Loại ung thư nào khiến bệnh nhân dễ tử vong nhất khi mắc Covid-19?
Theo một nghiên cứu được liên kết thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Singapore và Mỹ, các bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần người bình thường.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư cũng có rủi ro cao trong việc gặp các biến chứng nặng và cần phải điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực. Đáng chú ý, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, loại ung thư hoặc giai đoạn điều trị ung thư mà bệnh nhân đang trải qua có quyết định lớn đến các nguy cơ kể trên.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ 14 bệnh viện tại tỉnh Hồ Bắc (tâm dịch Covid-19 của Trung Quốc) với tổng cộng 105 bệnh nhân ung thư và 536 người không mắc ung thư ở cùng độ tuổi và tất cả đều mắc Covid-19.
Kết quả phân tích chỉ ra rằng, bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đầu có tiên lượng không khác biệt nhiều so với người không mắc ung thư, trong trường hợp cùng nhiễm Covid-19. Ngược lại,những người mắc bệnh bạch cầu, lymphoma, đa u tủy xương (đều là các dạng ung thư máu) thuộc nhóm có nguy cơ bệnh diễn tiến nặng cao nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa cũng thuộc nhóm có rủi ro tiên lượng xấu ở mức cao.
Theo phân tích của nhóm tác giả, các dạng ung thư máu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, thứ giúp chúng ta phòng thủ trước virus SARS-CoV-2, nên sẽ dẫn đến rủi ro cao về sức khỏe nếu mắc Covid-19.
Ngoài ra, các bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật điều trị ung thư thường sẽ có tiên lượng xấu hơn so với phương pháp xạ trị, nếu không may mắc Covid-19.
“Phát hiện này đã khẳng định rằng, những bệnh nhân ung thư dễ bị tổn thương vì Covid-19 hơn rất nhiều so với nhóm còn lại” – Nhóm tác giả kết luận.
Leonard Lichtenfeld, quan chức của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đánh giá, nghiên cứu của nhóm tác giả có ý nghĩa quan trọng và nó đã một lần nữa chứng minh cho việc bệnh nhân ung thư dễ bị tổn thương bởi virus hơn nhóm còn lại.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, chính vì rủi ro cao trước Covid-19 mà Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đang cố gắng hạn chế tác động của dịch bệnh với nhóm người này, biện pháp mạnh tay nhất chính là yêu cầu ngừng có chọn lọc các liệu trình điều trị cho bệnh nhân ung thư, cũng như ngừng thử nghiệm lâm sàng với các bệnh nhân mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng bày tỏ mối quan ngại với giải pháp ngừng điều trị cho bệnh nhân ung thư, bởi họ cho rằng, với các bệnh nhân ở giai đoạn đầu giải pháp này sẽ không ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, với những bệnh nhân ở giai đoạn muộn hoặc mắc các dạng ung thư phát triển nhanh, khó chữa trị thì việc ngừng điều trị trên một tháng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn về tiên lượng bệnh.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong năm 2020, dự kiến sẽ có khoảng 1,8 triệu ca mắc mới ung thư ở quốc gia này. Đồng thời, căn bệnh quái ác này cũng sẽ cướp đi mạng sống của hơn 606.000 người. Tuy nhiên, dưới tác động của Covid-19 số lượng ca bệnh được chẩn đoán có thể giảm xuống đáng kể, bởi người dân e ngại việc đến cơ sở y tế để tầm soát ung thư. Ngược lại, số ca tử vong có thể tăng lên trong bối cảnh nhiều bệnh nhân không được chữa trị.
Loại nấm được mệnh danh là "vua thực phẩm chay", ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư hiểm nghèo, lại tăng cường miễn dịch hiệu quả
Ít có loại nấm nào có những công dụng thần kỳ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đến như vậy. Chăm ăn thường xuyên, nhưng với số lượng vừa phải sẽ giúp sức khỏe của những người bị bệnh ung thư chuyển biến tích cực.
Nấm hương rất phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Ngoài giá thành rẻ, dễ mua, hương vị ngon, ít ai biết được loại nấm này rất giàu các loại polysacarit. Polysacarit là chất có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư và giảm cholesterol hiệu quả.
Theo ông Kim Ưng, phó trưởng khoa Dinh dưỡng, thuộc Bệnh viện Ung Thư của Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc, giá trị dinh dưỡng của nấm hương không thua kém gì so với những loại thực phẩm cao cấp khác.
Những thành phần dinh dưỡng có trong nấm hương
Thực phẩm từ nấm có chứa nhiều axit amin thiết yếu, protein, khoáng chất, nhóm vitamin B, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác. Chúng rất ngon, ít calo và nhiều chất xơ. Đặc biệt dù nấu ở nhiệt độ cao lên tới 180 độ C thì các chất dinh dưỡng vẫn không bị mất đi.
Nấm hương được ví như kho báu trong thực phẩm, người xưa thường gọi nó là "nữ hoàng nấm" hay "vua thực phẩm chay". Điều đó cho thấy chúng có vị trí rất quan trọng trong tất cả các loại nấm.
Tại sao nấm hương có thể ngăn ngừa ung thư?
Trong số những tác dụng của nấm hương, nổi bật hơn cả là nó có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Vậy những hợp chất nào có trong nấm hương có tác dụng phòng ngừa ung thư?
- Lentinan
Đây là một chất có hoạt tính đặc biệt và hoạt động hiệu quả nhất trong các phiên bản Lentinula. Nó có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể người. Lentinan được coi là một chất bổ trợ miễn dịch đặc hiệu cho tế bào lympho T. Hơn nữa, nó có thể tăng cường hệ miễn dịch để kích thích các kháng nguyên, phục hồi chức năng của tế bào lympho T và chống ung thư hiệu quả.
Lentinan có thể tăng cường hệ miễn dịch để kích thích các kháng nguyên, phục hồi chức năng của tế bào lympho T và chống ung thư hiệu quả. Ảnh: Kyounoryouri
Lentinula có thể thúc đẩy sự thèm ăn, cải thiện hiệu quả việc mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, nấm nói chung rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
- Axit ribonucleic
Axit ribonucleic có thể sản xuất interferon chống ung thư, để ngăn ngừa các tế bào ung thư di căn.
Nấm hương có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Selenium
Selenium có thể loại bỏ các gốc tự do (các mảnh phân tử không ổn định) trong cơ thể một cách hiệu quả, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh khác nhau về hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Lưu ý: Mặc dù nấm hương có nhiều lợi ích, nhưng nó rất giàu purine, sẽ làm tăng axit uric trong máu, bệnh nhân bị gút tuyệt đối không nên ăn. Khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 100gr nấm hương tươi.
Cách chế biến nấm hương để mang lại những lợi ích sức khỏe tốt nhất
Trước khi chế biến nên ngâm nấm hương, tốt nhất là nên ngâm trong nước nấm để tạo ra axit ribonucleic và một số chất khác có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác nhau.
Có nhiều cách để ăn nấm hương, có thể luộc, hầm, chiên, nướng hoặc đem nấu thành cháo hoặc súp. Trong đó, cháo nấm được ăn như một phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân bị ung thư phổi, cổ tử cung, hệ tiêu hóa và bệnh bạch cầu.
Cháo nấm được ăn như một phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân bị ung thư phổi, cổ tử cung, hệ tiêu hóa và bệnh bạch cầu. Ảnh: Kurashiru
- Nấm hương nướng, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển
Rửa 100gr nấm hương tươi, loại bỏ cuống, xẻ hình chữ thập trên bề mặt nấm. Phết 1 lớp dầu ăn lên khay nướng, cho nấm hương vào, rắc muối, tỏi băm và nướng trong 6 phút.
- Nấm hương xào cải, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể
Rửa 50gr nấm hương, 200 rau cải, phi thơm hành tỏi rồi cho vào xào, thêm nước tương, muối, gia vị, nêm nếm vừa miệng ăn là được.
- Súp nấm các loại, thúc đẩy phục hồi tế bào miễn dịch
Nấm các loại rửa sạch, cắt bỏ cuống, măng tây bỏ rễ, sò điệp rửa sạch. Cho một chút dầu vào chảo, thêm hành tỏi, cho sò điệp vào xào trước rồi thêm nước vừa phải, đun sôi, sau đó cho nấm vào, khi thấy hỗn hợp rau củ đã chín thì thêm bột năng pha nước vào, đổ từ từ đến khi sánh lại, nêm nếm lại gia vị, tắt bếp rắc thêm hành lá, hạt tiêu.
Phan Hằng
6 điều cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch Covid-19: Đừng để nỗi sợ 'đánh gục' bạn trước những con virus! Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày. Đối với nhiều người, nỗi lo lắng gia tăng là do thiếu kiến thức về COVID-19. Điều này bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch trên internet. Nên lưu ý rằng bạn càng lo lắng thì...