Loài vật chứa ‘chất lỏng’ đắt bậc nhất thế giới, ở Việt Nam không hiếm
Không chỉ có phần thịt ngon, giàu dinh dưỡng, loài hải sản này còn chứa một ‘ chất lỏng’ cực giá trị.
Con Sam thuộc họ Sam (Limulidae) gồm khoảng 4,5 thành viên là những loài duy nhất trong bộ đuôi kiếm còn sinh tồn hiện nay. Bên cạnh đó, vì đã tồn tại từ cách đây xấp xỉ 450 triệu năm, nên Sam còn được coi là hóa thạch sống
Các tài liệu khoa học cho biết Sam thuộc ngành chân khớp (lớp giáp cổ), bơi chậm và bò như cua. Với 6 đôi chân mọc ở phần đầu thân tua tủa gai nhọn nối với chiếc đuôi nhọn hoắt, Sam là loài có cấu tạo kỳ quái. Loài này sống ở độ sâu 4-10m, mỗi lần đẻ từ 200-1.000 trứng. Sau 6 tuần, trứng Sam nở thành ấu trùng và qua 16 lần lột xác, Sam con trưởng thành.
Sam sống dưới biển, nhiều nhất là vùng cửa sông nơi có cát pha bùn, độ sâu 4-10m. Thức ăn của chúng là các loài giáp xác như tôm, cua có nhiều ở các cửa sông, đầm lầy ven biển. Tại Việt Nam, sinh vật này xuất hiện nhiều ở vùng biển Cát Bà, Hạ Long, Cần Giờ hay Quảng Yên…
Sam biển sống thành từng cặp, con đực bám trên lưng con cái, đi đâu cũng song hành. Bởi vậy mà dân gian có câu nói “dính như Sam”. Đối với ngư dân, sự thủy chung của loài Sam đã trở thành biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng, tình đoàn kết, đức hy sinh cao cả. Do đó, họ thường đánh bắt cả 2 con Sam cùng lúc. Nếu chỉ có một con lẻ dính lưới, ngư dân sẽ nhanh chóng thả nó về biển.
Không chỉ là một loại hải sản ngon có tiếng, máu Sam còn rất có giá trị, nhất là trong y học. Máu của loài Sam đặc biệt ngay từ màu sắc. Thay vì màu đỏ như của con người hay đại đa số các loài động vật khác, máu Sam lại mang màu xanh dương nhạt.
Video đang HOT
Máu sam biển chứa một chất làm đông đặc biệt dùng để nhận biết mầm bệnh.
Nguồn gốc của màu sắc khác thường này đến từ nguyên tố đồng có trong thành phần máu của chúng (trong khi con người có máu đỏ là do chứa sắt). Hiển nhiên, việc sở hữu một màu sắc kỳ lạ không thể nào là nguyên do để máu của loài động vật này được bán với mức giá hơn 400 triệu đồng mỗi lít.
Theo nghiên cứu, máu của loài Sam có chứa một nhân tố đông máu đặc biệt có tên là Limulus amebocyte lysate ( LAL) có khả năng phản ứng với vi khuẩn Gram âm.
Trước khi khám phá ra LAL, giới khoa học đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định xem liệu vắc-xin hay các dụng cụ y tế có bị nhiễm khuẩn hay không? Cách được áp dụng phổ biến vào thời kỳ đó chính là tiêm thử vắc-xin vào những con thỏ thí nghiệm và chờ xem phản ứng (đương nhiên cách làm này tốn khá nhiều thời gian cũng như phi nhân đạo).
Mãi đến năm 1970, mọi thứ mới thực sự thay đổi khi LAL được đưa vào sử dụng. Chỉ với việc nhỏ một vài giọt LAL vào thiết bị y tế hay vắc-xin, hợp chất này sẽ ngay lập tức phủ lên bất kỳ vi khuẩn Gram âm nào mà nó phát hiện bằng một cái kén dạng dẻo, đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cho chúng ta biết sự hiện diện của vi khuẩn trong các vật tư y tế, thứ có thể cướp đi mạng sống của người bệnh.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) luôn yêu cầu thuốc chích và các dụng cụ y tế tiếp xúc với cơ thể người bệnh phải qua kiểm tra bằng máu Sam. Do đó, máu Sam có tác dụng cứu sống hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày.
Bác sĩ John Dubczak thuộc Phòng thí nghiệm Charles River (Mỹ) cho biết, công nghệ phát hiện độc tố nhờ máu Sam đang ngày càng trở nên nhạy và chính xác hơn. Phòng thí nghiệm Charles River đang phát triển các thiết bị thử độc tố có thể được sử dụng bên ngoài phòng thí nghiệm, thậm chí trên không gian như Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đang thực hiện thử nghiệm phát hiện tình trạng nhiễm nấm và nghiên cứu phát triển liệu pháp chống virus, chống ung thư dựa trên cơ chế cô lập và vô hiệu hóa độc tố của máu Sam.
Chính vì ứng dụng to lớn và hiện chưa thể thay thế bằng các biện pháp nhân tạo nên hàng năm ngành công nghiệp dược phẩm vẫn đang đánh bắt khoảng 600.000 con Sam, để phục vụ cho việc chiết xuất các loại thuốc phát hiện nhiễm khuẩn.
Vì số lượng Sam trên thế giới là có hạn nên cách lấy máu Sam mang tính chất bảo tồn và hạn chế việc làm chết chúng. Theo đó, mỗi chú Sam sẽ được hút 30% lượng máu trong cơ thể.
Dẫu vậy, vì đây cũng là một lượng máu khá lớn nên khoảng 30% cá thể Sam thường không thể qua khỏi quá trình lấy máu. Bên cạnh đó, cũng không ai chắc về việc 70% còn lại sẽ hồi phục ra sao sau khi được trả lại tự nhiên.
Chuyên gia tìm thấy chất lỏng lạ 3.000 năm tuổi trong mộ cổ
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 2 chiếc ấm chứa chất lỏng lạ tại một khu lăng mộ cổ 3.000 năm tuổi ở Sơn Tây, Trung Quốc.
Vào ngày 9/12/2020, các chuyên gia của Viện Khảo cổ học tỉnh Sơn Tây thông báo rằng họ đã có nhiều khám phá quan trọng trong cuộc khai quật tại khu lăng mộ Bắc Bạch Nga. Khu lăng mộ này nghĩa trang của một gia tộc có tiếng thời nhà Chu. Nó nằm ở Viên Khúc, một huyện thuộc địa cấp thị Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Căn cứ vào những chữ khắc được tìm thấy trên các món cổ vật như " Trẫm hoàng tổ trung thị" và " Quắc quý vi yển cơ tác dắng nghiễn" trong ngôi mộ số 3. Trong ngôi mộ số 6, họ đã tìm thấy những món đồ đồng có khắc tên " Thái bảo yển trung" và " Trung đại phụ". Các chuyên gia phỏng đoán rằng người đứng đầu gia tộc này mang họ "Trung" hoặc "Yển".
Khu lăng mộ từ thời nhà Chu được tìm thấy ở Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhuanet)
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 9 ngôi mộ, 17 hố tro và hơn 500 di tích văn hóa khác nhau. Chúng hầu hết là những món cổ vật được làm từ đồng xanh, ngọc bích, đá, sơn mài và vàng... Theo các chuyên gia, các hiện vật được khai quật lần này có quy mô lớn, chủng loại phong phú và đều được làm từ những tay nghề có trình độ cao.
Hình ảnh của một vài món đồ bằng đồng xanh và đá được tìm thấy trong khu lăng mộ. (Ảnh: Xinhuanet)
Trong số 8 ấm đồng được tìm thấy có 2 chiếc có thiết kế rất đặc biệt thu hút các chuyên gia khảo cổ. Hai chiếc ấm đồng này đều có miệng được bịt kín nhưng sau khi mở ra, bên trong chúng đều có chất lỏng kỳ lạ màu trong suốt. Việc phát hiện ra chất lỏng này khiến các chuyên gia cảm thấy vô cùng bất ngờ. Những chiếc ấm không có kẽ hở nên khả năng nước từ bên ngoài ngấm vào là rất thấp. Họ quyết định sử dụng các công nghệ tiên tiến để phân tích.
Hình ảnh của chất lỏng được tìm thấy bên trong 2 ấm đồng. (Ảnh: Xinhuanet)
Sau khi phân tích mẫu chất lỏng và mẫu đất được lấy từ những chiếc ấm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ. Đây là những thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu vang. Cuối cùng, họ đã xác nhận được chất lỏng có trong những chiếc ấm là rượu lên men từ trái cây. Chúng đều được làm từ thời nhà Chu.
Kết quả vừa được công bố, ai nấy đều thốt lên kinh ngạc bởi đây là lần đầu tiên họ tìm thấy rượu trái cây từ cách đây hàng nghìn năm. Phát hiện này sẽ giúp họ tiến thêm một bước mới trong chuyên môn. Ngoài ra, từ những món đồ cổ, họ đã có thêm thông tin để nghiên cứu và thảo luận về hệ thống chính trị cũng như chôn cất, liên kết thị tộc và đời sống xã hội của khu vực Sơn Tây.
Nguồn: Sohu, Xinhuanet
Nguyệt Phạm
Quảng Bình: Thêm 10 loài mới của thế kỷ XXI trong hang Sơn Đoòng và vùng phụ cận Báo cáo khoa học đa dạng sinh học tại hang động Sơn Đoòng và vùng phụ cận có mặt của 10 loài mới công bố trong thế kỷ XXI, 13 loài chưa định danh chính xác và có thể là những loài mới cho khoa học. Ngày 23-6, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết,...