Loại trái cây phổ biến nhất Việt Nam được Nhật Bản, Hàn Quốc ưa chuộng, tăng tốc thu mua, là quả gì?
Tại Việt Nam, chuối được trồng ở khắp nơi, hiện trái chuối Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… và rất được ưa chuộng.
Nhật Bản có xu hướng tăng mua chuối của Việt Nam
Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới, tại Nhật Bản, chuối được bán phổ biến ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng tạp hóa.
Người Nhật Bản tiêu thụ lượng chuối khá lớn, tuy nhiên, sản lượng chuối của Nhật Bản khá thấp nên quốc gia này nhập khẩu chuối từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu trái chuối của Nhật Bản trong 10 tháng năm 2021 đạt 939.800 tấn, trị giá 93,6 tỷ Yên (tương đương 822,8 triệu USD), tăng 4,7% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá chuối nhập khẩu bình quân đạt 99.600 Yên/tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương), trong cơ cấu nguồn cung cấp trái chuối cho Nhật Bản, Philippiné là thị trường cung cấp lớn nhất, với lượng chiếm 75,8% tổng lượng chuối Nhật Bản nhập khẩu trong 10 tháng năm 2021.
Việt Nam thị trường cung cấp trái chuối lớn thứ 5 cho Nhật Bản, lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng rất mạnh, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 0,6% trong tổng lượng nhập khẩu trái chuối của Nhật Bản, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân trái chuối từ Việt Nam ở mức cao, trong 10 tháng năm 2021 đạt 107.600 Yên/tấn, trong khi của Philippines là 101.000 Yên/tấn.
Tuy nhiên, so với chuối của Thái Lan, Đài Loan, giá chuối của Việt Nam vẫn thấp hơn tại thị trường Nhật Bản.
Video đang HOT
Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, người được mệnh danh là “vua chuối” ở Long An đã góp phần đưa trái chuối Việt Nam bay sang Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… Ảnh: NCĐT.
Không chỉ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tăng nhập khẩu chuối Việt Nam
Tại châu Á, ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia có xu hướng tăng nhập khẩu chuối từ Việt Nam.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 6 cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 2.900 tấn, trị giá 2,3 triệu USD, tăng 13,6% về lượng, tăng 48,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam ở mức 791,6 USD/tấn. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 1,9% tổng lượng chuối nhập khẩu của Hàn Quốc.
Theo thống kê từ Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA), trong 5 tháng đầu năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu đạt 155.300 tấn chuối, trị giá 131,5 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá trái chuối nhập khẩu bình quân đạt 846,3 USD/tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Chuối là loại trái cây ưa chuộng tại Hàn Quốc, tuy nhiên chuối là sản phẩm Hàn Quốc phải nhập khẩu gần như 100% do điều kiện canh tác không thuận lợi.
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, Việt Nam có nhiều lợi thế tăng thị phần tại thị trường Hàn Quốc, do có ưu thế thuế quan nhập khẩu thấp nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
Tuy nhiên, cũng giống như ở Nhật Bản, trái chuối của Việt Nam phải cạnh tranh với trái chuối Philippines tại Hàn Quốc.
Do đó, để nâng cao thị phần trái chuối tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định hệ thống danh mục thuốc bảo vệ thực vật mới của Hàn Quốc (viết tắt PLS), áp dụng từ năm 2019.
Hệ thống này quy định các chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hàm lượng tồn dư tối đa trên rau quả, trái cây nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý sản xuất quy mô lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm. Hiện, trái chuối của Việt Nam vẫn trồng ở quy mô nhỏ lẻ là chủ yếu.
Hiện Việt Nam có khoảng 150.000ha chuối lấy quả quy mô trang trại, nông trại. Nếu tính cả diện tích nhỏ lẻ của các gia đình, các giống chuối trồng không lấy quả như chuối lá, chuối hột, chuối rừng, diện tích chuối đạt trên 200.000ha.
Thương mại, vận tải trong nước đang dần khôi phục trở lại
Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021, tăng 28,1% so với quý trước; vận tải hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế đến nước ta tăng 62,7%.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 ước đạt 1.312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với quý trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%).
Doanh nghiệp vận tải đường bộ "lao đao" do đại dịch COVID-19. Ảnh tư liệu: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Vận tải hành khách quý IV/2021, ước tính đạt 367,4 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 59,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, vận tải hành khách đạt 2.387,3 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 33% so với năm trước.
Cùng với đó, vận tải hàng hóa quý IV/2021 ước đạt 420,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, vận tải hàng hóa ước đạt 1.620,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 8,7% so với năm trước.
Doanh thu hoạt động viễn thông quý IV/2021 ước đạt 82,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá giảm 2,4%). Tính chung năm 2021, doanh thu đạt 314,8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 0,3%).
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 12/2021, ước đạt 17,2 nghìn lượt người, tăng 14,2% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; quý IV/2021 đạt 42,7 nghìn lượt người, tăng 62,7% so với quý III/2021 và giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước.
Để thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chương trình, biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước hiệu quả, bền vững.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình, giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước.
Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh lưu thông phân phối hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân giữa các địa phương; đồng thời, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước như: tổ chức tháng khuyến mại trên toàn quốc, các chương trình bán hàng lưu động, chương trình bình ổn thị trường....
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa.
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 đang đến gần, nhu cầu mua sắm hàng hóa, nhu yếu phẩm đặc biệt là hàng nông đặc sản của người tiêu dùng trong dịp Tết cổ truyền là rất lớn.
Tại hầu hết các địa phương, nông dân đã chủ động trong sản xuất, chế biến hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc lưu thông cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua các kênh truyền thống gặp nhiều khó khăn và tình trạng ùn ứ số lượng lớn hàng hóa, nông thủy sản tại các cửa khẩu với thị trường Trung Quốc.
Ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, nhu cầu thực phẩm dịp Tết Nguyên đán trung bình tăng từ 15-20% tùy từng sản phẩm.
Thị trường trong nước có dư địa rất lớn trong dịp Tết Nguyên đán, tạo nhiều cơ hội cho các đơn vị có thể quảng bá, tiêu thụ sản phẩm với giá thành tốt nhất...
Do đó, các địa phương nên có phương án chủ động kết nối, thông tin rộng rãi để việc tiêu thụ đạt được giá trị cao nhất.
Bộ Công thương hội đàm với tỉnh Quảng Tây để tháo gỡ ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới Chiều ngày 31/12/2021, Bộ Công thương đã phối hợp với sở công thương các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng tiến hành hội đàm trực tuyến với Sở Công thương Quảng Tây, Trung Quốc để trao đổi các biện pháp khẩn cấp nhằm tháo gỡ tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới với Quảng Tây hiện nay. Bộ...