Loại tranh ‘độc nhất vô nhị’ ở An Giang
Thốt nốt không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho người An Giang mà còn được dùng làm sản phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhắc đến loại cây này, người ta nghĩ ngay đến sản phẩm đường thốt nốt -đặc sản vùng Thất Sơn hùng vĩ của quê hương An Giang.
Bên cạnh đó, lá của nó còn có thể lợp nhà, thân cây được dùng xẻ gỗ đóng tủ, giường, bàn ghế, làm đồ nội ngoại thất…
Nhưng, một sản phẩm vô cùng độc đáo ít ai nghĩ tới mà cũng dùng nguyên liệu đặc biệt này chính là: Tranh ghép từ lá thốt nốt.
Nói đến đây, phải kể đến ‘cha đẻ’ của hàng chục ngàn bức tranh ghép lá thốt nốt – Nghệ nhân Võ Văn Tạng ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn).
Cây thốt nốt gắn liền với đời sống người Khmer
Dù đã bước sang tuổi 60 nhưng người nghệ nhân vẫn đang từng ngày say sưa với các tác phẩm từ cây thốt nốt.
Theo ông cho biết, phải lấy lá từ cây 8 năm tuổi trở lên, lá còn non, cắt vào đầu mùa nắng như vậy bức tranh mới đạt yêu cầu về chất lượng, độ bền.
Video đang HOT
Sau đó đem lá về phơi khô khoảng 2 tuần, ngâm nước phèn, rồi tiếp tục phơi khô, cắt thành từng phiến thẳng, tùy theo kích cỡ của những họa tiết trong bức tranh.
Các họa tiết này đã được vẽ chi tiết trên khuôn, sau đó dán các phiến lá đã cắt sẵn đúng vị trí của từng họa tiết trên bức tranh.
Nét mới lạ ở đây là vẽ tranh không bằng sơn, màu, mà chỉ dùng tông màu nâu, đen.
Nghệ nhân Tạng bên tranh thốt nốt
Chính điều đó đã mang lại giá trị nghệ thuật cao và giúp sản phẩm của ông Võ Văn Tạng được giới mỹ thuật đánh giá cao.
Đặc biệt, UBND tỉnh, các sở, ban ngành cũng thường chọn loại tranh này để làm quà tặng ngoại giao.
Hơn 15 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân đã cho ra đời hàng chục ngàn sản phẩm với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, kích cỡ khác nhau.
Tranh của ông sống động với chân dung Bác Hồ, Bác Tôn; với những hình ảnh đồng quê thanh bình, no ấm; làm đẹp hơn cho những câu đối, tranh dân gian và thiếu nữ.
Cơ sở của ông cũng đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động, với mức lương vài triệu đồng/người/tháng.
Năm 2010, ông được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là ‘Nghệ nhân làm tranh bằng lá thốt nốt nhiều nhất Việt Nam’.
Theo NLD
Cận cảnh những kiệt tác điêu khắc trên vỏ trứng
Người xem không khỏi giật mình thán phục bởi những nốt chạm khắc tinh xảo trên quả trứng của nghệ nhân Trung Quốc.
Ông Pu Derong đến từ tỉnh Hà Bắc được biết với biệt tài khắc hình nổi trên vỏ mỏng của quả trứng.
Người đàn ông 40 tuổi này có đam mê với trứng từ nhỏ nhưng vì nhà nghèo nên ông không thể theo học ở bất kỳ trường lớp về chuyên ngành nghệ thuật nào.
Quả trứng do ông Derong khắc
Trong khi lăn lộn với đủ các công việc như thợ xây dựng, đầu bếp, ông Pu Derong vẫn không từ bỏ niềm đam mê của mình bằng cách tự học mỗi ngày.
Tình cờ ông phát hiện ra nghệ thuật điêu khắc trên trứng nên ông đã học theo, sau nhiều lần thất bại Pu Derong đã khắc được trên 0,3mm vỏ trứng.
Chỉ cần một sai sót nhỏ là có thể hỏng tác phẩm vì vậy ông phải tập trung cao độ vào con dao của mình cho đến khi xong tác phẩm.
Hầu hết các tác phẩm của ông đều được sử dụng thuốc nhuộm màu tự nhiên để làm nổi bật hình và nhờ lớp vỏ có hàm lượng canxi cao nên có thể lưu trữ chúng trong thời gian dài.
Lâu dần thành quen, Pu Derong đã tạo ra những tác phẩm thiết kế đẹp, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, họa tiết truyền thống của Trung Quốc.
Hiện nay, Pu Derong được công nhận là một trong những nghệ sĩ có tay nghề cao nhất nước này.
Kiệt tác của nghệ nhân này đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi, triển lãm khác nhau.
Cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm của Pu Derong:
Theo Datviet
Việt Nam có 3 kỷ lục gia mới Theo thông tin mới nhận ngày 18/05 từ Tổ chức Kỷ lục châu Á (tại Ấn Độ), nằm trong đợt xét duyệt trao Kỷ lục châu Á cho các kỷ lục gia các nước châu Á, 3 Kỷ lục gia Việt Nam kể trên đã lọt vào Top 30 các Kỷ lục gia châu Á năm 2013. Dưới đây là chân dung của...