Loài vật nào mang tới nhiều cái chết cho con người nhất?
Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh, liệu đã bao giờ bạn tự hỏi loài vật nào trên hành tinh của chúng ta mang tới nhiều cái chết nhất cho con người chưa?
Gấu Bắc cực là loài thú ăn thịt trên cạn lớn nhất vẫn còn tồn tại trên Trái Đất. Là loài động vật thịt nặng nhất và dễ tiếp cận nhất trên hành tinh, con người chắc chắn sẽ là một trong những sự lựa chọn ngon miệng của chúng. Gấu Bắc cực chưa bao giờ sợ con người. Điều đáng sợ nhất là chúng có thể đánh hơi của chúng ta ở khoảng cách 36km và sẽ lặng lẽ đi tới, cũng chính bởi màu lông của chúng mà chúng ta cũng chẳng thể biết được là chúng đang tiếp cận gần chúng ta khi xung quanh toàn là tuyết.
Kể từ năm 1960, trung bình mỗi năm có một người phải bỏ mang vì loài vật này, nhưng do biến đổi khí hậu môi trường sống cũng như nguồn thức ăn của loài vật này đang dần bị thu hẹp bởi vậy con số này liên tục tăng nhanh trong ba năm gần đây.
Hổ, báo hoa mai là loài động vật sống về đêm, chúng thường tránh xa con người, nhưng đôi khi sẽ có một vài cá thể “bị nghiện” mùi vị của con người.
Có hai con hổ khá nổi tiếng ở Ấn Độ, một con giết 125 người và con còn lại hung dữ hơn. Người ta tin rằng nó đã giết hơn 400 người, nhưng sau đó, chúng đều bị giết bởi những thợ săn nổi tiếng của quân đội Anh tại Ấn Độ. Đại tá James Corbett đã từng săn và giết chết một con hổ đã giết chết 436 người. Cho tới nay, hổ và báo hoa mai vẫn làm tổn thương trung bình 29 người mỗi năm tại Ấn Độ.
Hươu. Một số người có thể cảm thấy khó hiểu vì hươu nai là loài động vật ăn cỏ, chúng không săn mồi vật làm sao chúng lại trở thành mối đe dọa cho tính mạng của con người. Trên thực tế, có khoảng 130 người tử vong mỗi năm do hươu nai tại Hoa Kỳ và lý do đều đến từ việc chúng sang đường và gây tai nạn cho những chiếc ô tô xấu số không phát hiện kịp thời hành động sang đường của chúng.
Những con trâu châu Phi có thể đạt tới trọng lượng nửa tấn đến gần một tấn. Mặc dù chúng ăn cỏ và không ăn thịt người, nhưng chúng không có ấn tượng tốt đẹp với con người.
Tính cách của chúng rất điên loạn và khó lường, đặc biệt là đối với những con bị thương hoặc bị tách ra khỏi đàn, chúng sẽ trở nên vô cùng hung dữ, ước tính mỗi năm có khoảng 250 người bị thiệt mạng do sự tấn công của loài trâu Châu Phi.
Video đang HOT
Loài vật tiếp theo chắc chắn là sư tử rồi, chúng ta đều biết sư tử là một kẻ săn mồi máu lạnh trong thế giới tự nhiên và có sự thật không thể chối cãi được, chúng luôn coi con người là con mồi của chúng. Ước tính mỗi năm có gần 300 người bị sư tử tấn công và phải bỏ mạng tại Châu Phi.
Loài voi có thể được coi là bạn với con người, bởi đa số chúng đều có vẻ ngoài rất hiền lành và cũng không chủ động khiêu khích con người, nhưng trên thực tế mỗi năm có khoảng 500 người bị voi tấn công mà thiệt mạng.
Cá sấu sông Nin, tên khoa học Crocodylus niloticus là một loài cá sấu trong họ Crocodylidae. Loài này được Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768.
Cá sấu sông Nile. Loài bò sát lớn nhất Châu Phi, con đực có thể đạt chiều dài 5,5 mét và nặng hơn 1 tấn. Nó chủ yếu ăn linh dương, ngựa vằn, trâu, v.v. Nhưng đôi khi chúng cũng tấn công cả con người, và không ít trường hợp loài bò sát này tấn công cả chủ nuôi của chúng, ước tính mỗi năm có hàng ngàn người phải bỏ mạng dưới hàm răng của chúng.
Hà mã là một loài động vật có vú ăn cỏ lớn sống ở châu Phi cận Sahara, và là một trong hai loài còn tồn tại của họ Hippopotamidae Đây là một trong những loài thú có vú trên cạn lớn nhất và là động vật guốc chẵn nặng nhất còn lại, dù thấp hơn nhiều so với loài hươu cao cổ.
Miệng của hà mã có thể mở đến 180 độ. Nó có thể là loài vật sở hữu cái miệng lớn nhất trên hành tinh. Điều đáng sợ nhất là răng ở hàm dưới của chúng có thể dài tới 50 cm. May mắn thay, hà mã là động vật ăn cỏ, nhưng chúng lại là loài động vệt hết sức nóng tính và gắt gỏng. Nếu bạn không may khiêu khích chúng, cái miệng lớn của chúng sẽ khiến bạn phải rùng mình. Theo một thống kê, hà mã giết chết khoảng 500 người mỗi năm và một số người cho rằng con số thực tế phải là gần 3.000 người.
Nọc rắn hay nọc độc rắn là tuyến chứa các chất độc của các loài rắn độc. Nọc, cũng giống như các loại dịch tiết dạng nước bọt khác, là chất tiền tiêu hóa để bắt đầu sự phân tách thức ăn thành các hợp chất hòa tan, hỗ trợ cho sự tiêu hóa. Ngay cả những cú cắn của rắn không có nọc độc đều gây ra tổn thương mô.
Rắn. Tôi tin rằng khi bạn nhìn thấy từ này, nhiều người sẽ nổi da gà. Loài bò sát này có mối hận thù sâu sắc với con người kể từ Adam và Eva, và ít nhất 50.000 người chết mỗi năm bởi những vết cắn của loài vật này.
Với đội quân khổng lồ hơn 100 ngàn tỷ con trở lên, chúng xuất hiện gần như mọi ngóc ngách trên toàn cầu, giết chết khoảng 700.000 người mỗi năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng muỗi có thể đã giết chết gần một nửa trong số 108 tỷ người đã từng sống trong khoảng 200.000 năm trên toàn thế giới.
Nhưng một thực tế, loài muỗi không trực tiếp giết người mà chúng là loài vật gián tiếp mang đến các loài virus cũng như mầm bệnh vào cơ thể con người và điển hình nhất là bệnh số rét, sống vàng da, sốt xuất huyết, West Nile, Zika hay thậm chí là cả HIV.
Ngày nay, khoảng 4 tỷ người có nguy cơ mắc các bệnh do muỗi gây ra. Các tổ chức, các nhà khoa học trên thế giới hiện đang không ngừng nghiên cứu các phương thức để có thể diệt trừ, làm hạn chế các tác hại của muỗi gây ra cho con người. Cuộc chiến giữa người và muỗi có vẻ như không bao giờ có hồi kết.
Loài người. Tôi tin rằng “loài vật” này sẽ được liệt kê là “loài động vật” gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với con người. Giết người, tai nạn giao thông, tấn công khủng bố, chiến tranh … hơn 400.000 người chết mỗi năm vì “loài động vật” này. Càng ở gần, càng tập trung động đúc thì bạn sẽ càng dễ bị tổn thương sâu sắc!
Thảm thực vật ở Himalaya đang mở rộng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng mừng hay bắt đầu của một thảm họa?
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, cao nguyên tuyết trắng tại dãy Himalaya đang dần bị chuyển sang màu xanh bởi sự phát triển của thảm thực vật, nhìn thì có vẻ như đây là một tín hiệu tốt, nhưng điều này có thực sự tốt tại nơi đây?
Trên thế giới có tổng cộng 14 đỉnh núi có chiều cao trên 8.000 mét, trong đó có 10 đỉnh thuộc dãy Himalaya và 4 đỉnh còn lại thuộc dãy núi Karakoram gần đó.
Dãy Himalaya còn được ví von là cực thứ ba của Trái Đất, và ngay cả trên thực tế, dãy núi này sở hữu lượng băng tuyết lớn thứ ba chỉ sau Bắc và Nam Cực, ngoài ra dãy núi này còn có sức ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn một tỷ người ở Châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Gần đây, một nghiên cứu từ Đại học Exeter ở Anh cho thấy thảm thực vật ở dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) đang phát triển liên tục với tốc độ rất nhanh, phá vỡ dòng tuyết vốn có tại nơi đây, đồng thời những cao nguyên băng tuyết trắng cũng đang dần chuyển sang màu xanh.
Có thể tại những nơi khác trên Trái Đất, thảm thực vật phát triển nhanh và phủ xanh những vùng đất rộng lớn là một tín hiệu đáng mừng cho thiên nhiên, nhưng tại đây, điều này lại có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại, đây hoàn toàn không phải là một tín hiệu đáng mừng tại dãy Himalaya.
Trước đó, vùng biển Bắc Cực cũng liên tục chuyển sang màu xanh lục và thực vật phù du trong nước cũng phát triển một cách hết sức mạnh mẽ bởi sự tan chảy của băng và tuyết. Tuy nhiên, đây là một kết quả hết sức tồi tệ do những hoạt động của con người, bởi vậy những hiện tượng này hoàn toàn không phải sự phục hồi của tự nhiên trên Trái Đất.
Lý do tại sao thực vật và thực vật phù du có thể sinh trưởng và phát triển tại những vùng đất cằn cỗi này là do sự nóng lên toàn cầu đã khiên một vùng băng tuyết tan chảy, cung cấp cho chúng đất để bám trụ và nước để phát triển, điều này sẽ đồng nghĩa với việc hệ sinh thái tại những vùng đất này sẽ phải đứng trước sự thay đổi hết sức mạnh mẽ và có thể dẫn đến việc thay đổi và cải tổ cả một hệ thống sinh thái địa phương vốn đã quá quen thuộc.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh vệ tinh của NASA từ năm 1993 và 2018 để đo mức độ phát triển của thực vật ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Kết quả cho thấy diện tích thực vật ở dãy Hy Mã Lạp Sơn không ngừng mở rộng và "điên cuồng" bao vây mọi ngóc ngách. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng tổn thất băng và tuyết ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2016, đồng thời toàn bộ sông băng cũng đã mất một phần tư lượng băng trong 40 năm qua.
Nhưng các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở Tây Tạng, nhiều thảm thực vật có cơ chế tự làm mát thông qua sự bốc hơi của bề mặt lá, điều này có thể không làm tăng nguy cơ nóng lên và lũ lụt ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Những nghiên cứu mâu thuẫn này đồng nghĩa với một điều đó là chúng ta vẫn chưa thể biết đủ được những tác động của sự nóng lên toàn cầu và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt là về "cực thứ ba" của Trái Đất - dãy Hy Mã Lạp Sơn, trước đây đã bị bỏ qua.
Không giống như sự nóng lên của Bắc và Nam Cực, sự tan chảy của băng tuyết ở đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của 1,4 tỷ người xung quanh 10 con sông lớn nhất châu Á. Bởi vậy nếu như hệ sinh thái ở nơi đây bị hủy hoại thì ắt hẳn nó sẽ mang tới những hậu quả khôn lường.
Các hãng máy bay khử trùng như thế nào? Trước khi đón khách, những chiếc máy bay đều được lau chùi sạch sẽ ở ghế ngồi và các khoang tủ. Sau đó, các nhân viên sẽ khử trùng mọi ngóc ngách theo quy trình.