Loại thực phẩm bán đầy ở vỉa hè vô tình trở thành nguyên nhân khiến nữ sinh 17 tuổi bị nhiễm độc nặng
Xung quanh chúng ta có rất nhiều món ăn ngon, nhưng bạn nên chú ý tới yếu tố vệ sinh thực phẩm để tránh gặp phải trường hợp đáng tiếc như nữ sinh người Trung Quốc sau đây.
Tiểu Triệu (17 tuổi) là một cô nữ sinh đang sống tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc). Vào cuối tháng trước, Tiểu Triệu xuất hiện các triệu chứng lạ như đau đầu, ho và sốt cao. Ban đầu, vì nghĩ bản thân bị cảm lạnh nên cô chỉ tới hiệu thuốc và mua thuốc chữa cảm về uống rồi nghỉ ngơi trong phòng.
Tuy nhiên, tới sáng hôm sau, khi đi ra ngoài, Tiểu Triệu đột nhiên ngã xuống đất ngất xỉu. Người đi đường phát hiện thấy cô nằm ngất bên đường đã nhanh chóng đưa Tiểu Triệu vào bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện thấy nhiệt độ cơ thể của Tiểu Triệu đã lên 40,6 độ, nhịp tim là 157 nhịp/phút, 72/50mm Hg, không nói được. Các bác sĩ cũng nhận thấy chức năng tim, gan, thận của Tiểu Triệu bị suy giảm, chỉ số nhiễm trùng tăng cao. Khi chụp CT ngực, họ thấy 2 lá phổi của cô có dấu hiệu bị tổn thương, sưng viêm. Sau đó, bác sĩ chẩn đoán Tiểu Triệu bị sốc nhiễm trùng, viêm phổi, rối loạn chức năng đa cơ quan.
Kết quả xét nghiệm sau cùng cho thấy, Tiểu Triệu bị nhiễm một loại vi khuẩn hiếm gặp là Bacillus necrosis (hay còn có tên khác là Fusobacterium necrophorum). Đây là một loại vi khuẩn kỵ khí, thường được tìm thấy ở một số động vật và con người hiếm khi bị nhiễm bệnh.
Nguyên nhân nào khiến Tiểu Triệu bị nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng tới vậy?
Tiểu Triệu cho biết, cô đã ăn thịt nướng bên đường trước khi phát bệnh. Khi kết hợp với xét nghiệm di truyền và kết quả cấy máu trong bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh mà Tiểu Triệu đang gặp phải có thể là do ăn thịt không đảm bảo vệ sinh, chưa chín ở quầy nướng.
Video đang HOT
Để xác định hiệu quả của việc điều trị, Khoa Truyền nhiễm đã mời các chuyên gia của phòng thí nghiệm tới tiến hành xét nghiệm độ nhạy cảm với thuốc cho Tiểu Triệu. Sau khi kê đúng đơn thuốc và để Tiểu Triệu dùng trong một thời gian, sức khỏe của cô đã dần hồi phục, tình trạng nhiễm trùng đã dần được kiểm soát. Qua một tháng điều trị, Tiểu Triệu được bác sĩ cho xuất viện.
Mối nguy hại tiềm ẩn từ việc ăn đồ nướng ở vỉa hè
Những món thịt nướng mà chúng ta thường ăn luôn là món khoái khẩu của rất nhiều. Tuy nhiên, mặc dù chúng rất hấp dẫn nhưng lại không hoàn toàn lành mạnh. Các thực phẩm khi được nướng lên có thể sản xuất những chất gây ung thư như amin dị vòng, benzopyrene… Nếu ăn thường xuyên có thể làm cơ thể bị nhiễm vi khuẩn đe dọa sức khỏe.
Một vài điều cấm kỵ khi ăn thịt nướng mà bạn cần ghi nhớ:
- Không ăn thịt nướng và uống đồ có ga cùng lúc: chất caffeine có trong những loại đồ uống này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa của các ion C sau khi thịt nướng được phân giải. Hiện tượng này cũng sẽ gây ra sự suy thoái chất vôi trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào xương. Vì vậy, bạn nên tránh ăn thịt nướng cùng với đồ uống có ga để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.
- Tránh ướp quá nhiều gia vị khi nướng thịt: những xiên thịt khi bị tẩm ướp nhiều gia vị hay muối vào thường dễ bị cháy, thậm chí còn làm gia tăng lượng muối trong cơ thể.
- Khi ăn thịt nướng nên ăn kèm cả rau: rau xanh có thể làm giảm đáng kể độc tính của các chất gây ung thư. Vì thế, khi ăn thịt nướng kèm rau xanh, bạn sẽ đẩy lùi được nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.
- Tránh ăn thịt nướng quá nóng: việc ăn thịt nướng quá nóng sẽ làm hỏng lớp niêm mạc trong thực quản và dễ gây bỏng miệng, từ đó kích thích quá trình tăng sản niêm mạc, để lại sẹo và viêm.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Cậu bé chỉ có một quả thận, một lá phổi và trái tim lạc chỗ
Như mọi đứa trẻ lên ba, Frankie thích chạy loăng quăng dù trong cơ thể em chỉ có một lá phổi và tiên lượng sống không rõ ràng.
Frankie Shopland là một đứa trẻ đặc biệt: mới 3 tuổi, cậu bé đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn với hơn 800 ngày nằm viện. Trong khoảng 300 ngày khác, bé được điều trị tại nhà riêng 9 tháng.
Bố mẹ của Frankie cho biết, trong lần siêu âm tuần thai thứ 20, bác sĩ phát hiện thấy những khiếm khuyết nội tạng của thai nhi. Họ đề nghị phá thai bởi khả năng đứa trẻ sống sót là rất thấp, tuy nhiên gia đình quyết định giữ đứa trẻ.
"Nếu tim thai vẫn đập khỏe mạnh thì nên cho cháu một cơ hội được sống", người mẹ Amie nói.
Khoang bụng của bệnh nhi về cơ bản trống rỗng.
Tuần thai thứ 26, Amie bị tiền sản giật. Tuần thứ 29 tình trạng em bé trở nên tồi tệ hơn khiến các bác sĩ buộc phải mổ lấy thai. Frankie chào đời vào tháng 5/2016, chỉ nặng 820 gram, bị dây rốn quấn quanh cổ, không thể ăn uống bình thường, phải thở máy. Ba tháng sau, cậu bé mới được xuất viện.
Tháng 11/2016, hai tháng sau khi về nhà, Amie nhận thấy con trai có dấu hiệu da tái xám nên đưa trở lại tới bệnh viện St Thomas Muff điều trị. Các bác sĩ phát hiện bé bị viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Cậu bé không những chỉ có một lá phổi, mà khí quản cũng bị hẹp.
Bé Frankie mang ống thở, cùng cha mẹ.
Frankie đã trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn để cấy ghép y cụ nhựa vào cơ thể, một "lá phổi" để chống đỡ phổi thực của em; một giá đỡ hỗ trợ khí quản hẹp. Lần xuất viện gần nhất của Frankie là tháng 5/2019. Do phụ thuộc vào ống trợ thở quá lâu, cậu bé không thể nói hoặc uống nước một cách bình thường.
Các bác sĩ vẫn đang tìm hiểu vì sao Frankie lại rơi vào tình trạng chỉ có một bên nội tạng và tim đi lạc như vậy. Bệnh này quá hiếm gặp, nên họ chưa dám đưa ra tiên lượng gì về sức khỏe của Frankie.
Thúy Quỳnh
Theo The Sun/VNE
Thiếu i-ốt: Bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này Bệnh tuyến giáp là bệnh lý đầu tiên không thể không kể đến khi chế độ ăn của bạn đang bị thiếu hụt khoáng chất i-ốt. Tuyến giáp là bộ phận nằm trước cổ, là tuyến nội tiết lớn nhất có nhiệm vụ tiết ra hormone giáp trạng (cụ thể là triiodothyronine - T3 và thyroxine - T4) với lượng vừa đủ nhằm...