngày.
Đối với những người buôn bán thường xuyên nếu đến tháng chưa có tiền đóng thì Loan sẽ huy động đàn em tới dùng vũ lực để uy hiếp. Nếu họ không nộp sẽ không cho buôn bán khu vực này.
Những người bán hàng phải nộp tiền bảo kê từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Riêng người bán dạo không thường xuyên đóng 50.000 đồng/ngày. Trường hợp không nộp tiền sẽ bị đánh và đập phá.
Không chỉ có bảo kê thu tiền đối với những người bán hàng mà băng nhóm này còn bảo kê cả việc cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê tại nhiều khu nhà trọ lân cận như Khu công nghiệp Thạnh Phú thuộc (huyện Vĩnh Cửu), phường Trảng Dài, Tân Phong (TP Biên Hòa).
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chiều 5/5, lực lượng cảnh sát hình sự và cảnh sát cơ động của tỉnh đã ập vào bắt giữ 9 người trong băng nhóm này khi chúng đang trực tiếp thu tiền bảo kê của tiểu thương. Chuyên án được Công an tỉnh Đồng Nai xác lập nhiều tháng trước đó.
'Bà trùm' giang hồ xuất thân từ tiểu thương bán cá Từ người bán cá diêu hồng ở chợ Hóa An, Lý Thị Loan, 39 tuổi, tức Loan "Cá", đã quy tụ nhiều đàn em hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi. Ngày 6/5, Loan cùng chồng Nguyễn Văn Tuấn và tám người khác bị Công an Đồng Nai tạm giữ để điều tra hành vi Cưỡng đoạt tài sản và Cho vay...