Loại ung thư cực nguy hiểm rất hay gặp này không có biểu hiện đặc trưng, làm sao để nhận diện?
Khoảng 90% ung thư đường mật ngoài gan có biểu hiệu vàng da và dấu hiệu khác của tắc mật như: tiểu sẫm màu, mẩn ngứa, phân bạc màu.
Theo báo cáo của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018 trên thế giới mỗi năm có khoảng 841.000 ca mắc mới ung thư gan và 781.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Tại nước ta, ung thư gan là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất. Năm 2018 có hơn 25.300 trường hợp. Đặc biệt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh.
Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và thứ phát. Trong đó, ung thư gan nguyên phát gồm 3 loại chính: ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan), ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma).
TS.BS Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Điều trị yêu cầu, Bệnh viện K cho biết, nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mãn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…
Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá…
Còn theo TS.BS Đỗ Tuấn Anh – Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ung thư biểu mô đường mật (CCA) là bệnh ác tính phổ biến thứ 2 trong ung thư gan đường mật nguyên phát.
Chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân tại khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: BV
Bệnh tập trung chủ yếu các nước Châu Á. Tuy nhiên những năm gần đây tăng nhiều ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Tiên lượng của Ung thư biểu mô đường mật thường xấu, phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để duy nhất.
Ung thư biểu mô đường mật chia 3 loại dựa vào vị trí giải phẫu: trong gan (i CCA chiếm 10%), rốn gan (p CCA chiếm 50%), ống mật chủ (d CCA chiếm 40%).
Video đang HOT
Theo BS Tuấn Anh, hàng năm có khoảng 6.000 trường hợp mắc mới ung thư biểu mô đường mật ở Mỹ, hay gặp nhất ở Đông Á và Úc với tỷ lệ mắc từ 0,1-7,3/100.000, ở Châu Âu từ 0,4-1,8/100.000, ở Mỹ 0,6-1,0/100.000. Độ tuổi trung bình chẩn đoán trung niên từ 50 đến 70 tuổi. Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam từ 1,2 – 1,5 lần, có nghĩa là cứ khoảng 3 người phụ nữ bị bệnh này thì có 2 nam giới mắc bệnh.
BS Tuấn Anh cho biết viêm xơ đường mật, bệnh sán lá gan, nang ống mật chủ type I, IV, bệnh Caroli, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C, béo phì, uống nhiều rượu trên 80g/ngày, nhiễm độc, hội chứng Lynch II…. là những yếu tố nguy cơ có thể gây căn bệnh nguy hiểm này.
Đáng nói ung thư biểu mô đường mật trong gan thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu như: đau bụng, mệt mỏi, giảm cân.
Tuy nhiên, khoảng 90% ung thư đường mật ngoài gan có biểu hiệu vàng da và dấu hiệu khác của tắc mật như: tiểu sẫm màu, mẩn ngứa, phân bạc màu.
Khi tiến hành thăm khám lâm sàng, bác sĩ thường sờ thấy túi mật bệnh nhân căng to vùng hạ sườn phải. Các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính ổ bụng, marker ung thư CEA, CA 19-9.
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp duy nhất điều trị triệt để cho người bệnh. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: Ung thư biểu mô đường mật trong gan cắt gan tiêu chuẩn, ung thư ống mật chủ cắt khối tá tụy, ung thư rốn gan cắt gan phải hoặc gan trái. Các phương pháp khác bao gồm: dẫn lưu đường mật ra da, đặt stent đường mật, hóa chất, xạ trị…
Chỉ số CA 19-9 tăng cao có phải đã mắc ung thư tụy?
Chỉ số CA 19-9 là dấu ấn ung thư đầu tiên của ung thư tụy, tuy nhiên nó cũng tăng cao trong một số bệnh lý không phải ung thư như xơ gan, viêm tụy, viêm túi mật.
Ở người lớn CA 19-9 chỉ có một lượng nhỏ trong một số cơ quan như tụy, gan, bàng quang và phổi. CA 19-9 là dấu ấn ung thư đầu tiên của ung thư tụy. CA 19-9 cũng là dấu ấn ung thư hữu ích trong chẩn đoán ung thư đường mật, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan. CA 19-9 cũng tăng trong một số bệnh lý đường tiêu hoá lành tính như: viêm gan, xơ gan, viêm tụy...
Xét nghiệm CA 19-9 được chỉ định khi nào?
Bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư tụy
Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), tuyến tụy nằm sau dạ dày, nên triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khó phát hiện, chẩn đoán. Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện thường thì bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, khó chữa trị.
Vì vậy khi có các biểu hiện lâm sàng như cơ thể suy nhược, ăn không ngon, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, cổ trướng, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân trắng, bạc màu, sốt liên tục không rõ nguyên nhân, đau co thắt vùng ổ bụng thường xuyên, liên tục,... bệnh nhân nên làm xét nghiệm CA 19-9 để phát hiện sớm ung thư tụy.
Theo dõi và điều trị ung thư tụy
Xét nghiệm này được thực hiện thường xuyên, kiểm tra chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, mức độ giảm của CA 19-9 sau phẫu thuật thể hiện đáp ứng điều trị và tỷ lệ thuận với thời gian sống của bệnh nhân và ngược lại. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.
Theo dõi tái phát ung thư
Sau khi điều trị (cắt bỏ tụy, hóa trị liệu) cần làm các xét nghiệm này để xác định chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, xác định tái phát ung thư, mức độ khả quan sau điều trị của bệnh nhân. Đối với chỉ số CA 19-9 ở mức dưới 37 UI/ml thì thời gian sống trung bình của bệnh nhân 32-36 tháng, cao hơn 37 UI/ml thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn 12-15 tháng.
Chỉ số CA 19-9 sau điều trị của bệnh nhân trở về giá trị an toàn hoặc giảm từ 20% đến 50%, có liên quan đến thời gian sống kéo dài hơn so với khi CA 19-9 không trở về bình thường hoặc tăng lên.
Nguyên nhân tăng nồng độ CA 19-9
Các nguyên nhân do ung thư
- Ung thư tụy: 80%.
- Ung thư đường mật (hepatobiliary cancer): 22 - 51%.
- Ung thư dạ dày: 42%
- Ung thư đại trực tràng: 20% và kết hợp với tiên lượng rất xấu.
- Ung thư túi mật.
Các nguyên nhân không phải là ung thư: viêm túi mật, sỏi ống mật chủ, xơ gan, xơ hóa thành nang (cystic fibrosis), viêm gan, viêm tụy.
Nguyên nhẫn dẫn đến ung thư tụy
Ung thư tụy là một ung thư thường gặp, có tỉ lệ tử vong rất cao, lên đến 95% đối với trường hợp mắc bệnh. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp có thể gây ung thư tụy như:
Sử dụng các chất kích thích kéo dài, thường xuyên, liên tục như: rượu, bia, thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất, thuốc diệt cỏ,...
Người có tiền sử mắc các bệnh: đái tháo đường, viêm gan B,...
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn nhiều thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, thừa chất béo, ít rau xanh và trái cây,...
Trong gia đình có người mắc ung thư tụy.
Lười vận động, thừa cân, béo phì,...
Uống 1 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm ung thư gan Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống ít nhất một cốc cà phê mỗi ngày có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư gan. Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là loại ung thư gan phổ biến nhất. Chỉ riêng ở Mỹ, khoảng 33.000 người bị ung thư gan mỗi năm và khoảng 27.000 người chết vì căn...