Loại virus bí ẩn đang lây lan tại Trung Quốc khiến nông dân thiệt hại nặng
Nông dân tại Trung Quốc đang vô cùng lo lắng khi chứng kiến tôm trong ao của mình chết sạch vì một loại virus nguy hiểm không rõ nguồn gốc.
Tại tỉnh Sơn Đông, virus trên tôm đã khiến nông dân thiệt hại nặng và đe dọa sinh kế của hàng chục nghìn hộ gia đình.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, loại virus này có tên Decapod iridescent 1 (DIV1), được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 2014. Loại virus trên tôm này đã bùng phát từ tháng 2 năm nay và khiến 1/4 diện tích tôm của tỉnh Sơn Đông mất trắng.
Sư lây lan của virus DIV1 đang khiến nhiều nông dân Trung Quốc lo ngại về việc phải đối mặt với một dịch bệnh khác khiến họ thiệt hại nặng như cúm lợn châu Phi.
“Chỉ mất 2 – 3 ngày kể từ khi phát hiện những con tôm đầu tiên bị nhiễm virus cho đến khi cả ao chết sạch”, Wu Jinhong, một tỷ phú nuôi tôm tại thành phố Giang Môn, Quảng Đông, cho biết.
Dấu hiệu để nhận biết tôm bị nhiễm DIV1 là khi vỏ của chúng chuyển sang màu đỏ, mềm nhũn và chìm dần xuống đáy ao.
Các ao tôm quy mô lớn tại Trung Quốc đang thiệt hại nặng bởi virus (ảnh: SCMP)
Video đang HOT
Theo ông Zhong Qiang, một người nuôi tôm khác ở thành phố Chu Hải, loại virus này lây nhiễm trên nhiều loài tôm khác nhau, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm nước ngọt cỡ lớn.
“Một khi ao tôm bị nhiễm loại virus này, chúng tôi hầu như bất lực và những ao lân cận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng vài ngày sau đó”, ông Zhong cho biết.
Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc lần đầu phát hiện ra DIV1 trên loài tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương – loài tôm được nuôi chủ yếu tại Chiết Giang, vào tháng 12.2014.
“Loại virus này gây kinh hoàng cho những người nuôi tôm như chúng tôi, cũng giống như cúm gia cầm đối với người nuôi gà và cúm lợn châu Phi đối với người nuôi lợn”, Dai Jinzhi, một nông dân tại Trung Quốc, cho biết.
Dai Jinzhi nói thêm rằng, virus đã khiến ao tôm 3,7 tấn của mình chỉ còn khoảng 200 cân tôm bán được. Điều này khiến anh thiệt hại 14.000 USD.
Người nông dân Trung Quốc hoang mang vì không hiểu biết nhiều về loại virus mới (ảnh: SCMP)
“Chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc nhặt nhạnh những con tôm còn sống và bán chúng với giá rẻ mạt”, Dai Jinzhi ngậm ngùi.
Nguồn gốc của virus DIV1 hiện vẫn còn là bí ẩn. Theo các chuyên gia nông nghiệp, sự bùng phát của loại virus này sẽ giảm bớt trong những tháng mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao hơn.
Không tìm được cách nào để ngăn chặn sự lây lan của DIV1, những người nuôi tôm ở Quảng Đông giờ không cho phép người ngoài, thậm chí là cả bạn bè và người thân của họ lại gần các ao tôm, tương tự như cách một số người nuôi lợn cấm người khác bén mảng vào trang trại của họ.
Một số nông dân cho rằng, virus này có thể được đưa vào ao tôm của họ bởi những kẻ phá hoại. Giới khoa học nông nghiệp Trung Quốc cho biết, hiện tại, họ có rất ít thông tin về virus DIV1.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Nông dân Trung Quốc gieo hạt bằng "trực thăng" mùa Covid-19
Vừa qua, nông dân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã gây chú ý với ngành nông nghiệp nước này bằng việc sử dụng "máy bay trực thăng" tích hợp điều khiển từ xa vừa có tác dụng gieo hạt, vừa có tác dụng tưới nước từ trên cao giúp tăng gia sản xuất, tiết kiệm thời gian và thay thế lao động chân tay.
Theo thông tin của phóng viên CCTV tìm hiểu từ Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Quảng Đông, tỉnh này hiện đang có tổng cộng 32 triệu mẫu đất canh tác đầu xuân năm nay. Tính đến thời điểm cuối tháng ba, tức là hết quý 1 năm 2020, diện tích gieo trồng đầu xuân đã đạt 20,558 triệu mẫu, tức là chiếm khoảng 64% trong kế hoạch gieo trồng mùa xuân. Nông dân trong tỉnh đã tiết lộ bí quyết mới khiến họ tăng công suất lao động một cách dễ dàng.
Theo chân phóng viên tới những cánh đồng lúa ở làng Ngũ Đông (Wudong), trấn Thiên Đường (Tiantang), huyện Vân Phù (Yunfu), Quảng Đông, những ngày này, nông dân đang bận rộn gieo hạt trên các cánh đồng. Cánh đồng lúa này có tổng diện tích 80 mẫu, được Hợp tác xã Ngũ Cốc Phong (Wugufeng) từ một huyện khác ký hợp đồng bao trồng. Được biết, hợp tác xã này đã sử dụng rất nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại để thay thế lao động chân tay, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất gieo trồng tưới tắm.
Một trong những máy móc gây sự chú ý trên cánh đồng là chiếc "máy bay trực thăng" tích hợp điều khiển từ xa vừa có tác dụng gieo hạt, vừa có tác dụng tưới từ trên cao. Được biết, chiếc máy bay này có giá không hề nhỏ, tuy nhiên, lợi ích mà nó mang lại vượt xa thành quả lao động chân tay tạo ra trước đây. Theo tìm hiểu, ngành nông nghiệp tỉnh này đang tích cực thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa, mở rộng diện tích vận hành máy móc và cố gắng giảm bớt vấn đề thiếu hụt lao động do dịch Covid-19.
Dự kiến, tổng công suất máy móc nông nghiệp mà tỉnh Quảng Đông sẽ đầu tư vượt quá 12 triệu kilowatt, và việc thay thế máy móc sẽ được thúc đẩy bằng phương thức sản xuất có quản lý, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau và hoạt động xuyên khu vực để đảm bảo canh tác mùa xuân kịp thời và chất lượng canh tác mùa xuân được nâng cao.
Biến đổi khí hậu: Phục hồi tài nguyên đất giúp hấp thụ hàng tỷ tấn CO2 Việc phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trên thế giới có thể giúp hấp thụ hơn 5 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm - tương đương với lượng khí thải mà Mỹ phát thải hằng năm. Một báo cáo mới được công bố trên tạp chí Thiên nhiên bền vững đã phân tích về tiềm năng "cô lập" CO2...