Loạn ấn đền Trần trước giờ khai lễ
Khách thập phương không biết đâu mà lần khi không chỉ đền Trần ở phường Lộc Vượng (TP Nam Định) mà đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc – Nam Định) cũng rầm rộ tổ chức phát, bán ấn trước giờ khai lễ.
Lễ khai ấn đền Trần được diễn ra vào giờ tý đêm 14 rạng ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm. Trước giờ khai ấn, nhiều hoạt động bát nháo đã diễn ra khắp các khu vực của đền Trần.
Rao bán trước giờ khai ấn
Tuy chưa đến giờ khai ấn nhưng quanh đền Trần, nhiều người đã chào mời khách mua ấn. Bà Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội đền Trần, cho biết lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 14 đến 16 tháng giêng âm lịch (tức từ ngày 23 đến 25/2). Không rõ bao nhiêu ấn sẽ được phát ra cho người dân, chỉ biết sau khi lễ hội kết thúc mới có thể thống kê được.
Từ trưa 12 tháng giêng (tức ngày 21/2), ghé vào một quán nước gần chùa Tháp, chúng tôi đặt vấn đề muốn mua ấn đền Trần, bà T., chủ quán, đã khuyên: “Không nên mua trước, lấy ấn chưa làm lễ thì nó không hay, mất hết cả tâm linh. Nếu muốn lấy ấn trước vẫn có, vì ấn ở trong đền ra mà”.
Khi thấy tôi vẫn khẩn khoản muốn mua ấn, bà T. bảo rằng bên ngoài cổng đền có bán. Tôi hỏi vì sao có được ấn trước, bà T. tiết lộ: “Thì những người quen lấy trước, họ đã đăng ký trước”. Hỏi về giá cả, bà T. nói: “Tùy tâm thôi, thường thì tiền dâng trong đền đã là 50.000 đồng/cánh ấn, tôi chỉ lấy thêm 20.000 đồng/cánh ấn nữa thôi”. Rồi bà T. hỏi: “Anh lấy nhiều không? Tôi giúp thôi, anh cho tôi xin 70.000 đồng/cánh ấn”.
Video đang HOT
Khách thập phương dâng hương và xin ấn tại đền Bảo Lộc vào chiều 22/2
Nói về chuyện bán ấn trước giờ khai lễ cũng như ấn giả tràn lan tại đền Trần, bà Tính thừa nhận vài năm trước đã xảy ra tình trạng này. Tại mùa lễ hội năm 2010, lực lượng công an đã bắt được người bán ấn giả và còn tịch thu được cả bộ ấn bằng đồng. Bà Tính quả quyết: “Không có chuyện lá ấn từ trong đền Trần được tuồn ra ngoài để bán trước giờ khai lễ”. Về việc bán ấn giả, bà Tính khẳng định là có xảy ra ở vài mùa lễ hội của những năm trước, còn do người dân ở vùng nào sản xuất thì ban tổ chức không biết.
Thoải mái đóng ấn theo… nhu cầu
Trả lời về việc đóng những cánh ấn trước giờ khai lễ liệu có còn ý nghĩa về mặt tâm linh, bà Cao Thị Tính cho rằng: “Tất cả những cánh ấn được đóng từ trước cũng như trong giờ khai ấn đều phải được dâng lên để làm lễ, sau đó phát cho người dân nên có ý nghĩa linh thiêng như nhau”. Theo bà Tính, đúng như truyền thống thì việc đóng ấn chỉ được diễn ra duy nhất trong ngày 14 tháng giêng. Nay vì nhu cầu tăng cao nên phải đóng ấn từ trước.
Cùng với lễ khai ấn đền Trần, đền Bảo Lộc cũng phát ấn cho khách thập phương đến dâng hương Đức Thánh Trần. Ngay từ gần cổng vào đền, rất đông người ăn xin tụ tập; rác thì tràn ngập ở bờ kênh trước cổng. Bên trong đền, rất nhiều hàng quán bày bán các loại ấn đền trần, bùa hộ mệnh, trấn trạch, cầu tài lộc, cấp sắc lệnh. Cạnh đó là những người xem bói, xem tướng chèo kéo khách thập phương với lời giới thiệu “Chuyên xem tướng, chuẩn xác chín sao, thượng hạ cực đúng”. Trong khuôn viên, trước cửa đền và cả khu vực đền, giá bán ấn vô tội vạ, không biết đâu mà lần.
Trong nơi đóng và phát ấn, giá cả cũng có nhiều loại. Một người tại đây vừa cầm ấn vừa hỏi: “Lấy loại 50.000 đồng hay 100.000 đồng?”. Tôi rút 50.000 đồng và nhận được một mảnh vải lụa màu vàng có đóng ấn. Ai có nhu cầu “xin lộc” nhiều hơn thì phải mua loại ấn được bán với giá 100.000 đồng.
Theo 24h
Phát 50 ngàn ấn đền Trần từ sáng 15 tháng giêng
Ban tổ chức lễ hội đền Trần (Nam Định) dự kiến phát 50 ngàn ấn trong 3 ngày cho nhân dân và khách thập phương.
Hình ảnh người dân xin ấn đền Trần. Nguồn: Internet
Theo kế hoạch của UBND TP Nam Định, lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2013 (Xuân Quý Tỵ) sẽ được khai hội vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch.
Đêm 14 tháng Giêng, ban tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống của lễ hội Đền Trần, sau đó, từ 7h sáng ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng âm lịch (24/2 đến ngày 26/2) ban tổ chức sẽ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương.
Ban tổ chức cũng dự kiến phát 50 ngàn cánh ấn trong 3 ngày tại một số địa điểm chính trong khuôn viên đền Trần, như nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.
Hiện công tác chuẩn bị đang được Ban tổ chức và lực lượng chức năng tỉnh Nam Định tích cực hoàn tất.
Mặc dù chưa khai hội nhưng hiện khu vực đền Trần đã trở nên đông đúc, một số dịch vụ nơi đây đã xuất hiện tình trạng "chặt chém" du khách thập phương, đặc biệt là phí trông gửi xe, nạn đổi tiền lẻ, hàng rong...
Theo truyền thống, lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào dịp đầu Xuân mới hằng năm là một tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (hương Tức Mạc xưa) với ý nghĩa cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng Lộc ấn Đền Trần "Tích Phúc Vô Cương"; mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt.
Theo xahoi
"Quan chức không nên đến lễ hội" Liên quan đến công tác lễ hội năm 2013, PGS.TS Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa (Bộ VHTT&DL) cho rằng, lãnh đạo, quan chức không nên đến tham dự lễ hội với tư cách người đứng đầu một ban, ngành. PV đã có cuộc trò chuyện với ông. Thưa ông, ai cũng có quyền tham dự các lễ...