Loài vật du hành không gian từ khi nào?

Theo dõi VGT trên

Trước khi con người khám phá vũ trụ, nhiều sinh vật sống, từ loài gặm nhấm đến linh trưởng được phóng lên không gian với mục đích nghiên cứu. Trong số này, nhiều con không sống sót trở về. Khoa học không quên ơn chúng.

Loài vật du hành không gian từ khi nào? - Hình 1

Laika – con chó đầu tiên lên vũ trụ.

Từ khinh khí cầu đến phi thuyền

Khi chưa phát triển tên lửa, loài người đã đưa những loài vật lên bầu trời trên những khinh khí cầu để xem chúng có thể sống được trong điều kiện không khí lạnh và loãng hay không.

Sau Thế chiến thứ Hai, người Mỹ đã tiến hành nhiều chuyến bay khí cầu không người điều khiển ở độ cao tương đối, mang theo những “hành khách” đặc biệt như các loại chuột, mèo, chó, ếch, cá vàng và khỉ.

Chuyến bay chở thú vật thành công đầu tiên lên không trung được thực hiện vào tháng 9/1950,với 8 con chuột bạch trong một khoang điều áp, trên độ cao 30km. Sau 3 giờ 40 phút, khí cầu trở về Trái đất và các chú chuột đều khỏe mạnh.

Trước đó, một số thí nghiệm đã được thực hiện trên tên lửa. Vào ngày 20/2/1947, Mỹ phóng tên lửa V-2 của Đức mang theo những con ruồi giấm. Khi đạt đến độ cao 109 km, khoang chứa ruồi giấm được phóng ra. Cùng một chiếc dù, nó trở về Trái đất thành công, ruồi giấm đã được cứu sống.

Hai năm sau đó, vào tháng 6/1949, một con khỉ nâu tên là Albert II được phóng lên độ cao 134km. Không may, nó chết khi quay trở về do dù không mở. Sau đó, nhiều con khỉ khác được đưa vào vũ trụ trong những năm 1950 và 1960. Phần nhiều trong số chúng được cho dùng thuốc an thần để tránh hoảng loạn khi bị nhốt trong không gian chật hẹp của con tàu. Đáng buồn là hai phần ba trong số này không sống sót.

Video đang HOT

Người Nga cũng phóng nhiều loài vật vào không gian, hầu hết là chó. Trước khi Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay lịch sử ngày 12/4/1961, rất nhiều con chó được phóng lên trên những chuyến bay quanh Trái đất. Laika là một trong số này. Tuy nhiên, nó đã chết chỉ sau vài giờ bay, khi hệ thống điều hòa nhiệt bị hỏng khiến cabin nóng
quá mức.

Năm 1959, hai con khỉ sóc tên là Able và Baker trở thành những chú khỉ đầu tiên sống sót trong chuyến bay không gian. Chúng được buộc trong một cái hộp nhỏ lắp trong chóp hình nón ở đầu tên lửa Jupiter đưa lên độ cao 480km và sống sót sau 38 giờ và 9 phút trong tình trạng không trọng lực.

Sau khi quay trở về, Baker trở nên nổi tiếng, xuất hiện trên tạp chí Life và làm trò tiêu khiển cho những du khách trẻ đến thăm trung tâm không gian và tên lửa Mỹ ở Huntsville, Alabama. Đồng hành với nó, con Able, mặc dù sống sót trong chuyến bay nhưng đã chết vài ngày sau đó trong một cuộc phẫu thuật để lấy ra thanh điện cực bị nhiễm trùng. Còn khỉ Baker sống đến năm 1984.

Thám hiểm Mặt trăng

Loài vật du hành không gian từ khi nào? - Hình 2

Khỉ Able (trái) và khỉ Baker bị buộc trong khoang trên phi thuyền chuẩn bị được phóng lên không gian.

Rùa là loài vật đầu tiên du hành quanh Mặt trăng, trước cả con người. Ngày 14/9/1968, một cặp rùa được tàu không gian của Liên Xô đưa lên quỹ đạo Mặt trăng và trở về nguyên vẹn.

Vào tháng 6/1969, một tháng trước khi cuộc đổ bộ Mặt trăng lần đầu tiên được thực hiện, một con khỉ được phóng vào không gian trong chuyến bay vòng quanh Trái đất 30 ngày để xác định xem tác động vật lý của một chuyến du hành không gian kéo dài. Nó được dạy cho cách tự ăn những viên thực phẩm được bào chế sẵn.

Tuy nhiên, khi sứ mệnh mới được một tuần, con vật trở nên uể oải, bơ phờ và sức khỏe suy sụp, buộc các nhà nghiên cứu phải đưa nó trở về Trái đất và nó qua đời vào ngày sau đó.

Apollo 17, phi vụ cuối cùng của chương trình Apollo, mang 5 con chuột có tên là Fe, Fi, Fo, Fum và Phooey cùng với phi hành đoàn Eugene Cernan, Harrison Schmitt và Ronald Evans lên Mặt trăng.

Những con chuột nằm trong khuôn khổ cuộc “Thí nghiệm tia vũ trụ sinh học”, hay Biocore, nhằm tìm xem các tia vũ trụ trong không gian có làm hại não, mắt, da và các mô khác của chúng hay không. Chuột túi (Perognathus longimembris) được chọn do có kích thước nhỏ và khả năng chịu đựng cao sự căng thẳng của môi trường.

Chúng được cấy máy dò phóng xạ tí hon dưới da đầu, rồi cho vào một cái hộp tự duy trì đóng kín đặt ở mô đun chỉ huy, với thức ăn đủ để có thể sống được trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ. Trong số 5 con vật, một con có thể đã chết khi phi vụ mới bắt đầu với lý do không rõ. Bốn con còn lại bay xung quanh Mặt trăng.

Do Apollo 17 là phi vụ lập kỷ lục dài nhất khi Ronald Evans, phi công của mô đun chỉ huy và 4 con chuột đồng hành đã thực hiện 75 vòng quanh quỹ đạo Mặt trăng.

Khi những con chuột trở về Trái đất, chúng lập tức được đưa đến phòng thí nghiệm để mổ xẻ. Khám nghiệm cho thấy không có tổn hại nghiệm trọng nào ở não, võng mạc ở mắt và các bộ phận khác của chúng.

Vào những năm 1970, cá và nhện cũng gia nhập danh sách dài các con vật lên Mặt trăng. Năm 1975, nhiều con rùa đã có thời gian kỷ lục 90 ngày trong không gian trên phi thuyền Soyuz. Những năm 1980, những con sa giông đầu tiên được đưa lên vũ trụ.

Trong một phi vụ sau đó, các sa giông bị cắt cụt các chi trước để nghiên cứu tốc độ tái tạo trong không gian. Sa giông có khả năng đặc biệt tái tạo các chi đã mất, thậm chí sửa chữa những thương tổn ở tim, não, mắt và tủy sống.

Vào thế kỷ 21, các sinh vật đã trở nên quen thuộc trong các sứ mệnh không gian. Chuột, tắc kè và các động vật khác đã được nghiên cứu để tìm hiểu tác động của vi trọng lực đối với các quá trình sinh lý của cơ thể, chẳng hạn như tổn hại ở cơ và xương và lịch trình ngủ phản ứng như thế nào đối với căng thẳng khi ở trong
không gian.

Với việc NASA chuẩn bị đưa con người lên sao Hỏa, vẫn còn nhiều điều cần biết về tác động của bức xạ ion hóa đối với cơ thể trong quá trình du hành vũ trụ dài ngày. Không bao giờ là quá muộn để ghi nhớ các nhà nghiên cứu mà công trình của họ tạo thuận lợi cho các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trong vũ trụ bao la, cùng những con vật tuyệt vời đã hy sinh vì khoa học.

NASA đưa thiết bị chuyển CO2 thành oxy lên sao Hỏa?

Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA phóng lên vũ trụ mang theo một loạt công nghệ tiên tiến trong đó có thiết bị chuyển CO2 thành O2.

NASA đưa thiết bị chuyển CO2 thành oxy lên sao Hỏa? - Hình 1

Hình minh họa Perseverance

Con tàu thám hiểm Sao Hỏa Perseverance của NASA phóng từ Cape Canaveral, Florida mang theo một loạt công nghệ tiên tiến bao gồm thiết bị video độ nét cao và máy bay trực thăng liên hành tinh đầu tiên do con người tạo ra.

Nhiều công cụ như những bước thử nghiệm hướng tới việc con người khám phá hành tinh đỏ. Đáng chú ý, tàu thăm dò được trang bị thiết bị mới Mars Oxygen In-Situ Resource Utilization Experiment, gọi tắt là Moxie, có nhiệm vụ 'sản xuất' ra oxy trong bầu khí quyển mà lượng O2 chỉ chiếm chưa tới 0,2%.

Oxy luôn là món hàng cồng kềnh trong một chuyến du hành không gian, rất tốn diện tích, rất dễ bắt lửa nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự sống của phi hành gia. Nếu không khéo léo tính toán để mang theo oxy trên chuyến hành trình tới Sao Hỏa, các phi hành gia e sợ oxy chẳng đủ dùng cho một chuyến khứ hồi.

Có hình dáng giống như một cái cây, Moxie hoạt động bằng cách hấp thụ CO2 sau đó tách các phân tử thành oxy và CO, cuối cùng sẽ kết hợp các phân tử oxy thành O2.

Sau khi phân tích chất lượng không khí và cố gắng đạt được mức O2 tinh khiết 99,6%, nó sẽ thải ngược O2 và carbon monoxide CO lại bầu không khí.

Theo Michael Hecht, điều tra viên chính của Moxie, độc tính của khí carbon monoxide tạo ra không phải là điều đáng lo ngại. Khi khí này quay trở lại bầu khí quyển sao Hỏa sẽ không làm thay đổi nhiều. Michael Hecht nói: "Nếu bạn giải phóng CO vào bầu khí quyển sao Hỏa, nó có thể sẽ kết hợp với một lượng rất nhỏ oxy dư ở đó và biến thành CO2".

Nếu mọi việc suôn sẻ nó sẽ sản sinh ra khoảng 10 gram oxy mỗi giờ, tương đương với lượng oxy trong 0.034 m2 không khí. Trong khi đó, ước tính, con người cần khoảng 0.54 m2 không khí mỗi ngày. Tuy nhiên, Moxie mới chỉ là phiên bản 'tí hon' của thiết bị NASA muốn đưa lên sao Hỏa vào thập niên 30 của thế kỷ này.

Theo NASA, Moxie sẽ tự kiểm tra khả năng của bản thân bằng cách sản xuất oxy trong suốt thời gian thực hiện sứ mệnh. Thiết bị sẽ sớm bắt đầu hoạt động sau khi tàu thám hiểm Perseverance hạ cánh vào 18/2/2021.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe
12:35:14 19/11/2024
Phát hiện 'khách không mời' trên giường ngủ, người phụ nữ sợ quên cả tiếng Anh
09:47:33 19/11/2024
Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa
10:59:25 19/11/2024
Phát hiện thú vị từ xác ướp mèo răng kiếm Kỷ băng hà
21:33:59 18/11/2024
Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!
11:05:40 19/11/2024
Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?
18:23:07 19/11/2024

Tin đang nóng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024
Con gái vừa gặp mặt NSƯT Kim Tiểu Long vài phút thì qua đời
13:25:37 19/11/2024
Đám cưới Khánh Vân mời nửa showbiz, nhưng có một người im hơi lặng tiếng
13:49:09 19/11/2024

Tin mới nhất

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại

07:01:08 17/11/2024
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng quan hệ với người Neanderthal mà còn giao lưu với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.

Phát hiện sinh vật biển 'bất tử' có năng lực 'du hành thời gian'

06:53:53 17/11/2024
Các nhà khoa học đã tìm thấy một sinh vật biển có năng lực du hành thời gian và phá vỡ các giới hạn tự nhiên về lão hóa mà giờ đây giới nghiên cứu mới bắt đầu hiểu được.

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

19:57:33 14/11/2024
Nhà khoa học Molly Timmers mô tả một cách hình tượng rằng trong khi Big Momma có hình dạng giống như một viên kem khổng lồ, thì rạn san hô mới phát hiện này lại như viên kem bắt đầu tan chảy, bao phủ một khu vực rộng lớn dưới đáy biển.

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức chơi biêu online chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng

Pháp luật

19:16:30 19/11/2024
Chiều 19/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phan Thị Lệ Thủy

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

Thế giới

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Vinicius bị tước vai trò đá phạt đền

Sao thể thao

18:17:40 19/11/2024
HLV Dorival Junior có quyết định táo bạo trước thềm trận đại chiến với Uruguay tại vòng loại World Cup 2026. Theo đó, Raphinha sẽ là người thực hiện phạt đền nếu Brazil được hưởng.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh

Tin nổi bật

17:52:15 19/11/2024
Lớp 8B, Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 5 chỗ ngồi trống vắng, tiết học bao trùm bởi sự đau buồn sau vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay