Loài vật kích thước ngang hạt cát nhưng được xếp hạng sức mạnh trên cả voi
Nhiều người vẫn cho rằng những loài vật to lớn mới là dũng mãnh. Thế nhưng, các nhà khoa học lại công bố rằng loại côn trùng nhỏ bé dưới đây mới dẫn đầu danh sách các loài mạnh nhất thế giới.
Sau phát hiện này, có lẽ những câu nói như “ khỏe như voi”, “khỏe như gấu” đã không còn đúng nữa. Những loài vật như voi hay gấu thực sự không phải là động vật mạnh nhất. Vị trí đó đã thuộc về ve giáp. Bất ngờ là, ve giáp là loài côn trùng có kích cỡ rất nhỏ, khoảng 0,2 – 1,5 mm (tương đương với một hạt cát).
Ve giáp có kích thước chỉ tương đương với 1 hạt cát. (Ảnh: Pixabay)
Tại sao một loài vật nhỏ bé lại có sức mạnh lớn như vậy?
Sở dĩ ve giáp được các nhà khoa học đánh giá là loài vật khỏe nhất hành tinh là bởi chúng có thể nâng được trọng lượng gấp 1.180 lần trọng lượng cơ thể của mình. Các nhà khoa học cho biết, ve giáp có khối lượng còn nhỏ hơn 25 microgram. Điều này cũng có thể hiểu là khối lượng ve giáp nâng tương đương với việc một người đàn ông trưởng thành nâng được 82 tấn.
Video đang HOT
Một con ve giáp có thể mạnh như vậy là bởi tỷ lệ diện tích bề mặt lớn hơn thể tích và khối lượng của chúng. Ngoài ra, cơ thể bé nhỏ của ve giáp không làm cho cơ bắp hao tốn nhiều sức mạnh khi hoạt động, do đó chúng có đủ sức mạnh để di chuyển các vật có trọng lượng lớn hơn mình rất nhiều.
Một con ve giáp có thể nâng được vật nặng gấp 1.180 lần trọng lượng cơ thể của mình. (Ảnh: Pixabay)
Thực tế là cơ thể của ve giáp có trọng lượng nhẹ hơn so với thể tích của chúng khi so sánh với các động vật khác. Về mặt cấu trúc, côn trùng không có bộ xương bên trong như động vật có xương sống nhưng thay vào đó chúng có vỏ ngoài cứng. Vì không có trọng lượng của xương bên trong nên trọng lượng của côn trùng có thể chứa một lượng cơ bắp cao hơn.
Vậy ve giáp có thể nâng được vật nặng gấp nhiều lần cơ thể là bởi chúng có trọng lượng nhẹ và bên trong không có bộ xương nên cơ thể chúng có lượng cơ bắp cao hơn do đó chúng có nhiều sức mạnh để di chuyển các vật nặng khác. Nhờ sức mạnh phi thường này, ve giáp đã trở thành động vật nhỏ bé khỏe nhất hành tinh.
Ve giáp thường sống ở đâu?
Ve giáp góp phần làm phát tán hạt, cải thiện cấu trúc đất. (Ảnh: Pixabay)
Ve giáp thường sống ở mặt đất và chúng là loài phổ biến nhất trong số các loài động vật chân đốt sống ở đất rừng. Ve giáp cũng góp phần làm phát tán hạt, cải thiện cấu trúc đất, làm giảm mầm mống côn trùng cũng như những vật ký sinh mà gây hại cho con người lẫn vật nuôi . Chúng có tốc độ trao đổi chất thấp, phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp.
Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ve giáp dao động từ vài tháng đến 2 năm. Ve giáp có 6 giai đoạn hoạt động là: giai đoạn tiền ấu trùng, ấu trùng, 3 giai đoạn nhộng và trưởng thành. Theo các nhà khoa học, ve giáp có khả năng xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 300-400 triệu năm.
"Bí ẩn" hải cẩu chỉ ngủ 2h mỗi ngày mà vẫn khỏe mạnh
Các thí nghiệm gần đây cho thấy hải cẩu voi phương bắc chỉ ngủ trung bình hai giờ mỗi ngày trong suốt bảy tháng trên biển.
Ảnh: marinemammalcenter
Các thí nghiệm đo sóng não của hải cẩu voi phương bắc ở Vịnh Monterey, California gần đây cho thấy những con vật này chỉ ngủ trung bình hai giờ mỗi ngày trong suốt bảy tháng trên biển. Trong nghiên cứu về giấc ngủ đầu tiên trên động vật biển có vú trong tự nhiên, Jessie Kendall-Bar - tác giả nghiên cứu nhận thấy ở ngoài đại dương, hải cẩu voi ngủ ít hơn hai giờ mỗi ngày—trong khi ở trên đất liền, chúng ngủ hơn 10 giờ mỗi ngày.
Các quan sát trước đây đã chỉ ra rằng hải cẩu voi ngoi lên trên bề mặt đại dương vài phút mỗi lần, trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút lặn. Vì vậy, các nhà khoa học biết rằng chúng phải ngủ dưới nước. Để tìm hiểu thêm, Kendall-Bar đã phát triển một chiếc mũ trùm đầu có cảm biến cùng loại với loại được sử dụng để tiến hành các nghiên cứu về giấc ngủ ở người. Thiết bị này không thấm nước, có thể chịu được áp suất lớn và đủ nhạy để phát hiện sóng não qua một lớp mỡ dày trên đầu con vật.
Kendall-Bar đã thử nghiệm ba con hải cẩu cái, trẻ, hoang dã. Cô đặt mũ đội đầu lên một trong số chúng khi chúng đang nằm trên bãi biển bằng cách sử dụng một chất kết dính. Nó lặn xuống nước và quay trở lại hai ngày sau đó, cho phép cô tháo mũ ra. Mũ trùm đầu thu thập dữ liệu về sóng não, nhịp tim, độ sâu lặn và chuyển động của động vật để xác định thời điểm chúng ngủ. Kendall-Bar sau đó đã sử dụng dữ liệu để ngoại suy các kiểu ngủ theo thời gian ở hải cẩu trưởng thành.
Cô đã phát hiện ra rằng hải cẩu không ngủ theo chu kỳ kéo dài hai giờ mà thay vào đó, chúng có loạt "giấc ngủ ngắn" kéo dài chưa đầy 20 phút mỗi giấc. Từ bề mặt, hải cẩu trưởng thành mất 10 phút lặn ở độ sâu lớn, thường là từ 92 mét đến 305 mét. Tại thời điểm này, con vật bước vào giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ, hay còn gọi là giấc ngủ sóng chậm. Sau đó, chúng chìm vào giấc ngủ REM, cơ thể bị đảo lộn theo "vòng xoáy giấc ngủ".
Kendall-Bar suy đoán rằng hành vi ngủ này phát triển do nhu cầu kiếm ăn của hải cẩu trong thời gian dài ở đại dương, như một phương tiện để hỗ trợ trọng lượng cơ thể lớn lên tới 2000kg của chúng.
Đối với Kendall-Bar, thay vì gọi nghiên cứu của mình là một khám phá, cô ấy coi đó là một đặc ân lớn. Cô chia sẻ: "Động vật đã làm điều kỳ diệu này quá lâu rồi, thật vinh dự khi được quan sát và tiết lộ bí mật này".
Tại sao loài động vật được mệnh danh là 'ác quỷ' này lại được Úc coi nó là báu vật quốc gia? Thổ dân Úc là những người đầu tiên phát hiện ra quỷ Tasmania, chúng là một loài động vật bí ẩn và rất ít khi xuất hiện trước mặt con người, Ở Úc, nơi đất rộng người thưa, có một loài động vật được gọi là "quỷ Tasmania". Loài động vật này hiện chỉ còn phân bố với số lượng nhỏ ở Tasmania,...